Thời gian may

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 92 - 94)

Theo phương pháp MTM và hệ thống GSD, tiêu hao thời gian của một đường may được phân tích như sau: t = tm+tp [9], [22]

Trong đó: tm: là thời gian may trên máy còn gọi là thời gian công nghệ may, tp: thời gian thực hiện hoạt động chuẩn bị và phục vụ cho việc thực hiện đường may trên máy.

- Thi gian công ngh may tm :

Thời gian may trên máy được tính toán xác định theo công thức lý thuyết [9], [22]

tm = x hn x hc+ α + 17 (2.1)

Trong đó:

l: Chiều dài đường may (cm) m: Mật độ mũi may tính bằng số mũi/cm n: Tốc độ cực đại của máy (vòng/phút)

hn: Hệ số kể đến tốc độ máy, ứng với khoảng tốc độ của máy. hc Hệ số chỉ mức độ phức tạp để hoàn thành đường may. α: mức độ chính xác yêu cầu khi kết thúc đường may. 17 TMU: Thời gian cho hoạt động khởi động và dừng máy.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thay đổi 2 yếu tố chiều dài đường may (cm) và mật độ mũi may (số mũi/cm) và cố định các yếu tố còn lại nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của 2 yếu tố n chiều dài đường may và mật độ mũi may đến thời gian may trên máy.

- Thi gian chun b may tp:

Trong phương pháp MTM và hệ thống GSD, các hoạt động chuẩn bị và phục vụ được phân tích thành 7 lớp hoạt động gồm 39 code. Ngoài ra còn có lớp thứ 8 cho các hoạt động phụ trong quá trình may. Đây là các mã code hoạt động đã được nghiên cứu thiết kế đặc thù riêng cho ngành công nghiệp may. Gồm:

+ Hoạt động “Cầm” và “Đặt”. Mã code cơ sở G và P.

+ Hoạt động “Cầm” và “Xếp chồng các chi tiết”. Mã code cơ sở M. + Hoạt động “Xếp thẳng hàng” và “Điều chỉnh”. Mã code cơ sở A. + Hoạt động “Định hình chi tiết”. Mã code cơ sở F.

+ Hoạt động “Đưa chi tiết ra ngoài”. Mã code cơ sở A.

+ Hoạt động “Cắt chỉ và các hoạt động khác có dùng dụng cụ”. Mã code cơ sở T.

+ Hoạt động “Vận hành máy may”. Mã code cơ sở M. + Hoạt động phụ “Vận động và di chuyển”.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả lựa chọn 14 mã code đại diện cho 5 lớp hoạt động lao động chuẩn bị may của người công nhân có tần suất lặp lại nhiều nhất trong bảng quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-Shirt và áo T- Shirt. Bảng các code nghiên cứu được thể hiện bên dưới đây.

Bảng 2.1 Bảng các code được thực hiện

STT Lớp Mã Code nghiên cứu

1 Lớp Code cầm và xếp

chồng các chi tiết MG2S, FOOT, MAP2, MAPE 2 Lớp Code điều chỉnh AM2P, ARPN, APSH

3 Lớp Code định hình

4 Lớp Code đưa chi tiết

ra ngoài AS2H

5 Lớp Code hoạt động

cầm và đặt GP1H, GP2H, PPAL, PPST

Với các mã code chưa tiến hành thực nghiệm được nhóm tác giả sử dụng phương pháp nội suy để tính toán xác định gồm: AJPT, MG2T, MAP1, FUNF, GP1E, GPCO, GPOH, GPAG, PPOH, PPL1, PPL2, APSH, AS1H. Phương pháp nội suy được thực hiện trên cơ sở đã xác định được thời gian của các mã code của cùng một lớp, xác định hệ số điều chỉnh được trình bày trong mục 2.3.2g.

Một phần của tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)