Quy trình dựng nhà

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 38 - 39)

3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ

2.2.3. Quy trình dựng nhà

Trong áng mo đồ sộ “Đẻ đất, đẻ nước” (“Te tấc te đác”) của người Mường có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường: Mo rằng: Khi người Mường sinh ra nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa để thịt:

Bốn chân tôi làm nên cột cái Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui

Nhìn qua đuôi làm chái

Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài

Muốn làm mái thì trông vào mai Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách

Lấy chạc vớt mà buộc kèo

Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở.

Đây được coi như một sự tích về sự ra đời của ngôi nhà sàn Mường. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền. Việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú.

Ngôi nhà của người Mường cũng như bất kỳ một dân tộc nào, phải tiến hành nhiều công việc và trải qua nhiều công đoạn. Trong đó, công việc đầu tiên và mang tính quyết định là tìm được gỗ, sau đó làm cột, kèo, quá giang, dầm ngang, dầm dọc, gỗ làm cầu thang… Sau khi chuẩn bị đầy đủ gỗ để làm nhà thì tiến hành làm khung nhà. Những công việc này thường do người đàn ông trong gia đình đảm nhận, do tính chất công việc nặng, đôi khi cũng có sự trợ giúp của nữ giới.

Ngoài ra, các loại nguyên liệu khác như tre, nứa, song, mây hay lá cọ, cỏ tranh làm tấm lợp cũng được người Mường chuẩn bị. Nhất là lá để lợp mái nhà, với

lá cọ có thể lấy ở vườn hoặc ở nương, hoặc mua của gia đình nào có vườn cọ, còn cỏ tranh thì phải lên rừng cắt, nếu cỏ tranh già có thể mang chặt làm hai đoạn, đoạn gốc được gọi là tranh chân hương, loại này rất bền nếu được khói thì phải 20 năm mới phải đại trùng tu lại. Cỏ tranh được cắt ở trên rừng về, mang phơi khô, đánh thành từng bó, bảo quản cẩn thận để tránh ẩm mốc làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của mái nhà. Bên cạnh đó, các loại lạt buộc cũng được chuẩn bị để làm nhà, các loại lạt được khai thác từ trên rừng về chẻ thành lạt và mang gác lên gác bếp (gác khựa), tới khi cần dùng tới thì mang ngâm nước trước khi dùng.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)