Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 89)

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi rất nhiều quy trình vận hành của doanh nghiệp truyền thống. Các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo đã và đang được đưa vào thực tiễn để tăng tính hiệu quả của hoạt động quản trị doanh nghiệp trên toàn thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập vả vươn ra biển lớn, bài toán cần thiết đầu tiên chính là nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa cả về số lượng và chất lượng sản phẩm và đối với ngành may cũng thế. Chính vì với lý do này em đã chọn đề tài “Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim”

Trong tổng quan chương 1 cho ta khái quát về những nội dung sau:

- Nêu lên được tổng quan chính vải dệt kim và sản phẩm may từ vải dệt kim có ảnh hưởng đến các thao tác lao động của người công nhân

- Đưa ra được lý thuyết về mã hóa: khái niệm, kết cấu,..

- Tổng quan về định mức thời gian bằng phương pháp TMT và xác định thời gian bằng hệ thống GSD đang sử dụng hiện nay. Phân biệt thời gian chuẩn bị may và thời gian công nghệ may.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị may và thời gian công nghệ may.

Từ phần tổng quan của chương 1 là tiền đề mở ra nội dung trong chương 2 và chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 2.NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu

MTM được nghiên cứu áp dụng thành công tại nhiều nước,kế thừa phương pháp khoa học đó GSD đã áp dụng và xây dựng một phần mềm xác định thời gian định trước vào ngành Dệt May. Tuy nhiên MTM được nghiên cứu ở các nước có điều kiện làm việc và con người khác nhiều so với Việt Nam, do đó khi áp dụng trực tiếp sẽ có sai lệch đáng kể. Để MTM có thể sử dụng phù hợp ở Việt Nam, cần tiến hành xây dựng hệ số điều chỉnh mức thời gian cho các di động trong bảng tiêu chuẩn thời gian định trước Để xây dựng một hệ thống phần mềm này tay cần một cơ sở dữ liệu phù hợp.

Nhiệm vụ đầu tiên đặt ra là mã hóa các thao tác, cử động trong quá trình thực hiện may sản phẩm thành các mã code để phần mềm có thể hiểu được. Tiếp theo đó cần tìm được thời gian tương thích của từng cử động, thao tác đó. Từ đó với mỗi sản phẩm may mặc ta chỉ cần phân tích quá trình gia công thành các thao tác, các cử động. Tổng thời gian thực hiện các thao tác, các cử động sẽ chính bằng thời gian gia công sản phẩm.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Hệ thống thời gian định trước GSD không còn xa lạ với các doanh nghiệp may, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng vào trong chính sản xuất của công ty mình do chi phí duy trì sự khác biệt về điều kiện sản xuất khác nhau. Và do đó em lựa chọn 3 nội dung nghiên cứu sau.

Nội dung 1:

- Phép mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD đã đáp ứng được các điều kiện về mã hóa dữ liệu thông tin rời rạc chung như đã sử dụng các ký hiệu quy ước để biểu diễn bản tin ở dạng phù hợp với phân tích hoạt động lao động may công nghiệp. Phép mã hóa tạo thành bảng mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD sử dụng ký hiệu mã trong các từ mã là các chữ in hoa đầu tiên của hoạt động lao động may bằng tiếng Anh. Cách mã hóa này dễ hiểu, dễ nhớ đối với cán bộ kỹ thuật có trình độ tiếng Anh tốt, tuy nhiên sẽ khó khăn với các cán bộ kỹ

thuật may người Việt Nam khi các ký hiệu mã không gắn với các động từ chỉ hoạt động lao động theo ngôn ngữ Việt, do đó không tạo thành quy luật để phân biệt được các ký hiệu đầu của mỗi từ mã cũng như dãy các ký hiệu mã trong từ mã và bảng mã. Từ đó gây khó hiểu, khó nhớ, dễ nhầm lẫn và khó giải mã. Điều này dẫn đến bản tin nhận được sau giải mã sẽ có thể không giống với bản tin được phát và do vậy gây khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Vì thế trong nội dung nghiên cứu một của luận văn, em tiến hành “Xây dựng bảng mã code mới (gồm 7 mã nền cho nhóm cử động cơ bản của các hoạt động chuẩn bị gồm 39 mã code và 1 mã nền cho hoạt động của máy may) dựa trên cơ sở phân chia các lớp code của GSD”

Nội dung 2: Xác định giá tr thi gian chun b may

- Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố kích thước của chi tiết may (cỡ của áo) và khoảng cách đặt bán thành phẩm may (cm) đến thời gian chuẩn bị may sản phẩm dệt kim gồm 14 mã code của 05 lớp hoạt động chuẩn bị may của người công nhân có tần suất lặp lại nhiều nhất trong bảng quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-Shirt và T-Shirt nghiên cứu.

- Xác định giá trị tối ưu của các yếu tố nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu cực tiểu hóa thời gian chuẩn bị may, từ đó xác định được hệ số điều chỉnh của các code giữa giá trị thực tế với giá trị tính toán lý thuyết theo phương pháp MTM và hệ thống GSD của thời gian chuẩn bị may sản phẩm Polo–Shirt và T-Shirt từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2.

Nội dung 3:Xác định giá tr thi gian may trên máy

- Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố chiều dài đường may (cm) và mật độ mũi may (mũi/cm) đến thời gian may trên máy sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt trên 04 thiết bị may gồm máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 chỉ thực hiện trên 03 mẫu vải dệt kim kiểu dệt Single Jersey có 3 độ dày khác nhau gồm vải mỏng, trung bình và dày.

- Xác định bộ số liệu chỉ dẫn cho sản xuất giá trị thời gian may trên 04 máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến nghiên cứu là mật độ mũi

may và chiều dài đường may khi may trên vải single với 03 độ dày khác nhau khi may sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt điển hình từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2

2.3 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Sản phẩm nghiên cứu

Sản phẩm Polo- Shirt cổ cài kín không chân, nẹp lệch, bản cổ bằng băng vải dệt, gấu áo và gấu tay được chần hai đường song song

Hình 2.1 Hình ảnh mô tả sản phẩm Polo-Shirt

Sản phẩm T-Shirt có kết cấu công nghệ điển hình: áo ngắn tay, cổ bo rib có dây bọc viền cố sau, dáng thẳng, gấu tay, gấu áo chần diễu.

Hình 2.2 Hình ảnh mô tả sản phẩm T-Shirt

2.3.1 Thời gian may

Theo phương pháp MTM và hệ thống GSD, tiêu hao thời gian của một đường may được phân tích như sau: t = tm+tp [9], [22]

Trong đó: tm: là thời gian may trên máy còn gọi là thời gian công nghệ may, tp: thời gian thực hiện hoạt động chuẩn bị và phục vụ cho việc thực hiện đường may trên máy.

- Thi gian công ngh may tm :

Thời gian may trên máy được tính toán xác định theo công thức lý thuyết [9], [22]

tm = x hn x hc+ α + 17 (2.1)

Trong đó:

l: Chiều dài đường may (cm) m: Mật độ mũi may tính bằng số mũi/cm n: Tốc độ cực đại của máy (vòng/phút)

hn: Hệ số kể đến tốc độ máy, ứng với khoảng tốc độ của máy. hc Hệ số chỉ mức độ phức tạp để hoàn thành đường may. α: mức độ chính xác yêu cầu khi kết thúc đường may. 17 TMU: Thời gian cho hoạt động khởi động và dừng máy.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thay đổi 2 yếu tố chiều dài đường may (cm) và mật độ mũi may (số mũi/cm) và cố định các yếu tố còn lại nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của 2 yếu tố n chiều dài đường may và mật độ mũi may đến thời gian may trên máy.

- Thi gian chun b may tp:

Trong phương pháp MTM và hệ thống GSD, các hoạt động chuẩn bị và phục vụ được phân tích thành 7 lớp hoạt động gồm 39 code. Ngoài ra còn có lớp thứ 8 cho các hoạt động phụ trong quá trình may. Đây là các mã code hoạt động đã được nghiên cứu thiết kế đặc thù riêng cho ngành công nghiệp may. Gồm:

+ Hoạt động “Cầm” và “Đặt”. Mã code cơ sở G và P.

+ Hoạt động “Cầm” và “Xếp chồng các chi tiết”. Mã code cơ sở M. + Hoạt động “Xếp thẳng hàng” và “Điều chỉnh”. Mã code cơ sở A. + Hoạt động “Định hình chi tiết”. Mã code cơ sở F.

+ Hoạt động “Đưa chi tiết ra ngoài”. Mã code cơ sở A.

+ Hoạt động “Cắt chỉ và các hoạt động khác có dùng dụng cụ”. Mã code cơ sở T.

+ Hoạt động “Vận hành máy may”. Mã code cơ sở M. + Hoạt động phụ “Vận động và di chuyển”.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả lựa chọn 14 mã code đại diện cho 5 lớp hoạt động lao động chuẩn bị may của người công nhân có tần suất lặp lại nhiều nhất trong bảng quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-Shirt và áo T- Shirt. Bảng các code nghiên cứu được thể hiện bên dưới đây.

Bảng 2.1 Bảng các code được thực hiện

STT Lớp Mã Code nghiên cứu

1 Lớp Code cầm và xếp

chồng các chi tiết MG2S, FOOT, MAP2, MAPE 2 Lớp Code điều chỉnh AM2P, ARPN, APSH

3 Lớp Code định hình

4 Lớp Code đưa chi tiết

ra ngoài AS2H

5 Lớp Code hoạt động

cầm và đặt GP1H, GP2H, PPAL, PPST

Với các mã code chưa tiến hành thực nghiệm được nhóm tác giả sử dụng phương pháp nội suy để tính toán xác định gồm: AJPT, MG2T, MAP1, FUNF, GP1E, GPCO, GPOH, GPAG, PPOH, PPL1, PPL2, APSH, AS1H. Phương pháp nội suy được thực hiện trên cơ sở đã xác định được thời gian của các mã code của cùng một lớp, xác định hệ số điều chỉnh được trình bày trong mục 2.3.2g.

2.3.2 Vải dệt kim [23], [24], [25], [26]

- Căn cứ vào tình hình sản xuất và đơn đặt hàng thực tế của doanh nghiệp Star Fashion trong giai đoạn 9/11/2020 – 20/11/2020, với mặt hàng chủ yếu là áo T-shirt và Polo-shirt được may bằng vải Single. Dựa trên kinh nghiệm thực tế về phân loại khối lượng vải dệt kim:

Vải mỏng: <130g/m2; Vải trung bình: 130-180 g/m2; Vải dày: >180 g/m2

- Trong đề tài này sinh viên tiến hành thực hiện 4 thí nghiệm:  Thí nghiệm xác định khối lượng g/m2;

 Thí nghiệm xác định mật độ dọc Pd, mật độ ngang Pn;  Thí nghiệm xác định độ dày của vải;

 Thí nghiệm xác định chi số sợi. Kết quả được thể hiện trong bảng - Các tiêu chuẩn áp dụng

 TCVN 5793: 1994 – phương pháp xác định khối lượng của vải dệt kim  TCVN 5794 - 1994 – phương pháp xác định mật độ của vải dệt kim

 TCVN 5071: 2007 vật liệu dệt – xác định độ dày của vật liệu dệt và sản phẩm dệt.

 TCVN 5785-1994 vật liệu dệt sợi- phương pháp xác định chỉ số - Dụng cụ thí nghiệm

Bảng 2.2 Bảng dụng cụ thí nghiệm

1 Thước đo có độ chính xác đến 1mm

2 Cân

3 Kim gẩy

4 Kính soi mật độ

5 Thiết bị đo độ dày vải

7 Dưỡng cắt mẫu vải

- Sau khi làm thí nghiệm ta lựa chọn được 3 loại vải dệt kim kiểu Single với ba loại độ dày: Vải mỏng, trung bình và dày với các thông số như sau:

Bảng 2.3 Mẫu vải dùng cho thí nghiệm

STT Mẫu vải Thông số

1

Vải mỏng

-Kiểu dệt: Single Jersey - Chi số sợi: 30/1 - Thành phần: 100% cotton - Mật độ dọc: 170 hàng vòng/10cm - Mật độ ngang: 160 cột vòng/10cm - Khối lượng: 130g/m2 - Độ dày: 0.445mm 2 Vải trung bình

-Kiểu dệt: Single Jersey - Chi số sợi: 30/1 - Thành phần: 100%cotton - Mật độ dọc: 220 hàng vòng/10cm - Mật độ ngang: 160 cột vòng/10cm - Khối lượng: 160g/m2 - Độ dày: 0.502mm 3 Vải dày

-Kiểu dệt: Single Jersey - Chi số sợi: 30/1 - Thành phần: 100% cotton - Mật độ dọc: 250 hàng vòng/10cm - Mật độ ngang: 280 cột vòng/10cm - Khối lượng: 198g/m2 - Độ dày: 1.09mm

2.3.3 Thiết bị nghiên cứu

Căn cứ vào các yếu tố sau để lựa chọn loại máy thí nghiệm:

- Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất tại doanh nghiệp Star Fashion và đơn đặt hàng trong giai đoạn ̣9/11/2020-20/11/2020

- Căn cứ vào kết cấu đường may sản phẩm áo T-shirt và Polo-shirt

Thí nghiệm được thực hiện trên bốn loại máy: Máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần 2 kim 3 chỉ.

Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật của các loại máy may dùng cho thí nghiệm

STT Loại

máy Ảnh minh họa Thông số kỹ thuật

1 Máy 1 kim

Tên máy: DDL-5550N

Tốc độ cực đại: 5500 vòng/phút

Chiều dài mũi lớn nhất: 5mm Độ cao nhấc chân vịt bằng gạt gối: 13mm Loại kim: DBx1(#14), 134 (Nm90) 2 Máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ

Tên máy: MO-6704DA

Tốc độ cực đại: 7000vòng/phút

Chiều dài mũi: 0.8-4mm

Rộng bờ vắt sổ: 1.6, 3.2, 4.0, 4.8mm Loại kim: DCx27 3 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ

Tên máy: MO-6804S

Tốc độ may tối đa: 7000vòng/phút

Chiều dài mũi may:0.6~3.8

(4.5) mm

Cự li kim: 2.0,3.0, 5.0

Bờ vắt sổ (mm):1.5, 4.0,3.2, 4.0, 3.0, 5.0

Tỉ lệ đẩy vi sai

May nhún 1:2 (Tối đa. 1:4), May căng 1:0.7 (Tối đa. 1:0.6) Kim DC×27

4

Máy chần đè 2 kim 3

chỉ

Tên máy: MF-7500/U11

Tốc độ cực đại: 6500 vòng/phút

Cự li kim:

3.2,4.0,4.8,5.6,6.4mm

Chiều dài mũi may: 1.2- 3.6mm

Loại kim: UY128GAS(#10) #9S⁓#12S

2.3.4 Doanh nghiệp khảo sát

Công ty TNHH Thời trang Star

Hình 2.3 Công ty TNHH thời trang Star

- Khảo sát năng suất lao động thực tế sản phẩm áo T-Shirt tại doanh nghiệp: Công ty TNHH Thời Trang Star.

- Địa chỉ: Lô CN - B4, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

- Điện thoại: 02463267395

- Số lượng lao động: 6000 công nhân

- Các khảo sát được tiến hành và nghiên cứu trên 3 dây chuyền sản xuất cùng một mã hàng áo T-Shirt. 3 dây chuyền được chọn để tiến hành nghiên cứu là những dây chuyền có năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhân cao.  Công ty TNHH May Tinh Lợi 2

Hình 2.4 Công ty TNHH May Tinh Lợi 2

- Khảo sát năng suất lao động thực tế sản phẩm áo Polo-Shirt tại doanh nghiệp: Công ty TNHH May Thời Tinh Lợi 2.

- Địa chỉ: KCN Lai Vu-Kim Thành-Hải Dương. - Điện thoại: 0220 3574 168.

- Số lượng lao động: khoảng 14000 công nhân

- Các khảo sát được tiến hành và nghiên cứu trên 2 dây chuyền sản xuất cùng một mã hàng áo Polo-Shirt. 2 dây chuyền được chọn để tiến hành nghiên cứu là những dây chuyền có năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhân cao

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)