Khối lượng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

Việt Nam bắt đầu có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1987. Có thể coi đây là khởi điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Biểu đồ 3.1) và các kết quả nghiên cứu, có thể phân chia giai đoạn 1990 – 2012 thu hút FDI của Việt Nam thành các giai đoạn với các đặc điểm cụ thể sau:

Từ 1988 đến 1990: với tổng số vốn đăng ký gần 1,6 tỷ USD, tổng số dự án là 211 và tổng số vốn thực hiện là không đáng kể. Đây là thời kỳ khởi đầu của FDI tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn ít, các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi được cấp giấy phép đầu tư. FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn này.

Từ 1991 đến 1996: đây là những năm nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến nổi bật, đạt được những thành tựu kinh tế bước đầu khá toàn diện. FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội. Thời kỳ này được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại Việt Nam với 1.781 dự án được

cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 23,8 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn các nhà đầu tư do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, lực lượng lao động tại Việt Nam với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới, có tác động lan toả tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Nếu trong ba năm 1988 – 1990 chỉ có 214 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,6 tỷ USD thì riêng năm 1995 đã thu hút được 415 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng gấp 5,5 lần năm 1991. Đặc biệt, vốn FDI năm 1996 đạt mức đỉnh điểm gần 9,7 tỷ USD vốn đăng ký.

Từ 1997 đến 2000: đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Trong 3 năm đầu của giai đoạn này chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD nhưng vốn đăng ký của năm sau luôn ít hơn năm trước(năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong thời kỳ này, nhiều dự án FDI được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án Triệu USD 2012 D á n Năm

Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012.

Từ 2001 đến 2005: giai đoạn này thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD, vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm của thời kỳ này, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ.

Từ 2006 đến 2010: khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập và sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu hiện nay đã đánh dấu những thành quả đổi mới của Việt Nam, phản ánh được sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng rất nhanh chóng. Cụ thể trong năm 2006, số lượng vốn đăng ký là hơn 12 tỷ USD; vốn thực hiện hơn 4,1 tỷ USD. Vốn FDI trong 4 năm 2007 – 2010, nước ta thu hút được khoảng 122,911 tỷ USD, vượt xa mức đạt được của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. FDI đăng ký các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 20,3 tỷ USD, 64,011 tỷ USD, 20 tỷ USD và 18,6 tỷ USD. Năm 2010, Vốn FDI thực hiện cả năm đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, đầu tư nước ngoài đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3,5 nghìn dự án còn hiệu lực, tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.

Từ 2011 đến nay: nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. Mặc dù lượng vốn FDI thực hiện hầu như không thay đổi, lượng vốn FDI đăng ký trong năm 2011 giảm so với năm 2010 (tiếp tục khuynh hướng của năm 2009, 2010). Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân đạt 11 tỷ USD, tương đương với năm 2010.

Năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Cả nước đã có 1.287 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 8,6 tỷ USD bằng 71,2% so với năm 2011. Trong khi đó có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Như vậy, năm 2012

Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và đã tăng so với năm 2011. Đây là một kết quả rất tích cực.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)