Một số lý thuyết kinh tế về FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

Việc phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, có nhiều lý thuyết kinh tế về FDI đã được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà kinh tế học trên thế giới. Các lý thuyết này được xây dựng để lý giải các nguồn gốc hình thành và phát triển của FDI, sự vận động của các yếu tố trong quá trình sản xuất, điển hình là các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ, đặc biệt là vai trò của những công ty đa quốc gia trong đầu tư quốc tế.

1.2.4.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế

Lý thuyết thương mại cổ điển được khởi xướng bởi Adam Smith (1776) [27]. Ông cho rằng các quốc gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn khi họ thực hiện hoạt động thương mại đối với những hàng hoá mà họ không có khả năng sản xuất hiệu quả và chỉ tập trung sản xuất những hàng hoá nào mà họ có khả năng sản xuất hiệu quả nhất. Khái niệm về lợi thế tuyệt đối này được định nghĩa là một quốc gia sẽ chỉ sản xuất những hàng hoá nào mà họ có thể tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên tự nhiên của họ (các điều kiện về đất đai và môi trường) và các nguồn tài nguyên sẵn có (lực lượng lao động lành nghề, các nguồn vốn và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật). Nhưng lợi thế tuyệt đối về thương mại như đã trình bày lại là một câu hỏi lớn. Ví dụ, khi một quốc gia sản xuất toàn bộ hay một vài loại hàng hoá với mức chi phí thấp hơn đối tác thương mại tiềm năng của quốc gia đó, khi đó sẽ không có bất kỳ sự tham gia trao đổi thương mại nào xảy ra. Năm 1910, Ricardo (1913) [72] đã đề xuất khái niệm về các lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) với một mô hình gồm hai quốc gia và hai loại hàng hoá, nó xem xét những hiệu quả sản xuất tương đối của quốc gia khi họ thực hiện thương mại quốc tế. Theo ông, quốc gia xuất khẩu nên xem xét những hiệu quả tương đối của sản xuất đối với các loại hàng hoá và chỉ thực hiện hoạt động thương mại khi nó có thể sản xuất với mức hiệu quả cao nhất.

Những lý thuyết cổ điển này đã giải thích vấn đề trao đổi thương mại giữa các hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia bằng việc đơn giản hoá các hoạt động sản xuất đối với mô hình hai quốc gia và hai loại hàng hoá. Tuy nhiên, những giả định

của họ về thông tin tuyệt đối trên thị trường quốc tế và các cơ hội, sự lưu động của toàn bộ các yếu tố về lao động và sản xuất cũng như sự cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường là không thực tế trong điều kiện thực tế. Chính vì vậy, những quốc gia này chỉ có thể đạt được một phần trong trao đổi thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các mô hình này chỉ xem xét các chi phí liên quan đến lao động trong quá trình sản xuất trong khi lại bỏ qua các chi phí từ các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất khác như chi phí giao dịch và chi phí về vốn.

Ý tưởng của Ricardo đã được mở rộng thành lý thuyết tỷ lệ các yếu tố của Heckscher (1919) [48] và Ohlin (1933) [71] trong nỗ lực hướng đến tất cả các yếu tố trong sản xuất vào thương mại quốc tế. Họ cho rằng các nhân tố quyết định của các khoản chi phí so sánh dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố của nền kinh tế hai quốc gia và theo cách thức hai loại hàng hoá được sản xuất. Các nhân tố này bao gồm: đất đai, lao động, vốn, công nghệ và những kỹ năng quản lý. Do đó, các quốc gia sẽ có được lợi thế trong việc sản xuất các hàng hoá vốn đòi hỏi nhiều yếu tố tham gia vì chúng tương đối rẻ hơn khi so sánh với các quốc gia khác, đồng thời tiết giảm được chi phí sản xuất. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, họ có thể nhận được các sản phẩm từ các quốc gia khác với mức giá thấp tương đối hơn nếu họ tự sản xuất. Vì vậy, cả hai quốc gia đều trở nên tốt hơn khi tham gia thương mại. Rybxzynski (1955) [75] đã mở rộng định lý H-O thành quá trình phân tích sự thay đổi năng động của tỷ lệ các yếu tố trong sản xuất. Ông cho rằng tốc độ tăng trưởng của một yếu tố sản xuất phải luôn luôn dẫn đến sự gia tăng tuyệt đối trong đầu ra của hàng hoá với yếu tố tăng trưởng được ứng dụng đáng kể, trong khi điều đó cũng dẫn đến một sự giảm tuyệt đối ở đầu ra của hàng hoá sử dụng chủ yếu các yếu tố phi tăng trưởng. Cũng tương tự như các lý thuyết trên, lý thuyết này giả định sự cạnh tranh hoàn hảo và thông tin hoàn hảo giữa các đối tác trao đổi thương mại và không quan tâm đến các chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, lý thuyết này bỏ qua tầm quan trọng của sự phát triển của công nghệ và những kỹ năng lao động cũng như các hoạt động chuyên môn về marketing và quản lý mà thực sự chúng có tác động đến hiệu quả của sự phân phối các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất. Nhưng

lý thuyết này có sức thuyết phục trong việc giải thích các hành vi đầu tư quốc tế nếu xem các tác động của những hoạt động đầu tư nước ngoài như là sự mở rộng của định lý H-O khi xét đến các chi phí về vốn và vận chuyển hàng hoá. Vì vậy, nó đã góp phần xây dựng một nền tảng cho các lý thuyết về sản xuất quốc tế hoặc FDI.

1.2.4.2. Lý thuyết tân cổ điển về sự di chuyển vốn

Trước những năm 1960, các giải thích về sự luân chuyển vốn quốc tế chủ yếu dựa trên lý thuyết tân cổ điển về các dòng danh mục đầu tư. Dưới điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và không tồn tại các chi phí giao dịch, nguồn vốn luân chuyển tương ứng theo những thay đổi về sự chênh lệch lãi suất. Theo đó, vốn được giả định là được giao dịch giữa những người mua và người bán độc lập. Các công ty đa quốc gia không có vai trò nào cũng như không tồn tại một lý thuyết riêng biệt nào về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lý thuyết tân cổ điển về sự luân chuyển vốn đã xem sự luân chuyển dòng đầu tư nước ngoài như là một phần của sự luân chuyển các yếu tố quốc tế. Dựa trên mô hình Hecksher – Ohlin (H – O), sự luân chuyển quốc tế của các yếu tố sản xuất, bao gồm đầu tư nước ngoài, được xác định bằng các tỷ lệ khác nhau của các yếu tố đầu vào sản xuất chính có sẵn ở các quốc gia. Sự luân chuyển vốn quốc tế cho rằng có một dòng vốn đầu tư từ các quốc gia có lượng vốn tương đối nhiều sang các quốc gia có lượng vốn tương đối khan hiếm. Nói cách khác, nguồn vốn di chuyển từ những quốc gia với năng suất biên về vốn thấp sang các quốc gia có năng suất biên về vốn cao hơn. Theo đó, các khoản đầu tư quốc tế có thể mang lại lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận vốn. Nước tiếp nhận vốn đầu tư có thể có lợi thế trong việc gia tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi mà năng suất của hoạt động đầu tư vượt quá những gì nhà đầu tư đưa ra khỏi nước tiếp nhận theo các hình thức về lợi nhuận hoặc tiền lời.

Tuy nhiên, các giả định của lý thuyết tân cổ điển hầu như không tồn tại trong thực tế do thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, sự luân chuyển không hoàn hảo của lao động và vốn, tồn tại chi phí giao dịch và thông tin không hoàn hảo. Vì vậy, lý thuyết tân cổ điển đã thất bại trong việc giải thích hành vi, đặc biệt là trường hợp các dòng vốn hai chiều giữa các quốc gia, ví dụ như FDI giữa các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản. Hơn nữa, lý thuyết này vẫn chưa thể phân biệt được FDI với

những hình thức vốn khác.

1.2.4.3. Phương pháp tổ chức công nghiệp

Trong những năm 1960, lý thuyết kinh tế (kinh tế học) đã bắt đầu giải thích được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách vận dụng phương pháp tổ chức công nghiệp trong đó FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) được coi như một phần của nền sản xuất quốc tế. Phương pháp này chủ yếu quan tâm đến đặc điểm doanh nghiệp đa quốc gia và cơ cấu thị trường hoạt động. Hymer (1966) [49] liên hệ FDI với hành vi của các doanh nghiệp đa quốc gia và chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ có thể sẽ là hệ quả tự nhiên của sự tăng trưởng và mở rộng đối với các công ty độc quyền tập đoàn, người có ưu thế vượt trội hơn trong việc tìm kiếm quản lý thị trường bất toàn để tối đa hóa nguồn lợi nhuận. Hơn nữa, Caves (1971) [38] khẳng định rằng về bản chất các sản phẩm mới nhất thường có xu hướng độc quyền tập đoàn. Họ cho rằng các công ty tham gia vào FDI là do tính chất độc quyền tập đoàn của mình và bởi vốn đầu tư cũng như các hoạt động của họ ở nước ngoài giúp họ tồn tại nhờ vào việc mở rộng hệ thống độc quyền tập đoàn của mình [39]. Theo đó, cơ cấu thị trường và điều kiện cạnh tranh là những yếu tố quan trọng quyết định loại hình công ty gắn liền với FDI. Thuyết này đã sử dụng những điều kiện thuận lợi đặc trưng của công ty, chẳng hạn như vị thế thị trường để giải thích về vốn đầu tư quốc tế của các doanh nghiệp đa quốc gia. Những lợi thế đặc trưng công ty bao gồm giấy phép độc quyền nhãn hiệu, trình độ tri thức cao, đặc trưng sản xuất, chuyên môn trong kỹ năng tổ chức và quản lý, tiếp cận thị trường nước ngoài. Những lợi thế từ trong nước có thể được công ty tận dụng và mở rộng ra thị trường nước ngoài thông qua vốn đầu tư trực tiếp quốc tế.

1.2.4.4. Thuyết định vị

Trái với phương pháp tổ chức công nghiệp, thuyết định vị tập trung vào tính chất đặc trưng quốc gia. Thuyết này giải thích các hoạt động FDI liên quan đến điều kiện kinh tế gắn liền với đầu tư và các nước nhận đầu tư cũng như xem xét các vị trí trong đó việc thực hiện FDI đạt hiệu quả tốt hơn. Phương pháp này bao gồm hai phân khu: phương pháp đầu vào theo định hướng và đầu ra theo định hướng. Các yếu tố

đầu vào theo định hướng là các biến trọng cung, chẳng hạn như chi phí đầu vào, bao gồm cả lao động, nguyên liệu, năng lượng và vốn. Các yếu tố đầu ra theo định hướng chú trọng vào các yếu tố quyết định nhu cầu thị trường, bao gồm quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu người, và sự mở cửa thị trường ở các nước nhận đầu tư. Do đó, các nhân tố đặc trưng quốc gia không những giúp các doanh nghiệp đa quốc gia xác định được vị trí để đầu tư FDI, mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp họ phân biệt các loại hình FDI khác nhau chẳng hạn như vốn đầu tư tìm kiếm thị trường và vốn đầu tư hiệu quả, tìm kiếm định hướng xuất khẩu.

1.2.4.5. Lý thuyết vòng đời sản phẩm

Lý thuyết vòng đời sản phẩm được xây dựng bởi nhà kinh tế học Vernon (1966) [86] và được dùng để lý giải hoạt động FDI. Theo quan điểm của Vernon thì chu kỳ của sản phẩm phát triển gồm ba giai đoạn: xây dựng sản phẩm, sản phẩm đi vào quá trình sử dụng và sản phẩm đi vào giai đoạn tiêu chuẩn hoá. Tương ứng với ba giai đoạn phát triển của sản phẩm là ba bước doanh nghiệp FDI tiến hành đưa sản phẩm vào sử dụng, mở rộng tiêu thụ sản phẩm và chuẩn hoá sản phẩm. Cụ thể, vòng đời của một sản phẩm gồm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: sản phẩm được chế tạo và sản xuất tại nước đi đầu tư. Trong giai đoạn này, sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh nhằm mục đích xem xét sản phẩm có thoả mãn nhu cầu khách hàng sử dụng hay không và sản phẩm cũng chỉ được bán ra cho thị trường trong nước nhằm mục đích tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Phản ứng của thị trường là cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp hơn. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, việc xuất khẩu sản phẩm sang nước khác không đáng kể, quy trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ. Cầu theo giá của sản phẩm mới trong giai đoạn này là không co giãn và các doanh nghiệp thường bán sản phẩm với giá cao và số lượng nhỏ.

Giai đoạn 2: sau khi trải qua giai đoạn được chế tạo, sản phẩm đã được hoàn thiện hơn. Trong giai đoạn này, sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, cầu về sản phẩm ở các quốc gia nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến việc kích thích sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh cao độ giữa các doanh nghiệp với nhau. Xuất khẩu nhiều và đạt đến đỉnh

điểm, các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng bởi các doanh nghiệp và cầu theo giá của sản phẩm đã co giãn. Giá cả trở thành yếu tố quan trọng đối với quyết định của người tiêu dùng.

Giai đoạn 3: sản phẩm đã được chuẩn hoá về chất lượng, thị trường ổn định, hàng hoá trở nên thông dụng. Các doanh nghiệp không còn giữ vai trò độc quyền về sản xuất, phân phối sản phẩm, kể cả công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp gánh chịu nhiều áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Nhằm mục đích tìm kiếm thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh về chi phí sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp chế tạo ra sản phẩm đã tiến hành đầu tư tại các nước đang phát triển. Sản phẩm được tiếp tục sản xuất ra tại các nước đang phát triển và được nhập khẩu ngược trở về lại những nước đi đầu tư. Khi đó, quốc gia đi đầu tư trở thành nước nhập khẩu thuần tuý (vì sản phẩm trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế) và quốc gia tiếp nhận đầu tư lại trở thành nước xuất khẩu.

1.2.4.6. Lý thuyết bắt kịp vòng đời sản phẩm

Dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản, Akamatsu (1962) [28] đã khởi xướng một phương pháp tiếp cận có tên là “mô hình đàn nhạn bay” nhằm giải thích lý do vì sao nên đầu tư FDI ở các nước đang phát triển. Ông đã chia chu kỳ sản phẩm ở các quốc gia đang phát triển thành ba giai đoạn: nhập khẩu, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đối với các nước đang phát triển, một chu kỳ sản phẩm cụ thể bắt đầu bằng việc nhập khẩu sản phẩm mới. Khi nhu cầu tăng lên, việc thay thế nhập khẩu bằng sản xuất trong nước sẽ tạo ra giá trị kinh tế. Với sự hỗ trợ của việc nhập khẩu công nghệ và các kỹ năng có được từ hoạt động FDI, các quốc gia đang phát triển lúc này sẽ bắt đầu sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Mở rộng sản xuất dẫn đến tăng năng suất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, từ đó dần thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi chi phí trong nước đạt đến ngưỡng quốc tế, thị trường nước ngoài phát triển, sản xuất trong nước cần được cải thiện để theo kịp với tiêu chuẩn mới. Chính vì lẽ đó, việc mở rộng xuất khẩu ban đầu được thực hiện do sự gia tăng nhu cầu trong nước, sau đó lại trở thành yếu tố kích thích sự phát triển

các ngành công nghiệp.

Bên cạnh việc phân tích sản phẩm hàng hóa như trong mô hình của Vernon, Akamatsu cũng đã đưa ra một mô hình khác về quá trình phát triển công nghiệp hóa, cho rằng công nghiệp hóa đi theo mô hình “đàn nhạn bay” từ ngành này sang ngành khác và do các nước phát triển với công nghệ tiên tiến dẫn dắt. Việc đuổi kịp và thúc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)