Phong trào tham chính thông qua hình thức bầu cử củacác tôn

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 94 - 100)

đặc biệt tại Nhật Bản

Mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, mặc dù được điều chỉnh bởi chính giáo phân li song thực tế việc các tôn giáo quay trở lại, có mục tiêu tham chính, tham gia vào cơ quan nhà nước vẫn là một hiện tượng rất đáng chú ý xảy ra với nhiều tôn giáo như phong trào tham chính của giới tôn giáo mới ngay sau chiến tranh, những năm gần đây là giáo phái Chân lí giáo Aum, Khoa học Hạnh phúc, và đạt nhiều thành công nhất tiêu biểu là Soka Gakkai. Soka Gakkai chiếm thành viên nghị sĩ đông đảo trong quốc hội. Đây là hiện tượng rất đáng chú ý ở Nhật Bản mà hầu hết các quốc gia khác rất hiếm có. Điều đặc biệt trong con đường tham chính của các tôn giáo, nhất là các tôn giáo mới như Soka Gakkai đều có điểm chung là thông qua hình thức bầu cử đại diện vào các vị trí trọng yếu trong bộ máy chính quyền các cấp.

Như đã đề cập, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, các quy định về mối quan hệ giữa giáo hội, đoàn thể tôn giáo với nhà nước cũng được văn bản hóa thành luật và quy định trong Điều 20 của Hiến pháp Nhật Bản (1947). Mục 1 Điều 20 Hiến pháp quy định cấm quy định các tôn giáo, đoàn thể tôn giáo (bao gồm giáo hội, tổ chức tôn giáo...) được nhận những đặc quyền từ nhà nước. Đặc quyền có nghĩa là toàn bộ lợi ích mang tính ưu đãi riêng một tôn giáo, khác biệt so với các đoàn thể khác hoặc ám chỉ sự ưu tiên chỉ riêng một tôn giáo cụ thể hơn so với các tổ chức, đoàn thể khác. Điều này còn được hiểu với nghĩa là cấm mọi ứng xử phân biệt giữa các tôn giáo, hoặc có thể hiểu là nhà nước phải đối xử công bằng, bình đẳng với tất cả mọi đoàn thể tôn giáo. Chính sách tôn giáo của một quốc gia cần có cả sự tự dotôn giáo và chính giáo phân ly, hai chính sách này đặt giới hạn đó trên cơ sở tôn trọng tôn giáo. Ví dụ, nhà nước không được phép ban những lợi ích đặc biệt cho Thần đạo cũng như các tôn giáo khác như Phật giáo hay Kito giáo.v.v.. Ngoài ra, đặc quyền không chỉ có ý nghĩa là chỉ lợi ích đặc thù khi so sánh với đoàn thể tôn giáo khác. Khác với thời Hiến pháp Minh Trị, Thần đạo từng được coi là quốc giáo, theo đó các cán bộ của Thần đạo được tôn là quan sứ, có ưu đãi đặc biệt như một giáo chủ, các thành viên của Thần đạo được ưu tiên hơn thường dân [148;tr.157].

Phần sau của Mục 1 Điều 20 Hiến pháp sau chiến tranh cũng quy định cấm tôn giáo lợi dụng, sử dụng quyền lực về mặt chính trị vì lợi ích cá nhân của tổ chức tôn giáo đó [142;tr.172]; nguyên văn là “Không một đoàn thể tôn giáo nào được nhận đặc quyền từ Nhà nước và dùng

quyền lực chính trị”(Mục 1, Điều 20) [112;tr.18]. Như đề cập bên trên, đặc quyền mang ý nghĩa

là quyền lợi hay địa vị đặc biệt; không chỉ là quyền lợi đặc biệt đối với một đoàn thể tôn giáo nhất định mà so với các đoàn thể phi tôn giáo, tuyệt đối cấm trao đặc quyền cho các đoàn thể tôn giáo [144;tr.31-34]. Quyền lợi chính trị mang ý nghĩa là quyền hạn thuộc phạm vi quyền chính trị. Quyền lực về mặt chính trị trong trường hợp này chính là quyển lực cai trị mà nhà nước hay các cơ quan công quyền ở địa phương sở hữu (ví dụ, quyền lập pháp, quyền hành chính, quyền phán xử, quyền thu thuế, quyền và trách nhiệm của cán bộ nhà nước…). Vì vậy, trường hợp một đảng chính trị nắm giữ chính quyền lại một đoàn thể tôn giáo nào đó hỗ trợ, ủng hộ về mọi mặt thì sẽ phát sinh vấn đề đụng chạm tới nguyên tắc chính giáo phân ly. Khi soạn thảo Hiến pháp, các nhà làm chính sách về tôn giáo chưa tính toán đến vấn đề này. Ứng cử viên có thể một vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước được tiến cử bởi đoàn thể tôn giáo và họ trúng vào một vị trí lãnh đạo, chịu trách nhiệm đảm nhận thực hiện các chính sách nhà nước. Đây cũng là kẽ hở trong hiến pháp. Quyền lực về mặt chính trị nói đến ở đây xét về khái niệm nên hiểu là quyền lực về mặt chính trị, có nghĩa là đoàn thể tôn giáo không có quyền lực mang tính chính trị như Thần đạo kết nối với chính trị trong quá khứ. Việc cấm tôn giáo thi hành quyền lực về mặt chính trị có thể hiểu là việc cấm các đoàn thể tôn giáo gây ảnh hưởng lớn đến chính trị bằng các hoạt động tích cực về chính trị.

Trái lại với quy định cấm đoàn thể tôn giáo sử dụng quyền lực chính trị quy định mục 1 Điều 20 này, sau chiến tranh không lâu, hoạt động tham chính của cáctôn giáo trở thành phong trào rầm rộ, gây chú ý và trở thành mối nguy hại ở xã hội Nhật Bản. Ngay sau chiến tranh, các giáo hội đặc biệt là nhiều tôn giáo mới tiến vào giới chính trị trong không khí nguyên tắc tự do tôn giáo được bảo đảm. Trong bối cảnh đời sống tôn giáo mới có quyền tự do tôn giáo khởi sắc, phong trào tham chính theo hình thái tiến cử thành viên của giáo hội đứng ra tranh cử, giành vị trí trong quốc hội và các cơ quan địa phương trở thành một nét đặc thù tại Nhật Bản. Nếu như quan hệ nhà nước và giáo hội, nếu các sự vụ tranh tụng xảy ra thường chỉ dừng lại ở các vụ việc đơn lẻ thì hoạt động tham chính của tôn giáo mới ở Nhật Bản sau chiến tranh có tính hệ thống, phong trào diễn ra sôi nổi suốt từ sau năm 1945 tới những năm gần đây. Tiên phong cho phong trào tham chính là giáo phái Thiên Lý giáo (giáo phái này khác với Thiên Lý giáo Aum). Cụ thể, trong kỳ bầu cử Hạ viện ở Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức vào tháng 4 năm 1946, hai trong số tám ứng cử viên thuộc Thiên Lý giáo đã tham gia tranh cử Hạ viện và nhanh chóng giành thắng cử. Trong kỳ bầu cử Thượng viện lần thứ 2 năm 1950, Thiên Lý giáo tiếp tục có hai ứng cử viên tiếp tục tranh cử và đắc cử. Có thế thấy rằng Thiên Lý giáo nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của bộ máy nhà nước mới sau chiến tranh. Trong đợt bầu cử Hạ viện lần thứ nhất này, các tôn giáo mới khác cũng cử nhiều thành viên tham gia tranh cử. Bên cạnh Thiên lý giáo, tại kỳ bầu cử Thượng

viện khóa 1 vào tháng 9 năm 1947, chùa Tây Bản Nguyện, giáo phái Nhà Sinh Trưởng, Nhất Đăng Viên Chủ, Giáo đoàn Nhật Cơ đều cử ứng viên tham gia tranh cử quốc hội, trong đó, chỉ có thành viên của Giáo đoàn Nhật Cơ không thành công, còn lại các tổ chức tôn giáo nói trên đều lần lượt giành phiếu thẳng cử trong kỳ bầu cử Thượng viện.

Hưởng ứng làn sóng tham chính nói trên, rất nhiều tôn giáo Nhật Bản đã tích cực tìm cách tham gia tranh cử dưới mọi hình thức. Năm 1953, giáo đoàn PL (PL kyoudan) đã mạnh dạn cổ vũ hội viên của mình ra tranh cử và tổ chức hoạt động bầu cử, tuy nhiên ứng viên của giáo phái bị thất bại. Giáo phái tham chính và triển khai vận động chủ nghĩa yêu nước tiêu biểu là Nhà Sinh Trưởng. Năm 1945, Nhà Sinh Trưởng thành lập hiệp hội chính trị Sinh Giáo Lạc và tổ chức “Các đối sách cho bầu cử ủng hộ Nhà Sinh”. Giáo phái Tu Dưỡng Đoàn, Đại Bản Giáo và giáo đoàn PL cũng tham gia tổ chức này. Sau đó, Nhà Sinh Trưởng thay đổi phương châm, tiến hành vận động, tách khỏi Liên minh Tôn giáo mới vào tháng 8 năm 1957, sau đó Nhà Sinh tự thành lập hiệp hội chính trị Liên hiệp Chính trị Nhà Sinh.

Đến những năm 1960, các tôn giáo mới tham gia chính trị mạnh mẽ hơn và bộc lộ lập trường riêng biệt rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, giáo phái PL, hội Phật Sở Hộ Niệm cũng hưởng ứng phòng trào vận động bầu cử. Giáo phái Nhà Sinh Trưởng cũng quyết tâm ủng hộ ông Tamachi người bị rớt cử kỳ trước tái tranh cử và kết quả là lần này ông đã giành thắng cử vị trí thứ 3. Lần đầu tiên Hội Linh Hữu cũng hỗ trợ ứng viên theo Đảng Dân chủ Tự do tích cực tham chính cấp nhà nước. Nổi bật, thành công nhất trong các tôn giáo tham chính là Soka Gakkai. Việc đảng chính trị của Soka Gakkai là Komeito vào Hạ viện trở thành đòn bẩy thúc đẩy tinh thần tranh cử của tôn giáo mới.

Những năm 1960 đến năm 1970, thành công của Soka Gakkai và Komeito cũng tạo làn sóng cho các tổ chức tôn giáo thi nhau cử thành viên của mình ra tranh cử hội đồng các cấp. Bên cạnh đó, theo giới nghiên cứu tôn giáo đánh giá thì lý do các tôn giáo mới tham chính còn có sự tác động từ Đảng Dân chủ Tự do - LDP. LDP do lợi dụng sức mạnh của giới tôn giáo mới để củng cố thế lực và vị trí của mình. Tuy cùng hướng đi tham chính song các tôn giáo có sự phân hóa theo 3 hướng cụ thể riêng. Thứ nhất là Soka Gakkai với hướng đi riêng là không tham gia hợp tác với giáo đoàn nào, xây dựng chính đảng chính trị riêng rồi thực hiện hoạt động tham chính, lộ trình này cũng được kế tục bởi Chân Lý giáo Aum và Khoa học Hạnh phúc. Thứ hai là hệ thống các giáo phái thuộc Liên Tôn Tân, họ đứng từ lập trường thừa nhận cải cách sau chiến tranh, liên kết với các phần tử đối lập chủ nghĩa tự do, họ theo LDP thì gián tiếp ủng hộ chính giới, ủng hộ chính quyền bảo thủ và bầu phiếu cho đảng này. Thứ ba là phe của giáo phái Nhà Sinh Trưởng, phe này không thừa nhận cải cách sau chiến tranh. Họ ủng hộ việc xây dựng nền hiến pháp tự chủ, ủng hộ việc nhà nước bảo hộ đền Yasukuni và đường lối muốn khôi phục quyền lực của Thiên hoàng.

Năm 1985, một hình thái tương tự mô hình của Soka Gakkai – Komeito là trường hợp tôn giáo Khoa học Hạnh phúc và đảng tôn giáo mới cùng tên được thành lập vào năm này. Nhà lãnh đạo tinh thần và là người sáng lập giáo phái Khoa học về Hạnh phúc (Kofuku no Kagaku), và thành lập Đảng Hiện thực hóa Hạnh phúc (HRP; Kōfuku Jitsugentō) có tên là OkawaRyuhō [84;tr.30]. Nhóm tôn giáo này ủng hộ các ứng cử viên đảng Dân chủ Tự do (LDP). Tuy nhiên, Khoa học Hạnh Phúc (Happy Science) đã không có khả năng bầu tất cả, trừ một trong số hàng trămứng cử viên đã tranh cử cho tổ chức chính trị của mình.

Bên cạnh Khoa học Hạnh Phúc, đầu năm 1990, một trường hợp tương tự đi theo đướng lối của Soka Gakkai nữa là giáo phái Chân lý giáo Aum (Oumu Shinrikyo hoặc gọi tắt là Aum). Đây là giáo phái nổi tiếng thế giới bởi đã gây nên trận khủng bố bằng chất độc Sarin làm 12 người chết và hàng nghìn người bị thương ở ga tầu điện ngầm ở Tokyo. Aum đã thành lập một đảng tôn giáo của riêng mình có tên là Shinritó (Đảng Iruth) ngay trước cuộc tổng tuyển cử năm 1990. Shinritō đã tranh cử mười tám ứng cử viên ở Tokyo và bảy ứng cử viên ở các quận lân cận [84;tr.29]. Chiến dịch của đảng này được tiến hành ở quận thứ tư của Tokyo do người sáng lập nhóm là Asahara Shoko điều hành hoạt động. Chiến dịch tranh cử của Asahasa Shoko có các nhà vận động mặc quần áo chiết trung màu vàng-đỏ có cánh, hát bài "Guru March" và nói với Asahara tuyên bố rằng họ sẽ thành lập xứ sở Utopia (Land of Utopia). Asahasa cho rằng sự cứu rỗi tôn giáo phải được đồng hành với cải cách chính trị. Ở các quận khác, họ bày chiến dịch diễu hành, treo những tấm áp phích mang tên tôn giáo của họ để quáng bá. Tuy nhiên, kết quả tranh cử là không ai trong số các ứng cử viên gần giành được một ghế nghị sĩ nào mặc dù Asahara giành được ít hơn 3 phần trăm số phiếu bầu (2,69%). Đảng Iruth này chỉ thu thập được tổng cộng hơn sáu nghìn phiếu bầu. Sau thất bại, họ tung tin đồn nội bộ trong nhóm rằng chính quyền đã giả mạo phiếu bầu để đánh cắp chiến thắng của Asahara [84;tr.30]. Thất bại trong cuộc bầu cử được cho là một yếu tố khiến Aum thay đổi chiến thuật và thực hiện vụ tấn công khủng bố vào hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo vào năm 1995. Sau vụ khủng bố năm 1995 do Aum gây ra, tám trong số các ứng cử viên của đảng và Asahara bị cáo buộc là đã lên kế hoạch và / hoặc tham gia vào vụ tấn công. Cảnh sát cũng phát hiện ra kế hoạch cho một cuộc đảo chính.

So với Chân Lý giáo Aum, Khoa học Hạnh Phúc và các tôn giáo trong phong trào tham chính nói trên, phong trào Phật giáo tại gia Nhật Bản - giáo phái Soka Gakkai đã thành công hơn cả sau khi tiến cử các thành viên tranh cử nghị sĩ và thành lập đảng chính trị Komeito từ năm 1964 tôn tại tới 1995, thậm chí đảng này ba lần trở thành đảng đối lập lớn thứ ba tại Nhật Bản. Mục đích ban đầu tôn giáo này là tuyên bố đưa nền pháp chế Phật giáo đến với đất nước. Theo Ikeda Dai-saku, chủ tịch thứ ba lúc bấy giờ của Soka Gakkai cho biết, Komeito muốn thúc đẩy phúc lợi xã hội, chủ nghĩa xã hội nhân văn và chủ nghĩa hòa bình thông qua một chươngtrình chính trị được kết hợp giữa Giáo pháp của Đức Phật và truyền thống triết học Âu-Mỹ [84;tr. 94- 95]. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà quan sát vào thời điểm đó, hình thái tôn giáo tìm cách can thiệp

vào quyền lực chính trị một cách trực tiếp hay gián tiếp có vi phạm tới mục 1 Điều 20. Komeito thực ra có đại diện cho một nền chính trị mới tiến bộ về mặt xã hội hay lực lượng chiến đấu vì lợi ích của người dân Nhật Bản hay không hay mối quan hệ Soka Gakkai và Komeito là sự kết hợp nguy hiểm, vi phạm hiến pháp giữa tôn giáo và chính trị ở Mục 1 Điều 20 Hiến pháp. Đối với hầu hết các nhà phê bình, Komeito là một nỗ lực ngụy trang của một nhóm tôn giáo mới đáng ngờ nhằm nắm quyền kiểm soát đất nước bằng cách thao túng các quy trình dân chủ để mở ra chế độ thần quyền. Bất chấp những tranh cãi xung quanh tính liên tục của thể chế với một giáo phái tôn giáo theo chủ nghĩa bành trướng, Komeito đã đạt được thành công bầu cử ngày càng tăng cho đến cuối những năm 1960. Năm 1970, Soka Gakkai và Komeito cắt đứt mọi quan hệ tổ chức ngoài pháp luật sau một loạt khó khăn liên quan đến nỗ lực của các nhà lãnh đạo Soka Gakkai và Komeito nhằm ngăn cản các bài phê bình xuất bản về Gakkai và sau đó là chủ tịch Ikeda. Kỷ nguyên phát triển ngoạn mục của nó đã giảm sút nhưng Komeito vẫn duy trì được sức mạnh của nó.

Soka Gakkai, mặc dù chỉ là một trong hàng nghìn nhóm tôn giáo mới phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản sau Thế chiến thứ Hai, cũng là một trong số tôn giáo đã tham gia vào chính trị bầu cử sau chiến tranh. Tuy nhiên, Soka Gakkai đã thành công trong việc thiết lập một vị trí nổi bật và bền vững, lâu dài cho chính mình trong hệ thống chính trị Nhật Bản, và chỉ Komeito đã làm được như một đảng có ảnh hưởng được thành lập để thỏa mãn động cơ tôn giáo. Komeito nổi lên như một thành phần trong sứ mệnh của Soka Gakkai nhằm thực hiện tầm nhìn của nhà cải cách Phật giáo Nichiren (1222-1282). Tầm nhìn của Nichiren là mang lại sự cứu rỗi cho Nhật Bản bằng cách thuyết phục tất cả mọi người chấp nhận Kinh Hoa Sen (Lotus Sutra) và bác bỏ tất cả các giáo lý khác. Bản thân việc giành được ghế trong các cơ quan lập pháp khu vực và quốc gia không phải là mục tiêu chính trong sứ mệnh của họ. Thay vào đó, những chiến thắng chính trị chỉ là những bước tiến tới chiến thắng tôn giáo sâu sắc hơn của sự cứu rỗi cho Nhật Bản thông qua việc thực hiện các mục tiêu bắt buộc về mặt giáo lý. Không quá lời khi cho rằng ngay cả ngày nay, hơn bốn mươi năm sau khi Soka Gakkai từ bỏ các mục tiêu chính trị một cáchhợp pháp, nhiều người Komeito đã vận động để trở thành một phần không thể thiếu trong việc thực hành của họ như tụng Kinh Liên Hoa và tìm cách chuyển đổi những người không tin theo đức tin của họ.

Đặc thù chung của các tôn giáo can dự vào chính trị theo con đường bầu cử thường mang lý do thường thấy là các giáo phái muốn được sự bảo vệ từ lực lượng chính trị thành viên của giáo hội đó, xây dựng được lợi ích, tạo tầm ảnh hưởng xã hội; thu hút thêm tín đồ và cử tri ủng hộ, tăng cường lợi ích kinh tế của tổ chức và tăng cường các mối quan hệ xã hội với các bên. Bên

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w