Quan hệ giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng GDP

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 104)

Vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng trong suốt thời kỳ 1996-2012 mặc dù các cuộc khủng hoảng trong thời kỳ này cũng đã làm cho nhịp tăng không ổn định. Có thể thấy sau khủng hoảng 1998-1999 vốn đầu tư đã tăng nhanh cho đến khi gặp khủng hoảng hình tế thế giới 2008-2009. Vấn đề của nền kinh tế trong đầu tư vốn chính là hiệu quả. Hiệu quả này trước hết có thể đo bằng nhịp tăng GDP. Có những thời kỳ vốn đầu tư tăng nhanh nhưng kết quả tăng GDP chưa tương xứng. Điều này cho thấy nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi tăng trưởng theo chiều rộng để chuyển sang hình thái tăng trưởng theo chiều sâu. Biểu đồ 3.8 mô tả quan hệ biến động theo thời gian của hai chỉ tiêu quan trọng này.

0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 Nhịp tăng trưởng GDP Nhịp tăng trưởng vốn đầu tư Biểu đồ 3.8: Nhịp tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư giai đoạn 1996-2012 Ngun: Tổng cục Thống kê 3.2.5. Yếu t lao động

Lao động việc làm luôn là vấn đề gắn liền với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở mọi thời kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra mục đích tăng trưởng là hướng đến người nghèo. Điều đó phản ảnh trước tiên ở chiến lược tạo việc làm, giảm thất nghiệp cho nguồn lao động. Tổng số việc làm đã tăng trong suốt thời kỳ từ 30 triệu năm 1990 đến gần 52 triệu năm 2012. Đây là một trong những thành tựu của chiến lược phát triển kinh tế mà Việt Nam đã đạt được. Việt Nam đã phấn đấu trung bình mỗi năm tạo thêm gần 1 triệu việc làm, đáp ứng cơ bản nhu cầu làm việc của dân cư. Nhờ những chính sách hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định và hạn chế những tiêu cực xã hội phát sinh trong thời gian qua.

Biểu đồ 3.9: Số lượng lao động và nhịp tăng trưởng lao động của Việt Nam giai đoạn 1990-2012

Ngun: Tổng cục Thống kê

3.2.6. T l tht nghip khu vc thành th

Thất nghiệp là mặt trái của việc làm trong quá trình tăng trưởng, hiện đại hóa nền kinh tế. Quá trình đầu tư luôn có xu hướng tăng năng suất lao động và vì vậy làm giảm tương đối nhu cầu lao động, nhất là lao động chất lượng thấp. Thực tế, có thể nhận thấy thời kỳ tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp có xu thế tăng. Biểu đồ 3.10 cho thấy có hiện tượng giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị rõ ràng ở thời kỳ 2006- 2012 cần được nghiên cứu thêm. Đây có thể là hiệu hiệu ứng từ các chương trình xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp trong nửa sau của những năm 2000. 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 % Tỷ lệ thất nghiệp thành thị Nhịp tăng trưởng GDP

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và nhịp tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012

3.2.7. Kim ngch xut nhp khu, nhp siêu và t l nhp siêu

Trước thời kỳ đổi mới, kể cả những năm 1986 – 1990, sản xuất chưa đủ tiêu dùng, nhập siêu, vay nợ còn lớn. Nhưng từ 1991 đến nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Có thể thấy rằng xuất nhập khẩu nói chung có xu thế tăng. Tuy nhiên, nhịp tăng xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1998 và 2008-2009. Ở những năm này, nhịp tăng của các chỉ tiêu này có giá trị âm (1998 với nhập khẩu, 2009 với xuất khẩu). Việt Nam nói chung vẫn trong tình trạng nhập siêu, tuy các năm gần đây tỷ lệ nhập siêu có xu thế giảm. Như vậy, việc thu hút vốn FDI tăng hàng năm không chỉ đầu tư làm thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất mà còn có một phần dùng để nhập hàng hoá, dịch vụ.

Bảng 3.3: Thống kê xuất- nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 Năm Xuất Nhịp tăng xuất khẩu Nhập Nhịp tăng nhập khẩu Nhập siêu Tỷ lệ nhập siêu 1990 2404 2752.4 348.4 14.49 1991 2087.1 -13.18 2338.1 -15.05 251 12.03 1992 2580.7 23.65 2540.8 8.67 -39.9 -1.55 1993 2985.2 15.67 3923.9 54.44 938.7 31.45 1994 4054.3 35.81 5825.8 48.47 1771.5 43.69 1995 5448.9 34.40 8155.4 39.99 2706.5 49.67 1996 7255.8 33.16 11143.6 36.64 3887.8 53.58 1997 9185 26.59 11592.3 4.03 2407.3 26.21 1998 9360.3 1.91 11499.6 -0.80 2139.3 22.86 1999 11541.4 23.30 11742.1 2.11 200.7 1.74 2000 14482.7 25.48 15636.5 33.17 1153.8 7.97 2001 15029.2 3.77 16217.9 3.72 1188.7 7.91 2002 16706.1 11.16 19745.6 21.75 3039.5 18.19 2003 20149.3 20.61 25255.8 27.91 5106.5 25.34 2004 26485 31.44 31968.8 26.58 5483.8 20.71 2005 32447.1 22.51 36761.1 14.99 4314 13.30 2006 39826.2 22.74 44891.1 22.12 5064.9 12.72 2007 48561.4 21.93 62764.7 39.82 14203.3 29.25 2008 62685.1 29.08 80713.8 28.60 18028.7 28.76 2009 57096.3 -8.92 69948.8 -13.34 12852.5 22.51 2010 72236.7 26.52 84838.6 21.29 12601.9 17.45 2011 96905.7 34.15 106749.8 25.83 9844.1 10.16 2012 114529.2 18.19 113780.4 6.59 -748.8 -0.65 Ngun: Tổng cục Thống kê

3.2.8. Ngun nhân lc có kh năng đào to (HK)

Nguồn nhân lực có khả năng đào tạo tăng theo số lượng dân số độ tuổi tốt nghiệp phổ thông trung học, những năm 2011-2012 đang có xu thế giảm (Biểu đồ 3.11). Nhịp tăng trung bình thời kỳ 2000-2012 khoảng 4,3% và đang có xu thế giảm từ 2008 đến nay (2012). Mặc dù số lượng này giảm nhưng tổng số người tốt nghiệp phổ thông hàng năm so với số người đang tham gia lao động vẫn chiếm khoảng 6,6% vào năm 2012, đây là một tỷ lệ không nhỏ.

Biểu đồ 3.11: Biến động của HK và nhịp tăng HK giai đoạn 1990 – 2012.

Ngun: Tổng cục Thống kê

3.2.9. Tích lũy vn trong nước (KAP)

Biểu đồ 3.12 cho thấy quá trình tích lũy vốn trong nước tăng tương ứng với tăng GDP và cũng biến động theo hệ số tương tự (hệ số biến thiên khoảng 13%). Nhịp tăng của biến KAP ổn định từ năm 2000 đến năm 2006, tăng đột biến trong năm 2007, các năm sau đó không ổn định và có xu thế chậm dần.

Biểu đồ 3.12: Biến động của tích luỹ vốn trong nước và nhịp tăng trưởng tích luỹ vốn trong nước giai đoạn 1990 – 2012.

3.2.10. Độ m ca nn kinh tế (OPEN)

Theo thời gian, độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, có dấu hiệu giảm trong các năm khủng hoảng kinh tế và hiện đang phục hồi sau khủng hoảng. Biểu đồ 3.13 cho thấy hình ảnh biến động của độ mở nền kinh tế giai đoạn 1990 – 2012.

Biểu đồ 3.13: Biến động Độ mở của nền kinh tế giai đoạn 1990 – 2012

Ngun: Tổng cục Thống kê

3.2.11. Quan h GDP và FDI ca Vit Nam giai đon 1990 – 2012

Quan hệ của GDP và FDI có thể xem là đại diện rõ ràng nhất của việc thu hút FDI và hiệu quả của nó với quá trình tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận FDI. Cũng như tất cả các nước tiếp nhận FDI, có thể nhận diện tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam từ 2 giác độ: (i) cách tổng hợp đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đại diện là GDP; (ii) góp phần trực tiếp tạo nên GDP thông qua nguồn vốn đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, thời kỳ 1990-2012 là thời kỳ nền kinh tế tăng thu nhập quốc dân và thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Với các nước nghèo, đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, cũng cần thấy rằng tăng trưởng kinh tế cũng là động lực tạo nên kỳ vọng tốt đẹp đối với các nhà đầu tư nước ngoài, kích thích đáng kể việc thu hút FDI. Mặc dù còn nhiều vấn đề đặt ra trong khi phân tích, đánh giá vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam nhưng không thể phủ nhận vai trò tích cực của nguồn vốn này trong quá trình phát triển kinh tế vừa qua ở Việt Nam. Biểu đồ 3.14 cho thấy hình ảnh biến động cùng chiều của hai chỉ tiêu này.

Biểu đồ 3.14: Biến động GDP và FDI của Việt Nam giai đoạn 1990-2012

Ngun: Tổng cục Thống kê

Đóng góp trực tiếp của vốn đầu tư nước ngoài qua các cơ sở thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện ở Biểu đồ 3.15. Có thể thấy trong thời kỳ 1995-2012 khu vực kinh tế Nhà nước có tỷ phần đóng góp vào GDP giảm dần từ khoảng 40% năm 1995 còn 36% năm 2012. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm tỷ phần đóng góp vào GDP từ 54% năm 1995 xuống còn 49,7% năm 2012. Trong khi đó, tỷ phần của Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,37% năm 1995 lên mức 13,6% năm 2012.

Như vậy, FDI đã và đang trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập quốc dân với tỷ trọng ngày càng tăng. Ngoài ra, FDI cũng tạo nên các hiệu ứng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết luận này phù hợp với các báo cáo trong hội thảo tổng kết 25 năm thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2013. [2]

Biểu đồ 3.15: Tỷ phần của các khu vực kinh tế trong GDP giai đoạn 1995-2012

3.3. Tác động ca FDI đối vi nn kinh tế Vit Nam

3.3.1. Tác động tích cc

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là khu vực phát triển năng động nhất, thể hiện trên các mặt sau:

3.3.1.1. Về mặt kinh tế

FDI góp phn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vit Nam, nâng cao hiu qu s

dng các ngun lc đầu tư trong nước.

Tính đến thời điểm cuối năm 2012, cả nước có 14.431 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 207,9 tỷ USD. FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Năm 1995 GDP của khu vực FDI tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%, tốc độ này tương ứng là 11,4% và 6,79% (2000); 13,22% và 8,44% (2005); 8,12% và 6,78% (2010) [7].

Trước năm 2005, vốn của nền kinh tế chủ yếu là vốn từ khu vực nhà nước, tỷ trọng vốn của khu vực này trung bình chiếm khoảng 52.64% tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.

Biểu đồ 3.16: Tỷ trọng đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012

Ngun: tác giả tính toán từ số liệu của GSO

Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm dần kể từ khi có luật doanh nghiệp mới năm 2005, trung bình đạt 39%. Ngược với xu hướng giảm của vốn đầu tư của khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng dần. Từ mức tỷ trọng bình

quân 27% đã tăng lên 37%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có biến động mạnh và phản ảnh tác động không chỉ liên quan tới chính sách thu hút vốn của nhà nước năm 2005 mà còn phản ánh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007- 2009. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tăng dần kể từ năm 2005 đạt tỷ trọng 30,92% vào năm 2008, sau đó đã giảm dần xuống mức 21,64% vào năm 2012.

Xét về nhịp tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự biến động mạnh nhất theo thời gian so với các hình thức vốn đầu tư khác vì sự biến động của hình thức đầu tư này không chỉ do chính sách đầu tư trong nước quyết định mà còn phụ thuộc vào sự biến động và bất ổn kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như năm 1998, khu vực đầu tư nước ngoài có sự suy giảm mạnh nhất trong suốt thời kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Do tác động luật doanh nghiệp năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ tăng rất cao, đạt đỉnh vào năm 2007. Từ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tăng của vốn đầu tư nước ngoài đã chậm dần. Vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại kể từ năm 2010.

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 % Khu vực Nhà nước Khu vực Ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đấu tư nước ngoài

Biểu đồ 3.17: Nhịp tăng trưởng vốn đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012

Ngun: Tác giả tính toán từ số liệu của GSO

Như vậy, có thể thấyvốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế, song tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư của cả nước. Ngoài ra, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài có sự biến động mạnh nhất so với hai hình thức sở hữu vốn khác của cả nền kinh tế. Phát huy tốt nguồn vốn này sẽ giúp tăng cường nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát tốt nguồn vốn này sẽ chống được sự biến động không đáng có của lượng vốn đầu tư.

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1991 – 2000 tăng lên 69,47 tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001 – 2011. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 tăng 5,4%.

FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Từ 1,8 tỷ USD giai đoạn 1994 – 2000 lên 14,2 tỷ USD giai đoạn 2001 – 2010. Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách.

FDI đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt qua các khu vực khác trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.

FDI góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng mặt hàng chế tạo. Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vực FDI. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng 7%.

FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.

FDI góp phn làm tăng giá tr tng sn phm trong nước

GDP của cả nền kinh tế thời kỳ 1995 - 2012 có sự gia tăng liên tục cùng với sự đóng góp tăng dần của các thành phần sở hữu. Biểu đồ 3.18 cho thấy trong 3 thành

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)