bị may [5], [7] a. Phương pháp liệt kê
Phương pháp này còn gọi là phương pháp lập bảng. Đây là cách trình bày đơn giản nhất: liệt kê trong 1 bảng những tin của nguồn và chỉ rõ các từ mã tương ứng. Ví dụ:
Nguồn tin A= {a1, a2 , ...an }, các mã tin của nó được mã hóa như bảng sau
Bảng 2.5 Ví dụ mã hóa bằng phương pháp liệt kê
Tin a1 a2 a3 a4 a5
Từ mã 00 01 100 1000 1001
Cách biểu diễn này tuy rõ ràng nhưng không thích hợp cho từng trường hợp bộ mã lớn và cồng kềnh
b. Phương pháp cây mã
đã áp dụng cụ thể hơn cho ngành công nghiệp may và cụ thể ở đây là xây dựng mã hóa hoạt động may.
Bộ mã mới được xác định:
+ Cơ sở của bộ mã: gồm 29 ký tự chữ cái in hoa và 10 ký tự số từ 0 đến 9.
+ Chiều dài của từ mã.: Tương tự như số lượng từ mã trong hệ thống GSD, Các mã code mới được xây dựng có chiều dài là 4 (nmax=4). Em ký hiệu nó dưới dạng trong đó x là đại diện cho các ký tự. Tương ứng với 4 ký tự, chúng em sẽ xây dựng các cây mã cho các lớp code có 4 mức, mỗi lớp tương ứng với việc tìm một ký tự.
+ Mỗi ký tự đại diện cho mỗi mã chính là chữ cái đầu của một từ đại diện cho động tác ở mức đó
c. Phương pháp đánh giá tính tối ưu của từ mã
Sự tồn tại quy luật cho phép tách được một cách duy nhất dãy các ký hiệu mã thành các từ mã được gọi là điều kiện thiết lập chung cho bộ mã. Bộ mã thỏa mãn điều kiện thiết lập mà còn gọi là bộ mã phân tách được.
Để biết mã có phân tách được hay không ta kiểm tra 2 điều kiện sau:
- Điều kiện 1: Khi nhận một dãy kí hiệu mã, để có thể phân tách được các từ mã
một cách duy nhất và đúng đắn bộ mã phải thỏa mã điều kiện cần và đủ là: bất kì các từ mã nào của bộ mã cũng không được trùng với một dãy từ mã khác của cùng bộ mã. Để kiểm tra điều kiện này ta kiểm tra kiểm tra tính duy nhất của từ mã bằng phần mềm Excel 2016. Sử dụng tính năng tìm giá trị trùng nhau trong phần mềm này để kiểm tra xem những từ mã được thiết lập có bị trùng nhau hay không. Dưới đây là các bước thực hiện trên phần mềm
Bước 1: Tô đen toàn bộ khu vực dữ liệu mà ta muốn tìm dữ liệu trùng nhau trong Excel.
Bước 2: Tìm đến thẻ DATA trên thanh công cụ, lựa chọn tính năng Remove Duplicates.
Bước 3: Bảng lọc dữ liệu Remove Duplicates xuất hiện, ta lựa chọn cột muốn lọc dữ liệu và đánh dấu vào. Sau đó ấn OK
Bước 4: Kết quả hiển thị “No duplicate values found” tức là không có từ mã nào giống nhau. Như vậy bộ mã đang xét thuộc loại mã phân tách được.
- Điều kiện 2: Bộ mã chắc chắn phân tách được nếu từ mã ngắn hơn không là
phần đầu hoặc phần cuối hoặc phần giữa của từ mã khác dài hơn, hoặc việc ghép hai hay nhiều từ mã lại thành chuỗi ký hiệu mà không tạo thành một đoạn kí hiệu mã trùng với một từ mã khác chúng.
Ta có thể chúng minh điều kiện này gián tiếp qua cách xây dựng bảng thử: đem các từ xếp thành một cột đánh dấu là cột 1. Đối chiếu các từ mã ngắn với các từ mã dài hơn trong cột 1. Nếu từ mã ngắn giống phần đầu của từ mã dài hơn trong cột 1 thì lấy phần còn lại ghi vào cột 2. Tiếp tục cứ làm thế cho đến lúc cột phải điền rống.
Ta có định lý: “ Điều kiện cần và đủ để mã có tính phân tách là không có tổ hợp mã nào ở các cột J 2 trùng với từ mã ở cột 1”.
d. Phương pháp so sánh đánh giá
Là một trong các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp được sử dụng nhằm tìm ra những ưu điểm của phiên bản cũ (“General Sewing Data”; 2018) từ đó phát huy những ưu điểm đó cũng như hạn chế những nhược điểm nhằm xây dựng một hệ thống mã hóa mới ưu việt hơn và phù hợp với người Việt. Dựa trên cơ sở các lớp hoạt động của hệ thống thời gian định trước của GSD tác giả phân tích đặc điểm, tính chất của các thao tác trong đó từ đó tách ra thành các nhánh trong sơ đồ cây