Vốn sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Khái niệm vốn sản xuất được bắt nguồn từ quan niệm về tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp.

Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm: tài nguyên thiên nhiên của đất nước, các loại tài sản được sản xuất ra và nguồn vốn con người.

Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo của con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển của đất nước.

Theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc, tài sản được sản xuất ra chia thành 9 loại: công xưởng, trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng, tồn kho của tất cả các loại hàng hoá, các công trình công cộng, các công trình kiến trúc, nhà ở, các cơ sở quân sự.

Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, 9 loại tài sản trên được chia thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất: bao gồm 5 loại đầu, những tài sản này được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó, 4 loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản cốđịnh (vốn cố định), còn loại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động (vốn lưu động).

- Nhóm thứ hai: bao gồm 4 loại cuối, đều có tính chất chung là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, được gọi là tài sản phi sản xuất (vốn phi sản xuất).

Vậy, vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)