FDI vào Việt Nam được thực hiện thông qua dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ năm 1988 đến 1994, FDI tập trung chủ yếu vào hình thức liên doanh, chiếm khoảng 80% tổng vốn đăng ký, 20% còn lại chia đều cho các hình thức khác.
Kể từ 1995 đến nay, FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài gia tăng thông qua đầu tư mới hoặc chuyển từ liên doanh sang. Do vậy, hình thức liên doanh giảm đi rõ rệt. Phương thức BOT chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tính đến thời điểm hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký.
Tính đến 15/12/2012, FDI tại Việt Nam thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 11.429 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 138,9 tỷ USD, chiếm 79,1% về số dự án và 66,8% tổng vốn đăng ký (Bảng 3.1). Số liệu tương ứng của hình thức liên doanh là 2.576 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 53,2 tỷ USD.
Bảng 3.1: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1990 – 2012. STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn(USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 11.429 138.940.875.714 46.030.606.863 2 Liên doanh 2576 53.226.170.170 17.950.911.202 3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 14 5.857.317.913 1.354.797.469 4 HĐ hợp tác kinh doanh 217 5.137.087.044 4.276.192.519 5 Công ty cổ phần 194 4.676.692.562 1.366.208.487 6 Công ty mẹ con 1 98.008.000 82.958.000 Tổng số 14.431 207.936.151.403 71.061.674.540
Trong các hình thức đầu tư thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là xu hướng tất yếu bởi hình thức này mang lại nhiều lợi ích hơn cho chủ đầu tư nước ngoài so với hình thức doanh nghiệp liên doanh.