Phương pháp bảng (còn gọi là phương pháp liệt kê): liệt kê trong một bảng những tin của nguồn tin và chỉ rõ các từ mã tương ứng. Ví dụ xét một nguồn tin X= {x1, x2, x3, x4, x5}, các mã tin của nó được mã hóa như bảng sau:
Bảng 1.5 Ví dụphương pháp liệt kê
X x1 x2 x3 x4 x5
M 00 01 100 1010 1011
Cách biểu diễn này tuy rõ ràng nhưng không thích hợp cho từng trường hợp bộ mã lớn và cồng kềnh.
Phương pháp cây mã (còn gọi là phương pháp hình mã). Cây mã gồm có nút và các nhánh. Nút xuất phát của cây mã gọi là nút gốc được gọi là mức 0. Từ một nút gốc có thể phát đi tối đa k nhánh (tương ứng với cơ số của mã k) hoặc ít hơn, mỗi nhánh đại biểu một giá trị của ký hiệu nằm ở vị trí bên trái
nhất của từ mã của bộ mã. Mỗi nhánh kết thúc tại một nút ở mức cao hơn nút xuất phát. Tiếp tục mỗi nút ở mức i sẽ phân ra k nhánh hoặc ít hơn, mỗi nhánh đại biểu cho một trị của ký hiệu có tại vị trí i+1 (tính từ bên trái) của những từ mã mà i ký hiệu bên trái nó được biểu diễn bằng một đường liên tục các nhánh tính từ nút gốc đến nút mức i được phân nhánh này. Mỗi nhánh phân ra từ nút mức i này sẽ kết thúc ở một nút mức i+1. Mỗi nút cuối (nút kết thúc của nhánh đại biểu cho ký hiệu cuối cùng của một từ mã) sẽ đại biểu cho một từ mã mà thứ tự các trị ký hiệu của mã là thứ tự các trị trên các nhánh đi từ nút gốc đến nút cuối qua các nút trung gian. Ví dụ cây mã cho bộ mã 00, 01, 100, 1010, 1011 được biểu diễn như trên hình 1.
Hình 1.4 Ví dụ về cây mã
Phương pháp đồ hình kết cấu
Gồm những nút và những nhánh có hướng. Đây là một cách biểu diễn cây mã rút gọn. Mỗi từ mã được biểu diễn bằng một vòng kín xuất phát từ gốc theo các nhánh có gốc. Thứ tự giá trị các kí hiệu lấy theo thứ tự giá trị các nhánh trên đường đi.
Hình 1.5 Đồ thị kết cấu của bộ mã 00,01,100,1010,1011
Phương pháp này chỉ thích hợp cho các từ mã có trọng số. Dựa trên hai thông số là một độ dài n và trọng số b của từ mã để lập nên một mặt phẳng tọa độ. Mỗi từ mã được biểu diễn bằng một điểm trên mặt phẳng tọa độ (n,b). Nếu từ mã v=(v0, v1, …vn) được mã hóa bởi bộ mã M có cơ số là m: vi ∈ M và vi=0,1,…m-1 với i= 1,2…n. Trong đó quy ước vị trí đầu tiên bên trái ứng với kí hiệu v1là vị trí có trọng số nhỏ nhất mo, vị trí thứ i tính từ trái qua phải ứng với kí hiệu vi có trọng số là mi-1, vị trí cuối cùng (thứ n) tương ứng với vn có trọng số là m n-1. Khi đó, trọng số b của từ mã là tổng trọng số các kí hiệu trong từ mã được tính theo công thức sau:
(1.3)
Trong đó:
vi giá trị của ký hiệu thứ i trong từ mã vi ∈ M i: số thứ tự của ký hiệu trong từ mã i= 1,2…n m: cơ số của bộ mã