Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là khu vực phát triển năng động nhất, thể hiện trên các mặt sau:
3.3.1.1. Về mặt kinh tế
FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực đầu tư trong nước.
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, cả nước có 14.431 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 207,9 tỷ USD. FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Năm 1995 GDP của khu vực FDI tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%, tốc độ này tương ứng là 11,4% và 6,79% (2000); 13,22% và 8,44% (2005); 8,12% và 6,78% (2010) [7].
Trước năm 2005, vốn của nền kinh tế chủ yếu là vốn từ khu vực nhà nước, tỷ trọng vốn của khu vực này trung bình chiếm khoảng 52.64% tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.
Biểu đồ 3.16: Tỷ trọng đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012
Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của GSO
Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm dần kể từ khi có luật doanh nghiệp mới năm 2005, trung bình đạt 39%. Ngược với xu hướng giảm của vốn đầu tư của khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng dần. Từ mức tỷ trọng bình
quân 27% đã tăng lên 37%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có biến động mạnh và phản ảnh tác động không chỉ liên quan tới chính sách thu hút vốn của nhà nước năm 2005 mà còn phản ánh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007- 2009. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tăng dần kể từ năm 2005 đạt tỷ trọng 30,92% vào năm 2008, sau đó đã giảm dần xuống mức 21,64% vào năm 2012.
Xét về nhịp tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự biến động mạnh nhất theo thời gian so với các hình thức vốn đầu tư khác vì sự biến động của hình thức đầu tư này không chỉ do chính sách đầu tư trong nước quyết định mà còn phụ thuộc vào sự biến động và bất ổn kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như năm 1998, khu vực đầu tư nước ngoài có sự suy giảm mạnh nhất trong suốt thời kỳ nghiên cứu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Do tác động luật doanh nghiệp năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ tăng rất cao, đạt đỉnh vào năm 2007. Từ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tăng của vốn đầu tư nước ngoài đã chậm dần. Vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại kể từ năm 2010.
-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 % Khu vực Nhà nước Khu vực Ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đấu tư nước ngoài
Biểu đồ 3.17: Nhịp tăng trưởng vốn đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của GSO
Như vậy, có thể thấyvốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế, song tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư của cả nước. Ngoài ra, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài có sự biến động mạnh nhất so với hai hình thức sở hữu vốn khác của cả nền kinh tế. Phát huy tốt nguồn vốn này sẽ giúp tăng cường nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát tốt nguồn vốn này sẽ chống được sự biến động không đáng có của lượng vốn đầu tư.
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ, từ khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1991 – 2000 tăng lên 69,47 tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001 – 2011. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 tăng 5,4%.
FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Từ 1,8 tỷ USD giai đoạn 1994 – 2000 lên 14,2 tỷ USD giai đoạn 2001 – 2010. Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực FDI là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách.
FDI đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt qua các khu vực khác trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012.
FDI góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng mặt hàng chế tạo. Trước năm 2003, dầu thô chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của khu vực FDI. Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng 7%.
FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vì phải nhập khẩu như trước đây.
FDI góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm trong nước
GDP của cả nền kinh tế thời kỳ 1995 - 2012 có sự gia tăng liên tục cùng với sự đóng góp tăng dần của các thành phần sở hữu. Biểu đồ 3.18 cho thấy trong 3 thành phần sở hữu đóng góp vào giá trị GDP của cả nước thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có sự gia tăng liên tục qua các năm. Nếu như năm 1995 tỷ trọng đóng góp của khu vực này chỉ là 6.3% GDP thì năm 2012 là 18.1% GDP. Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước có sự suy giảm liên tục, khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm từ tỷ lệ đóng góp 53.5% năm 1995 xuống 47.2% năm 2005 và tăng lên sau đó (năm 2012 đạt 49.3%). 6.3 7.4 9.1 10.0 12.2 13.3 13.8 13.8 14.5 15.1 15.2 16.1 17.0 17.4 17.3 17.7 18.0 18.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12
Kinh tế Nhà nước/ GDP Kinh tế ngoài Nhà nước/GDP Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài/GDG
Biểu đồ 3.18: Tỷ trọng GDP theo đóng góp của các khu vực sử hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012
Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của GSO
Hệ số tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước/tỷ trọng vốn đầu tư ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn ở mức cao nhất, sau đó là khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Một nguyên nhân dẫn đến hệ số đóng góp thấp vào GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thể kể đến là hầu như các cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các ngành đòi hỏi nhiều vốn, trang bị kỹ thuật cao hơn. Xét xu hướng, Biểu đồ 3.19 cho thấy sau năm 2004 hệ số này gần như không tăng (hoặc chỉ tăng nhẹ), thời kỳ khủng hoảng kinh tế hệ số này giảm đi, từ năm 2009 đã tăng trở lại những vẫn thấp.
Biểu đồ 3.19: Hệ số tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012
Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của GSO
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.
Tính đến 12/2012, vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với trình độ công nghệ cao đạt 58,4% và cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng của khu vực FDI đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành môt số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam như: viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng,....
FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây trồng, giống gia súc có năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.
Khu vực FDI đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như: khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, siêu thị,... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hoá, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
FDI đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệở Việt Nam.
Khu vực FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như: viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy,... Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/ đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI, chiếm 63,6%. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm /dịch vụ khác để tránh cạnh tranh. Đồng thời có tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
FDI góp phần nâng cao năng lực quản l ý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh
Thực tiễn FDI đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập.
FDI có tác động lan tỏa tốt, không chỉ ở qui mô sản xuất mà còn hiệu quả ở
tác động đến việc tạo ra giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thuộc ngành chế tác
Mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp chế tác số doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiểm tỷ lệ khoảng 17% trong suốt 12 năm (2000-2011) nhưng lượng lao động ở khu vực này đang tăng dần và hiện đang ở mức xấp xỉ 47%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp chế tác và đang đóng góp một phần đáng kể trong quá trình tạo việc làm trên thị trường lao động Việt Nam.
Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ lao động hàng năm của các doanh nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 - 2011
Nguồn: Từ số liệu của GSO
Ngành công nghiệp chế tác đang chiếm một tỷ trọng giá trị sản xuất lớn trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành này cũng đang đóng góp một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành. Xu thế cũng đang ổn định dần ở mức khoảng 54% ngay trong và sau khủng hoảng. Cùng với tạo việc làm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang giữ một vị trí quan trong trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trước năm 2006, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế tác của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thấp hơn các doanh nghiệp vốn trong nước thì sau năm 2006 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế tác của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã vượt các doanh nghiệp vốn trong nước và đạt tỷ lệ ngày càng tăng.
Biểu đồ 3.21: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011
Nguồn: Từ số liệu của GSO
Cũng như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng được tạo ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tương đối đều đặn qua các năm và đã đạt mức tương đối
ổn định (53%). Như vậy, cùng với tạo việc làm, tăng giá trị sản xuất, chất lượng của tăng trưởng nhìn từ góc độ tạo nên giá trị mới thì khu vực vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có vai trò ngày càng lớn trong ngành công nghiệp chế tác nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.
Biểu đồ 3.22: Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011
Nguồn: Từ số liệu của GSO
Trang bị vốn cho lao động hay còn gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản được tính bằng tỷ số giữa tài sản vốn và lao động. Tiến bộ công nghệ luôn đi cùng với tăng tỷ số này. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn có hệ số này lớn hơn các doanh nghiệp vốn trong nước. Xu thế giảm hệ số này ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy các doanh nghiệp này đang hướng đến khai thác đầy đủ hơn nguồn lao động giá rẻ trong nước. Sự xích lại gần nhau hay thu hẹp khoảng cách ở hai khu vực cho thấy sức ép cạnh tranh và tác động lan tỏa của công nghệ mới từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp khác.
Biểu đồ 3.23: Trang bị vốn của ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011.
3.3.1.2. Về mặt xã hội
FDI tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được xã hội quan tâm và coi đây là một trong những nhân tố góp phần làm cho xã hội phát triển công bằng và bền vững. Tính đến thời điểm này, không thể phủ nhận được vai trò của khu vực vốn FDI trong việc tạo ra việc làm cho lao động ở Việt Nam. Các doanh