Quan hệ giữa nhànước và giáo hội ở Nhật Bản sau Chiến tranh

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 113 - 117)

mang nhiều nét đặc thù

4.2.2.1. Sự ảnh hưởng sâu xa của truyền thống “Tế chính nhất trí”

So với chính sách tôn giáo ở các nước trên thế giới, Nhật Bản có mối quan hệ nhà nước và giáo hội, chính sách tôn giáo rất khác biệt. Ở Nhật Bản, quan hệ mật thiết giữa chính trị với tôn giáo là đặc điểm có tính truyền thống với nguyên tắc “tế chính nhất trí” được hình thành từ thời cổ đại, trong đó công việc của nhà nước và tôn giáo thống nhất với nhau. Thiên hoàng được coi là thần sống, có quyền cao nhất về tôn giáo đồng thời nắm quyền thống trị tuyệt đối về chính trị. Thiên hoàng là hiện thần đại diện cho cả quyền lực của tôn giáo và chính trị [146;tr.94-100]. Hiến pháp Minh Trị, bản hiến pháp học theo văn minh phương Tây tuy có khẳng định nguyên tắc tự do tôn giáo. Mặc dù vậy, chính sách quốc giáo hóa Thần đạo, giáo hóa quốc dân do chính phủ Minh Trị ban bố lại là sự bổ trợ cho nguyên tắc tế chính nhất trí. Để hiện thực nguyên tắc tế chính nhất trí, chính phủ Minh Trị đã kết hợp Thần đạo với chính trị, biến Thần đạo trở thành Thần đạo

Quốc gia mà ở đó quyền lực Thần đạo đã được ưu tiên ngang hàng với quyền lực chính trị. Các đền thờ trở thành tài sản do nhà nước quản lý, đặc biệt trong đó có đền Yasukuni (創創創創) – nơi được xem là nơi cổ vũ tư tưởng quân phiệt. Từ triều đại Minh Trị (1868-1911) cho tới triều đại Đại Chính (1912-1926) và triều đại Chiêu Hòa (bắt đầu từ năm 1926) đến trước năm 1945, Tín ngưỡng Quốc thể đề cao vị thế của Thiên hoàng và Thần đạo Quốc gia bị giới quân phiệt lợi dụng truyền bá, cổ xúy chiến tranh. Đối với người Nhật, khái niệm nhà nước truyền thống là tượng trưng cho sự hợp nhất giữa Thiên hoàng và người dân. Giới quân phiệt cực đoan đã lợi dụng tôn giáo truyền thống để biến Thiên hoàng thành người nắm địa vị tối cao về chính trị và tôn giáo. Vũ khí tư tưởng mà chính quyền quân phiệt Đế quốc Đại Nhật Bản sử dụng là những loại hình tín ngưỡng cổ xúy tư tưởng quân phiệt độc tài, lợi dụng tín ngưỡng Quốc thể và Thần đạo Quốc gia…để kích động dân chúng ủng hộ tham gia vào chiến tranh. Những đặc điểm này cho thấy trước chiến tranh, Nhật Bản thuộc quan hệ chính trị – thần quyền, là nhà nước thần quyền và lấy Thần đạo làm trung tâm, Nhật Bản nằmtrong phạm vi nhà nước thần quyền theo nguyên tắc chính giáo hợp nhất. Thần đạo cũng là một loại hình tín ngưỡng khởi sinh, tồn tại duy nhất tại Nhật Bản.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự can dự đến đời sống chính trị, cụ thể là ý đồ cử đại diện tranh cử để tham gia vào cơ quan lập pháp, hành pháp với mục tiêu quảng bá những nguyên tắc giáo lí của giáo phái như trường hợp Soka Gakkai và rất nhiều tôn giáo mới khác cũng là một trong những biểu hiện trở lại của truyền thống "tế chính nhất trí" (sự hợp nhất giữa vương quyền và thần quyền) theo một nghĩa nào đó. Ở Nhật Bản, Phật giáo từng được nhà nước coi trọng, Thần đạo (cụ thể là loại hình Thần đạo Nhà nước) cũng được chính quyền lợi dụng làm vũ khí tư tưởng giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, cổ xúy tư tưởng quân phiệt. Sau Chiến tranh, trường hợp Soka Gakkai là muốn hiện thực hóa lí tưởng Phật giáo Nhật Liên tông trong đời sống thông qua con đường can thiệp vào bộ máy quyền lực nhà nước, vì thế đây là một biểu hiện của “tế chính nhất trí”. Hình thức cụ thể là ở giai đoạn đầu tiến cử các thành viên của tôn giáo vào bộ máy chính quyền địa phương rồi tới trung ương. Sau đó, giáo phái này tiếp tục phát triển các hoạt động nhỏ lẻ thành phong trào, có quy mô hệ thống như thành lập hiệp hội tổ chức (Liên minh chính trị). Giai đoạn đỉnh điểm là hợp pháp hóa vị trí pháp lý của Liên minh chính trị thành đảng chính trị. Ở vai trò là đảng chính trị, cấu kết, linh động hợp tác với những đảng chính trị thế lực khác để củng cố, giữ vững quyền lực của mình, tạo bệ đỡ, bảo vệ lợi ích, phát triển quảng bá giáo lý cho tôn giáo Soka Gakkai. Một số tôn giáo khác cũng có những tham vọng tương tự như Thiên Lý giáo, phần tử của Phật giáo, Giáo phái Khoa học Hạnh phúc, Thiên Lý giáo Oumu….Thiên Lý giáo đi theo lộ trình giống Soka Gakkai song ngay từ giai đoạn đầu song đã không thành công. Các phần tử tín đồ của Phật giáo tham gia tranh cử nghị sĩ các cấp là hiện tượng phổ biến ở Nhật Bản. Giáo phái Khoa học Hạnh phúc, dù nảy sinh giai đoạn muộn những năm 1980 song cũng thành lập ra đảng chính trị lấy tên là Khoa học Hạnh phúc, theo mô hình rất giống Soka Gakkai nhưng không đạt hiệu quả. Ngay cả Thiên Lý giáo Oumu, trước khi gây ra sự kiện khủng bố dùng

chất độc Sarin tấn công tầu điện ngầm ở Tokyo làm chết 12 người dân vô tội và hàng ngàn người khác bị thương thì giáo phái này cũng đưa các thành viên ra tranh cử nghị sĩ các cấp, bao gồm cả nghị nghĩ quốc hội [50;tr.93]. Tuy nhiên, kết quả không được như Oumu mong đợi.

Ngoài ra, hiện tượng các lãnh đạo cấp quốc gia hàng năm có thói quen thăm viếng đền Yasukuni – biểu tưởng của chủ nghĩa quân phiệt và những nghi lễ nhà nước có liên quan đến nghi lễ Thần đạo là những ví dụ điển hình cho phong trào “hồi quy truyền thống tế chính nhất trí” này. Các hoạt động tín ngưỡng gắn liền với chính quyền như Lễ động thổ xây dựng các khu hành chính của thành phố; hoàng tộc sử dụng nghi lễ Thần đạo tổ chức các nghi lễ của Hoàng gia.v.v. là những minh chứng phản ánh của phong trào tìm về cội nguồn lịch sử “tế chính nhất trí” của người Nhật Bản.

4.2.2.2. Nhà nước có quá ít quyền lực với các giáo hội ở Nhật Bản theo Luật Pháp nhân tôn giáo trước khi được sửa đổi vào năm 1995

Pháp nhân tôn giáo ở Nhật Bản mang ý nghĩa là đoàn thể tôn giáo (giáo đoàn, chùa, đền, nhà thờ.v.v.) có tư cách pháp nhân (tổ chức có năng lực sử dụng quyền lợi) [117; tr.8]. Mục đích chính của Luật pháp nhân tôn giáo nhằm công nhận tư cách pháp nhân đối với đoàn thể tôn giáo (tôn giáo truyền thống, tôn giáo mới, các tổ chức tôn giáo). Đây là văn bản phản ánh chính sách tôn giáo của cơ quan quản lí nhà nước Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai [145 ;tr.3]. Hệ thống pháp luật tôn giáo Nhật Bản thay đổi rất nhiều so với trước chiến tranh. Cho đến khi Luật pháp nhân tôn giáo ra đời, ở Nhật Bản đã có hai văn bản pháp luật tôn giáo chủ yếu [110; tr112-123]. Trước chiến tranh Thế giới hai, cơ bản của hệ thống pháp luật tôn giáo ở Nhật Bản đã có Điều 28 của Hiến pháp Đại Nhật Bản Đế Quốc (thi hành 11/02/1889) quy định “Nếu không làm trở ngại an ninh trật tự và không vi phạm nghĩa vụ của thần dân thì được hưởng tự do tín

ngưỡng”. Sau đó, trung tâm của hệ thống pháp luật là Luật Đoàn thể Tôn giáo được thi hành từ

01/04/1940. Bên cạnh đó, còn có bộ luật khác như Luật Duy trì Trị an và Luật Bất Kính (với Thiên hoàng) làm hạn chế nhiều hoạt động của đoàn thể tôn giáo Nhật Bản [45].

Sau Chiến tranh Thế giới hai, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh Liên Hợp Quốc (GHQ), chính phủ Nhật Bản thi hành Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo vào 28/12/1945 [106; tr.66]. Pháp lệnh này tạo điều kiện dễ dàng cho các tôn giáo được thành lập, công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo. Quy định, điều kiện, thủ tục cho phép các tổ chức tôn giáo xin tư cách pháp nhân tôn giáo rất đơn giản. Do đó, sau chiến tranh, tại Nhật Bản số lượng pháp nhân tôn giáo tăng nhanh. Do nội dung của Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo còn nhiều vấn đề, và đó chỉ là văn bản tạm thời có hiệu quả trong thời gian Nhật Bản bị chiếm đóng cho nên vào 03/04/1951 chính phủNhật Bản đã cho ra đời Luật Pháp nhân Tôn giáo) [147; tr.115-127]. Cơ chế lỏng lẻo trong Luật Pháp nhân tôn giáo là kẽ hở để sau này, nhiều tôn giáo mới như Soka Gakkai, Aum, Thống nhất Giáo hội có những hành vi gây rối xã hội như các ví dụ đã nêu. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp do các tân tôn giáo gây ra ngày càng nhiều, trong đó bao gồm cả vấn đề tôn giáo hoạt động

chính trị. Sự việc xảy ra trên thực tế như vậy dẫn tới nhu cầu cần sửa đổi một số điều khoản, quy định bất hợp lý trong Luật Pháp nhân tôn giáo [110;tr.32-43].

Các điều khoản thay đổi đáng chú ý là Điều 89 của Luật Pháp nhân tôn giáo chỉ rõ đặc trưng chính của bộ luật này gồm ba điều khoản là chế độ chứng nhận (Điều khoản 12), chế độ cán bộ phụ trách (Điều khoản 18), chế độ công bố (Điều khoản 23) [145 ;tr.3-9].

Mục đích chung của Luật Pháp nhân tôn giáo là đối với nhà nước và cơ quan quản lí là giữ gìn nguyên tắc “Phân li chính giáo” một cách chặt chẽ để bảo đảm “Tự do tôn giáo” của pháp nhân tôn giáo. Còn đối với pháp nhân tôn giáo là mong đợi chứ không ép buộc pháp nhân tôn giáo phát huy tính cách tự quản để gìn giữ công ích [145;tr.3]. Do Luật Pháp nhân tôn giáo quá nhấn mạnh “tính tự quản của pháp nhân tôn giáo” nghĩa là coi tất cả các pháp nhân tôn giáo là “thiện nhân” mà không tính đến mặt trái của nó. Ví dụ, nếu quen biết với cán bộ phụ trách quản lý thì người chủ quản có thể điều khiển hoạt động của pháp nhân tôn giáo theo ý mình. Trong trường hợp như vậy, nếu có ý kiến phản đối nội dung gì khi tiến hành xử lí tài sản pháp nhân và công bố thì bộ luật này lại không có quy định gì để xử lí vấn đề này. Hơn nữa, theo quy định của bộ luật này, cơ quan quản lý rất hạn chế về quyền quản lý pháp nhân tôn giáo và kiểm tra nội bộ của tổ chức tôn giáo. Nhưng ít nhất thì kể từ khi Luật Pháp nhân tôn giáo được thi hành, ở Nhật Bản, cơ quan quản lý chưa bao giờ xảy ra hiện tượng xúc phạm nặng nề với “Tự do tôn giáo ở Nhật Bản” cho đến trước năm 1995 xảy ra vụ án Aum. Những lý do khiến cho Nhật Bản chủ quan, dẫn tới tình trạng khủng bố do tôn giáo mới gây ra nằm ở chỗ:

1. Do trải nghiệm tôn giáo ảnh hưởng tới chính trị thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, từ sau Chiến tranh, việc quản lý hành chính đối với tôn giáo của chính quyền địa phương và chính phủ Nhật Bản duy trì lập trường là không can thiệp sâu vào hoạt động của đoàn thể tôn giáo [45].

2. Tại Âu - Mỹ có truyền thống Kito giáo còn ở Nhật Bản, những tôn giáo mới phát triển rầm rộ sau chiến tranh đã trở thành thế lực tôn giáo có ảnh hưởng lớntrong xã hội. Nên bây giờ, khi người ta tranh luận về tôn giáo thì ít khi nói đến tôn giáo cũ như Thần đạo, Phật giáo truyền thống mà chú ý tới các tôn giáo mới có tầm ảnh hưởng xã hội như Soka Gakkai [45].

3.Một số đoàn thể tôn giáo mới đã có quan hệ sâu sắc với chính trị (ví dụ tiêu biểu là đoàn thể tôn giáo Soka Gakkai (Sáng Giá Học Hội) và Komeito (Đảng Công Minh). Chính vì thế, khi muốn nói về tôn giáo tại quốc hội hoặc trên báo chí, đài, vô tuyến thì người ta phải để ý một cách cẩn thận đối với các đoàn thể tôn giáo đó [45].

4. Trong nhận thức của người Nhật bao gồm nhiều thành viên đoàn thể tôn giáo, khái niệm “Tự do tôn giáo” chưa được phổ cập tới người dân để họ có nhận thức đầy đủ [45].

Khác với Châu Âu và Bắc Mỹ, ban đầu người Nhật có thái độ ôn hòa đón nhận tôn giáo. Thái độ của dân chúng, xã hội bắt đầu thay đổi khi ở Nhật Bản liên tục xảy ra những tranh chấp kiện tụng giữa các đoàn thể tôn giáo với chính quyền nhà nước. Giọt nước tràn ly của sự vụ do Asahara cùng giáo phái Aum xả khí độc Sarin trên đầu điện ở Toyko năm 1995 đã khiến người dân có cái nhìn cách thận trọng và nghiêm khắc hơn đối với tôn giáo và khiến nhà nước phải tăng

cường giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động tôn giáo. Họ luôn đặt ra câu hỏi về tính nguy hại và sự hoạt động phi pháp của các giáo phái. Các thông tin liên tục về những sự kiện bê bối, những scandal, nghi lễ lạ đời, những vụ phi pháp.v.v. của tôn giáo đã dấy lên nỗi lo ngại, tâm lý hoang mang trong các tầng lớp xã hội đòi hỏi nhà nước phải có hành động về mặt luật pháp để quản lý, giám sát tôn giáo nhiều hơn.

Càng gần thời kỳ hậu hiện đại, số lượng vụ án phức tạp, có quy mô lớn liên quan đến những đoàn thể tôn giáo như Thống nhất Giáo hội, pháp nhân tôn giáo chùa Bản Giác và đương nhiên là Soka Gakkai, Aum... ngày càng tăng lên. Ví dụ theo thống kê của Hội Liên lạc Luật sư toàn quốc về vụ án mà Tổng Nhất giáo hội gây ra từ năm 1987 đến năm 2002 có đến 23.000 người bị hại tìm đến luật sư. Tổng số tiền mà họ bị đoàn thể đó lừa bịp la 848 ngàn tỷ yên (7,7 triệu USD). Tiêu điểm là vụ án Chân Lý giáo Aum, vào ngày 20 tháng 3 năm 1995, chúng đã giết 12 người và làm bị thương hơn 6000 người bằng khí ga độc Sarin trên xe điện ngầm tại Tokyo [110;tr.15]; [45]. Sau hàng loạt các vụ án nghiêm trọng do các tôn giáo mới như Aum, Soka Gakkai, Thống nhất Giáo hội gây ra ở Nhật Bản đã khiến dư luận dấy lên yêu cầu sửa đổi Luật pháp Nhân tôn giáo. Những sự việc này xảy ra cho thấy chiều tác động trở lại của đời sống tôn giáo hay nói cách khác là tác động củacác giáo hội đối với nhà nước chính là sự phức tạp – những mảng tối đầy bất ổn của đời sống tôn giáo ở Nhật Bản. Bản chất nhà nước Nhật Bản là nhà nước Pháp quyền, nhà nước công tâm giám sát, thực hiện quản lý tôn giáo bằng luật pháp. Từ lý do tôn giáo gây nên đã tác động tới nhà nước Nhật Bản trong việc chú trọng tới việc chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống chính sách về tôn giáo. Cụ thể, ngày 08/05/1995, Thượng viện Nhật Bản đã thông dự luật sửa đổi này, công bố vào 15/12/1995 và thi hành sửa đổi từ 15/09/1996 [145;tr.3]. Đây là lần sửa đổi cuối cùng cho đến nay, các điểm sửa đổi đều có tác động rất nhiều tới giới tôn giáo.

Qua thực tiễn ở Nhật Bản, mối quan hệ nhà nước và giáo hội cho thấy nguyên tắc chính giáo phân li và tự do tôn giáo phải được áp dụng cụ thể trong điều kiện phù hợp với từng nước. Bản chất nguyên tắc chính giáo phân li là sản phẩm của người Mĩ soạn thảo đưa vào Chỉ lệnh Nhân quyền và Sắc lệnh Thần đạo, sau này một lần nữa được chính thức pháp chế hóa trong chính sách luật pháp tôn giáo ở nguyên tắc Chính giáo phân li trong Hiến pháp và Luật Pháp nhân tôn giáo (1951). Nội dung ban đầu của nó trong hai Chỉ lệnh này rất lỏng lẻo, nhiều kẽ hở do đó, sau khi áp dụng trong thực tế, các hiện tượng như tôn giáo can dự vào chính trị. Từ những sự cố, vấn nạn xảy ra trong xã hội Nhật Bản sau chiến tranh, tiêu biểu là vấn đề tham chính của Soka Gakkai bị lên án, sự vụ Aum khủng bố người dân trên tầu điện ngầm ở Tokyo năm 1995, sự tranh luận giữa các đảng phái đã góp phần tạo nên sự thay đổi bứt phá trong chính sách tôn giáo. Nguyên tắc chính giáo phân li và nguyên tắc tự do tôn giáo – hai chính sách cơ bản trong chính sách tôn giáo của Nhật Bản do người Mĩ thảo phải được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và đời sống tôn giáo của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội ở Nhật Bản từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1995 qua trường hợp Soka Gakkai. (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w