Kết cấu sàn, vách và mái

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 42 - 43)

3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ

2.3.2. Kết cấu sàn, vách và mái

Nhà ở của người Mường thuộc loại sàn cao, mặt sàn thường có kích thước cách mặt đất khoảng 1,5 - 2m. Vì vậy, diện tích sử dụng của ngôi nhà sàn được tính ở cả 3 mặt bằng trong ngôi nhà, đó là: mặt trên cùng là gác để lương thực, đồ dùng gia đình, sàn là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt cũng là mặt bằng sinh hoạt chính trong ngôi nhà, gầm sàn nhà là nơi để dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mặt sàn được lát bằng tre, bương hoặc bằng gỗ. Những gia đình có điều kiện thường lát sàn bằng những ván gỗ. Còn lại mặt sàn thường được lát bằng bương hoặc tre. Tre hoặc bương sử dụng lát sàn thường phải là những cây già, do đó khi bước chân lên ngôi nhà có mặt sàn được lát bằng bương hoặc tre trong thời gian lâu thì mặt sàn thường đỏ bóng.

Để lát sàn, trước tiên phải dùng những thanh ngang bằng gỗ đặt lên dầm ngang có tiết diện hình chữ nhật của khung nhà. Sàn được lát bằng gỗ thì ván được đóng vào các thanh ngang này, nếu bằng tre hoặc bương thì gác thêm các thanh dọc, tre hoặc bương lát sàn thường được đập dập, banh ra rồi dùng dây mây để kết vào các thanh dọc.

Ngôi nhà của người Mường ngoài chức năng là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, che mưa che nắng, nó còn thể hiện địa vị và khả năng kinh tế của mỗi gia đình. Những gia đình có điều kiện thì vách nhà thường được bưng bằng gỗ, còn lại những nhà nghèo, không có điều kiện thường làm bằng tre, hoặc bằng nứa. Bởi làm nhà sàn thường cần dùng tới rất nhiều gỗ, do đó có khi nhiều gia đình làm xong ngôi nhà

phải nợ rất nhiều gỗ. Do đó, để hạn chế sử dụng gỗ thì vật liệu bưng vách ngoài dùng bằng gỗ còn được thay thế bằng nứa, tre. Tuy nhiên, với bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ mà những phên liếp bưng vách của người Mường được trang trí bởi những họa tiết rất đẹp mắt bằng kỹ thuật đan nong đôi. Những ngôi nhà được bưng vách bằng tre, nứa có ưu điểm là đem lại sự thông thoáng cho ngôi nhà, tuy nhiên tuổi thọ không cao như khi bưng vách bằng gỗ.

Các ngôi nhà truyền thống mái thường được lợp bằng cỏ tranh, lá cọ nên bộ phận khung mái không phải chịu lực lớn như việc lợp bằng ngói… Vì vậy, kết cấu mái chỉ gồm rui, mè, đòn tay được làm bằng tre hoặc bương, hay cây vầu (lành anh), một loại cây giống cùng họ với cây tre. Các bộ phận rui, mè, đòn tay được liên kết với nhau bằng những loại lạt hoặc dây buộc. Khi lợp nhà lợp theo nguyên tắc lợp từ dưới lên đến trên nóc, tấm trên chồng lên tấm dưới.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)