Quan hệ giữa nhànước và giáo hội ở Nhật Bản được xác lập sau

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 109 - 113)

giới thứ hai là tiến bộ

Mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội chịu tác động, chi phối chính bởi thể chế chính sách tôn giáo của nhà nước Nhật Bản. Nghiên cứu sinh đánh giá khẳngđịnh rằng chính sách tôn giáo mới ở Nhật Bản sau chiến tranh là một chính sách tiến bộ. Chính sách tôn giáo này tiến bộ ở chỗ, thứ nhất đã lựa chọn Chính giáo phân li làm chính sách chủ đạo thực hiện tách bạch quyền lực chính trị với quyền lực tôn giáo trong việc định hướng mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Song song với Chính giáo phân li, tự do tôn giáo là chính sách tương hỗ cho chính sách tôn giáo chủ đạo. Tức là, hai chính sách chính này đã ngăn chặn giới cầm quyền không lợi dùng sức mạnh của tôn giáo vào mục đích xấu và ngược lại không để tôn giáo có âm mưu can dự vào chính trị với mục đích bất thiện. Lịch sử Nhật Bản giai đoạn trước chiến tranh đã minh chứng bằng những dấu tích và để lại hậu quả của vấn đề này. Như đã nêu, Thần đạo đã bị chính quyền lợi dụng cho mục đích cổ xúy tư tưởng quân phiệt, dẫn đến hậu quả các cuộc chiến tranh đẫm máu. Vì vậy, các nội dung trong quy định Phân li chính giáo cũng nhằm ngăn chặn các tôn giáo thực hiện hoạt động chính trị với mục đích xấu. Nguyên tắc phân li chính giáo còn được hiểu với mục

đích tránh tình trạng tôn giáo bị lợi dụng vào việc tư nhân và bị lôi kéo vào chính trị. Bên cạnh đó, giá trị mà nguyên tắc phân li chính giáo này mang lại còn nhằm bảo đảm tính công bằng trong việc áp dụng chính sách thuế đối với người mang tôn giáo hoặc chính sách thuế đối với tổ chức tôn giáo [144;tr,118-120].

Chính sách tôn giáo Chính giáo phân li còn tiến bộ ở chỗ là cơ sở để Nhật Bản chấm dứt tình trạng các tôn giáo bị đàn áp bởi chính quyền. Trước chiến tranh, không chỉ tôn giáo mới như Soka Gakkai bị vướng vào tình trạng này mà ngay cả Kito giáo, Phật giáo cũng từng có giai đoạn bị chính quyền đàn áp theo từng thời kỳ trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Chính giáo phân li là cơ sở để củng cố quyền Tự do tôn giáo dành cho mỗi cá nhân, tổ chức ở Nhật Bản sau chiến tranh. Đây được xem là sự ngăn chặn tôn giáo kết hợp với chính trị và ngăn chặn sự đe dọa quyền tự do tôn giáo [142;tr.173]. Khi áp dụng chính sách Chính giáo phân li, cơ sở để nó trở thành một chính sách chính trong chính sách luật pháp về tôn giáo của Nhật Bản, ở đây, còn thể hiện rõ tính chất trung lập về tôn giáo của Nhà nước Nhật Bản.

Thứ hai, quy định về cấm nhà trường giáo dục tôn giáo và yêu cầu tôn giáo rút khỏi trường học công là cho thấy sự tiến bộ sau chiến tranh ở Nhật Bản. Chính giáo phân li quy định nhà nước bị cấm thực hiện các hoạt động giáo dục tôn giáo (mục 3 Điều 20 Hiến pháp). Hoạt động giáo dục tôn giáo bao gồm: các trường mà nhà nước hay các cơ quan công ở địa phương lập ra không được phép thực hiệngiáo dục tôn giáo và các hoạt động tôn giáo vì lợi ích cho một tôn giáo (Mục 2 Điều 20). Giáo dục tôn giáo là giáo dục được thực hiện với mục đích tuyên truyền tín ngưỡng mang tính tôn giáo hoặc là giáo dục được thực hiện với mục đích tuyên truyền, quảng bá tôn giáo hoặc là bài trừ tôn giáo. Giáo dục tôn giáo bị cấm ở các trường quốc lập và công lập nhưng không cấm ở các trường tư thục tại Nhật Bản. Trường học do nhà nước hoặc các cơ quan thuộc nhà nước lập ra không được phép hoạt động giáo dục tôn giáo hoặc các hoạt động khác với mục đích cho một tôn giáo cụ thể (mục 2 điều 9 Luật Giáo dục cơ bản) nhưng không chỉ với mục đích tôn giáo cụ thể mà giáo dục tôn giáo cho toàn bộ tôn giáo cũng được hiểu là bị cấm theo điều luật này. Ở các trường học quốc lập, việc tuyên truyền giáo lý của Thần đạo hoặc thực hiện nghi lễ tạ ơn theo hình thức nghi lễ của Thần đạo hoặc việc nhà nước xây dựng các trường học với chủ trương giáo dục Thần đạo đều bị cấm trong trường học.

Ở Nhật Bản, hoạt động mang tính tôn giáo được hiểu là hoạt động mang mục đích truyền giáo, giáo hóa, tuyên truyền một tôn giáo cụ thể hoặc là các hoạt động thờ cúng, nghi lễ, dâng cúng, các nghi thức và những biểu hiện của tín ngưỡng mang tính tôn giáo [148.tr.161]. Ý nghĩa và phạm vi của hoạt động mang tính tôn giáo khi tham chiếu với ý nghĩa của nguyên tắc chính giáo phân ly cho thấy nó không phải ám chỉ toàn bộ hành động có mối liên hệ với nhà nước và các cơ quan công quyền. Đây là hành động có mục đích ý nghĩa tôn giáo; hiệu quả của nó sẽ hậu thuẫn, hỗ trợ, thúc đẩy, can thiệp đối với tôn giáo.

Giáo dục tôn giáo còn mang ý nghĩa là hoạt động mang tính tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục nhưng nhưng không chỉ giáo dục cho tôn giáo đặc biệt mà toàn bộ những hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động mang tính tôn giáo của các tôn giáo; các hoạt động này đều bị nhà nước Nhật Bản cấm. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ là việc bồi dưỡng các kiến thức tôn giáo nói chung về tôn giáo thì được cho phép đào tạo song song với các kiến thức về khoa học, xã hội. Mặt khác, việc giáo dục tôn giáo ở gia đình, các trường công lập, về nguyên tắc không thuộc đối tượng bị cấm nhưng cũng không phải là không có giới hạn trong mối quan hệ với quyền con người. Ngoài ra, vấn đề hay gây nhiều tranh luận đó là nhiều người đều nghĩ rằng các hoạt động mang tính tôn giáo ở mục 3 là toàn bộ các hoạt động tôn giáo bao gồm cả những hành vi về mặt tôn giáo của mục 2. Trong khi đó, mục 3 giới hạn việc chiếm giữ, giáo hóa, đào tạo các tín đồ và truyền giáo. Tuy nhiên,những hành vi tôn giáo và các hoạt động mang tính tôn giáo đều là những hình thức biểu hiện bên ngoài của tín ngưỡng nên không thể công nhận sự khác biệt về bản chất gì đặc biệt giữa hai loại này. Chặng hạn, Thần đạo ở Nhật Bản là tín ngưỡng về mặt lễ nghi, cũng là yếu tố tín ngưỡng mà các nghi thức, nghi lễ quan trọng ở các đền thờ. Ở đây, những nghi thức, nghi lễ và các hoạt động đều đồng thời mang bản chất tuyên truyền, truyền bá, lôi kéo tín đồ và giáo hóa. Giả sử, nếu hành vi tôn giáo trong mục 2 không nằm trong hoạt động tôn giáo của mục 3 mà nhà nước lại không cưỡng chế, sẽ dẫn đến việc chấp nhận các nghi lễ, nghi thức của đền thờ Thần đạo.

Thứ ba, sự thay đổi, cải cách của hình thái của mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo cho thấy sự tiến bộ ở Nhật Bản. Nếu như trước chiến tranh, mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo (Thần đạo là quốc giáo) rất khăng khít, vương quyền kết hợp với thần quyền (tế chính nhất trí) thì sau chiến tranh, nhà nước và tôn giáo có sự tách bạch rõ ràng, được pháp chế hóa thành văn bản quy định trong chính sách tôn giáo của Nhà nước Nhật Bản bắt đầu áp dụng mô hình nhà nước thế tục theo mô hình của Mĩ thực hiện triệt để nguyên tắc chính giáo phân ly (phân tách giữa nhà nước và tôn giáo). Theo định nghĩa viết trong Hiến pháp của Nhật Bản, quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo không chỉ ám chỉ mối quan hệ giữa nhà nước và các tôn giáo mà còn mang nghĩa bao hàm cả mối quan hệ giữa nhà nước đoàn thể tôn giáo. Quy định phân tách quyền lực của nhà nước độc lập với tôn giáo được văn bản hóa trong nguyên tắc chính giáo phân li7. Phân li giữa nhà nước và tôn giáo trong mối quan hệ gắn liền với quyền tự do tôn giáo được quy định trong Hiến pháp từ năm 1947, sau này nội dung của quy định này một lần nữa được pháp chế hóa trong Luật pháp Nhân Tôn giáo 1951. Mục đích của quy định này rất tiến bộ bởi đã hướng đến cả hai đối tượng là nhà nước và tôn giáo, nhằm ngăn chặn sự can thiệp của nhà nước vào tôn giáo và ngược lại là sự can thiệp của tôn giáo vào quyền lực nhà nước [112;tr.18]. Nhà nước tức là khái 7 Nguyên tắc chính giáo phân li (創創創創): mang nghĩa là tách bạch giữa tôn giáo và chính trị (quyền lực nhà nước). Ở Mỹ, chế độ phân li có trong điều tu chính án một của Hiến pháp Mỹ (1971): Quốc hội không được đưa ra những đạo luật về việc chính thức hóa một tôn giáo hay cấm đoán quyền tự do tôn giáo. Hai vấn đề được khẳng định qua điều này: 1) quyền thực thi tự do tôn giáo và 2) Nhà nước tách khỏi tôn giáo [142;tr.172].

niệm bao gồm nhà nước và cơ quan trực thuộc nhà nước có nghĩa là toàn bộ trụ sở gồm cả trường học, bệnh viện được sự điều hành, quản lý bởi cơ quan công hoặc nhà nước, các đoàn thể công.

Có thể khẳng định rằng ở Nhật Bản, việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hộilà xây dựng mô hình nhà nước thế tục thực hiện chính sách tôn giáo phù hợp với đất nước. Và để mô hình nhà nước thế tục của Nhật Bản hoạt động hiệu năng thì chính sách tôn giáo, luật pháp về tôn giáo có vai trò quan trọng trong công tác giám sát quản lý tôn giáo. Khi giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội thì bản sắc quốc gia, đường hướng chính trị, căn tính văn hoá của

dân tộc với những yêu cầu chung của sự hội nhập các công ước quốc tế ảnh hưởng tới nhiệm vụ này. Việc lựa chọn mô hình nhà nước thế tục thỏa hiệp cho thấy sự tiến bộ của Nhà nước Nhật Bản. Vừa có những điểm chung giống và khác với Pháp và Mĩ, ở Nhật Bản, quá trình du nhập mô hình nhà nước thế tục diễn ra muộn hơn so. Bối cảnh du nhập lại bắt đầu bởi sự cưỡng chế của quân đồng minh dưới chế độ ủy trị. Nhờ những cải cách tiến bộ về chính sách tôn giáo trong việc thay đổi mô hình nhà nước thế tục, thay đổi hình thái nhà nước – giáo hội, các tôn giáo được nhận quyền bình đẳng, quyền tự do tôn giáo của công dân được bảo vệ, từ đó dẫn tới đời sống tôn giáo của người dân đã có bước chuyển biến lớn, tích cực.

Thứ tư, tự do tôn giáo đúng nghĩa, bình đẳng giữa các tôn giáo với tôn giáo sau chiến tranh cũng cho thấy sự tiến bộ ở Nhật Bản. Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, ở Nhật Bản chưa có Tự do tôn giáo đúng nghĩa, quyền tự do tôn giáo bị hạn chế kiềm tỏa bởi các quy định ngặt nghèo của chính quyền nhà nước. Sau Chiến, tranh, dưới tác động của Sẵ lệnh Thần Đạo, nguyên tắc Tự do tôn giáo ra đời, xuất hiện trong Hiến pháp và đã quy định các nội dung rõ ràng, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các tôn giáo nảy sinh, phát triển [116;265-267]. Bước tiến thay đổi của nguyên tắc Tự do tôn giáo trong mối liên hệ gắn kết với chính giáo phân li sau chiến tranh đã tạo nên một đời sống tôn giáo đa dạng, phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho giới tôn giáo và tín đồ tôn giáo. Trong Hiến pháp Nhật Bản, tại Điều 20 Hiến pháp Nhật Bản quy định bảo đảm tự do tôn giáo; quy định hai tính chất như sau. Thứ nhất, Điều 20 quy định không khoan nhượng và không cho phép Nhà nước giữ quyền lợi lựa chọn hay thực hiện hoạt động tôn giáo. Mục 1 đoạn đầu Điều 20: “Tự do tôn giáo được bảo đảm cho mọi người”, mục 2 “Không được cưỡng chế bất

kỳ ai tham gia hành vi tôn giáo, chúc điển, nghi lễ”[142;tr.167]. Trong trường hợp bị Nhà nước

xâm hại, công dân có thể yêu cầu toà án giúp đỡ giải quyết. Đoạn sau mục 1 ghi “Các đoàn thể tôn giáo không được nhận bất kỳ đặc quyền nào từ Nhà nước và không được sử dụng quyền lực

chính trị” [143;tr.167]. Vấn đề ở đây, nhànước hay quyền lực của nhà nước hay nói cách khác là

quyền lực chính trị đại diện cho nhà nước không được tham gia hoạt động tôn giáo.

Sự bảo đảm Tự do tôn giáo bao gồm các nội dung : bảo đảm tự do tôn giáo bao hàm cả tự

do tự do tín ngưỡng tự do thực hành tôn giáo. Tự do tôn ngưỡng là tự do tin hoặc không tin

tôn giáo; là căn đế của Điều 19 trong Hiến pháp Nhật Bản, nội dung nói về tự do tư tưởng lương tâm. Phần này được chia thành tự do hoạt động tôn giáo, trong đó bao gồm cả điều khoản quy

định tự do thành lập hiệp hội tôn giáo [142; tr169-180]. Ở mục này, một lần nữa khẳng định mọi người dân đều có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, thực hành tôn giáo và tự do thành lập hội tôn giáo hoặc thành lập hiệp hội tôn giáo. Tự do tín ngưỡng nghĩa là không được cưỡng chế bắt buộc theo hay không theo tín ngưỡng nào. Về tự do không tham gia vào ở mục 2 Điều 20 quy định

Không được cưỡng chế bất kỳ ai tham gia vào các hoạt động, chúc điển hay nghi lễ tôn giáo

[142;tr.170]. Ở quy định này cho thấy các tín đồ tôn giáo tổ chức hoạt động nghi thức tôn giáo, tuyên truyền giáo lý, thu hút thành viên mới, xây dựng các trường học, học viện, giảng dạy giáo lý…các hoạt động này hoàn toàn đúng pháp luật quy định.

Về vấn đề tự do thành lập hiệp hội tôn giáo, những người cùng tôn giáo tự do thành lập hiệp hội được quy định trong Điều 21 của Hiến pháp Nhật Bản về tự do thành lập tổ chức, hiệp hội tôn giáo. Mục 1 Điều 20 cũng bao gồm nội dung bảo đảm tự do tôn giáo [112;tr.18]. Trên thực tế, người dân tụ hợp thành lập tôn giáo cho riêng họ, giải quyết nhu cầu tâm lý của họ là quyền cá nhân của họ. Và, để đơn giản hơn cho công tác quản lý các tổ chức tôn giáo, Luật Pháp nhân tôn giáo (Điều 12 về luật tôn giáo) quy định công nhận tư cách pháp nhân cho các đoàn thể tôn giáo có đầy đủ các điều kiện. Việc thiết lập pháp nhân tôn giáo mang ý nghĩa công nhận tư cách pháp nhân nhưng không đồng nghĩa với hiệp hội tôn giáo hay thành lập hiệp hội. Tư cách pháp nhân là tư cách các tôn giáo, tín ngưỡng của một cộng đồng hoặc một tổ chức được thừa nhận để thuận cho việc xử lí tài sản của đoàn thể tôn giáo đó (giống như tôn giáo dân sự tại Mỹ); từ quan điểm đó nhằm bổ sung những điều kiện cần thiết nhất định (giống Điều 14) nhưng phạm vi của điều kiện cần thiết phù hợp với mục đích của nó lại hạn chế của quyền thành lập hiệp hội tôn giáo [113; tr.560-596]. Như vậy, tự do tôn giáo, tự do hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tự dothành lập hiệp hội tôn giáo.v.v. đã tạo cơ hội cho tôn giáo phát triển, nở rộ, đa dạng tạo thành một bức tranh đời sống tôn giáo sinh động tại Nhật Bản sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w