Những tác động tiêu cực của FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

1.3.2.1. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước chủ đầu tư

FDI có thể gây ra rủi ro đầu tư cao nếu môi trường chính trị, kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư có nhiều bất trắc.

FDI có thể tạo ra những cuộc di chuyển vốn ồ ạt. Vì vậy, sẽ làm mất cân đối trầm trọng về cán cân thanh toán, giảm mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế trong nước.

FDI có thể gây ra chảy máu chất xám, công nghệ và có thể dẫn tới khả năng mất vị thế độc quyền hoặc dẫn đầu về công nghệ trong những lĩnh vực có tham gia đầu tư nước ngoài.

FDI có thể tạo ra đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm xuất khẩu cũng như những sản phẩm tiêu thụ ngay trong nước đối với chính bản thân các nhà đầu tư. Chính vì vậy, FDI có thể gây tác động tiêu cực đối với sản xuất trong nước và làm giảm việc làm.

1.3.2.2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

Do mục tiêu cơ bản của các nhà đầu tư là lợi nhuận nên FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực, các vùng có điều kiện thuận lợi và có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao mà không chú ý tới các nơi khác mặc dù chúng hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, FDI có thể làm cho cơ cấu ngành, vùng, sản phẩm của nước tiếp nhận đầu tư phát triển không đồng đều, bất hợp lý hoặc thậm chí là mất cân đối nghiêm trọng. Mặt khác, cũng vì mục tiêu cơ bản là lợi nhuận FDI có thể dẫn tới tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách bất hợp lý, môi trường bị tàn phá và ô nhiễm.

trong nước, nếu không có sự chuẩn bị hợp lý thì sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư sẽ bị giảm sút hoặc bị phá sản.

Nước tiếp nhận đầu tư khó kiểm soát một cách hợp lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các chủ đầu tư nước ngoài (thường là các công ty đa quốc gia) nên rất dày dạn kinh nghiệm và có nhiều cách thức để né tránh sự quản lý của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do đó, Chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư rất khó kiểm soát tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp FDI. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhà nước thất thu từ khu vực có đầu tư nước ngoài, cũng như khó định hướng lĩnh vực này nhằm góp phần tích cực trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nội địa tham gia vào khu vực này có thể bị đối xử bất bình đẳng, thậm chí bị phá sản.

FDI có thể biến nước nhận đầu tư thành thị trường tiêu thụ sản phẩm không như mong muốn. Nhà đầu tư nước ngoài thường có chiến lược đầu tư trực tiếp để một phần thay thế xuất khẩu hoặc né tránh các hàng rào bảo hộ của nước tiếp nhận đầu tư. Vì thế, nhà đầu tư muốn tiêu thụ sản phẩm và thậm chí là những công nghệ, trang thiết bị đã lỗi thời ngay tại nước tiếp nhận đầu tư. Điều này thường mâu thuẫn với chiến lược thu hút FDI nhằm tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu của các nước đang phát triển.

Đối với những sản phẩm có thể xuất khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài thường nắm độc quyền về thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, trong các liên doanh, họ thường độc quyền cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu thông qua nhập khẩu với giá cao, chất lượng không tương xứng (có thể gây thiệt hại đối với bên liên doanh của nước tiếp nhận đầu tư) và lại được hưởng ưu đãi về thuế suất. Điều này làm giảm khả năng nội địa hoá và khả năng cung ứng đầu vào sẵn có của nước chủ nhà cho các liên doanh.

Tóm tt chương 1:

Chương 1, Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận chung về FDI và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:

Chương 1 luận giải làm rõ khái niệm về tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, FDI và đặc điểm của FDI.

Chương 1 đã trình bày một cách có hệ thống các trường phái lý thuyết về FDI, nhằm tạo khung phân tích lý thuyết cho luận án.

Chương 1 cũng đi sâu vào phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Những nội dung trình bày trong chương 1 là cơ sở để luận án lựa chọn các mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong chương 2 và phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI của Việt Nam trong chương 3.

CHƯƠNG 2

TNG QUAN CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYT VÀ

THC NGHIM V MI QUAN H CA FDI VÀ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)