Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 90 - 92)

Hệ thống thời gian định trước GSD không còn xa lạ với các doanh nghiệp may, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng vào trong chính sản xuất của công ty mình do chi phí duy trì sự khác biệt về điều kiện sản xuất khác nhau. Và do đó em lựa chọn 3 nội dung nghiên cứu sau.

Nội dung 1:

- Phép mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD đã đáp ứng được các điều kiện về mã hóa dữ liệu thông tin rời rạc chung như đã sử dụng các ký hiệu quy ước để biểu diễn bản tin ở dạng phù hợp với phân tích hoạt động lao động may công nghiệp. Phép mã hóa tạo thành bảng mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD sử dụng ký hiệu mã trong các từ mã là các chữ in hoa đầu tiên của hoạt động lao động may bằng tiếng Anh. Cách mã hóa này dễ hiểu, dễ nhớ đối với cán bộ kỹ thuật có trình độ tiếng Anh tốt, tuy nhiên sẽ khó khăn với các cán bộ kỹ

thuật may người Việt Nam khi các ký hiệu mã không gắn với các động từ chỉ hoạt động lao động theo ngôn ngữ Việt, do đó không tạo thành quy luật để phân biệt được các ký hiệu đầu của mỗi từ mã cũng như dãy các ký hiệu mã trong từ mã và bảng mã. Từ đó gây khó hiểu, khó nhớ, dễ nhầm lẫn và khó giải mã. Điều này dẫn đến bản tin nhận được sau giải mã sẽ có thể không giống với bản tin được phát và do vậy gây khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Vì thế trong nội dung nghiên cứu một của luận văn, em tiến hành “Xây dựng bảng mã code mới (gồm 7 mã nền cho nhóm cử động cơ bản của các hoạt động chuẩn bị gồm 39 mã code và 1 mã nền cho hoạt động của máy may) dựa trên cơ sở phân chia các lớp code của GSD”

Nội dung 2: Xác định giá tr thi gian chun b may

- Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố kích thước của chi tiết may (cỡ của áo) và khoảng cách đặt bán thành phẩm may (cm) đến thời gian chuẩn bị may sản phẩm dệt kim gồm 14 mã code của 05 lớp hoạt động chuẩn bị may của người công nhân có tần suất lặp lại nhiều nhất trong bảng quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-Shirt và T-Shirt nghiên cứu.

- Xác định giá trị tối ưu của các yếu tố nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu cực tiểu hóa thời gian chuẩn bị may, từ đó xác định được hệ số điều chỉnh của các code giữa giá trị thực tế với giá trị tính toán lý thuyết theo phương pháp MTM và hệ thống GSD của thời gian chuẩn bị may sản phẩm Polo–Shirt và T-Shirt từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2.

Nội dung 3:Xác định giá tr thi gian may trên máy

- Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố chiều dài đường may (cm) và mật độ mũi may (mũi/cm) đến thời gian may trên máy sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt trên 04 thiết bị may gồm máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 chỉ thực hiện trên 03 mẫu vải dệt kim kiểu dệt Single Jersey có 3 độ dày khác nhau gồm vải mỏng, trung bình và dày.

- Xác định bộ số liệu chỉ dẫn cho sản xuất giá trị thời gian may trên 04 máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến nghiên cứu là mật độ mũi

may và chiều dài đường may khi may trên vải single với 03 độ dày khác nhau khi may sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt điển hình từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)