Giao lưu tiếp xúc văn hóa

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 96 - 98)

3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ

4.1.3. Giao lưu tiếp xúc văn hóa

Trong bối cảnh hiện nay, giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người không ngừng được mở rộng, nhất là dưới tác động của cơ chế thị trường và điều kiện kinh tế ngày càng được nâng cao, người Mường Thanh Sơn có nhiều cơ hội tiếp cận với những nền văn hóa mới, trong đó có văn hóa nhà ở. Xét về mặt địa lý nhân văn, Thanh Sơn là nơi cư trú của nhiều dân tộc bên cạnh người Mường như: Kinh, Tày, Dao, Hmông. Từ lâu, người Mường nơi đây đã có cơ hội để giao lưu với nhiều dân tộc khác, họ có cơ hội tiếp biến các giá trị văn hóa của các tộc người anh em, trong đó có sự tiếp thu văn hóa nhà ở vào nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Người Mường là chủ nhân của những ngôi nhà sàn, tuy nhiên nhà sàn của người Mường cũng có những tiếp biến văn hóa với nhà sàn của người Tày, người Thái trong quá trình giao lưu học hỏi. Hay nhà sàn của người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ cũng có những tiếp biến văn hóa với nhà sàn của người Mường ở Tỉnh Hòa Bình, một tỉnh liền kề với huyện Thanh Sơn về phía Nam. Không những thế, hiện nay trong khuôn viên nhà ở của người Mường ở Thanh Sơn sống trong những ngôi nhà trệt có nhiểu điểm tương đồng với người Kinh, ảnh hưởng văn hóa ở của người Kinh rất nhiều vào cách xây dựng nhà cửa của mình. Trên địa bàn Thanh Sơn, người Mường thường sống xen kẽ với người Kinh ở hầu khắp các xóm làng, do đó các cuộc hôn nhân ngoại tộc giữa người Mường và người Kinh diễn ra ngày càng

phổ biến, do đó nhà cửa của người Mường ở nơi đây có xu hướng trệt hóa và xây dựng theo kiểu cách của người Kinh ngày một nhiều.

Nhìn chung, việc giao lưu tiếp xúc văn là những cơ sở quan trọng để đồng bào thích ứng với sự biến đổi ngày càng nhanh chóng của điều kiện tự nhiên, tiếp nhận với những nguyên vật liệu công nghiệp trong xây dựng nhà ở, hay học hỏi những loại hình nhà mới phù hợp với mục đích sử dụng cũng như thị hiếu của người dân, từ đó người dân có điều kiện mua sắm những vật dụng mới hiện đại phục vụ nhu cầu ngày càng tăng, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, sự biến đổi đó thể hiện sự thích ứng của người dân trước xu thế phát triển chung của thời đại.

Hiện nay, cuộc sống của đồng bào Mường đang dần thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự gia tăng về mức độ giao lưu tiếp xúc giữa các dân tộc với nhau. Nếu như trước đây, nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ đạo để bà con đảm bảo cuộc sống. Ngày nay, người Mường còn phát triển kết hợp giữa công việc nhà nông với các hoạt động kinh doanh, giao lưu buôn bán trên thị trường qua hệ thống các chợ trong xã hoặc tại các cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ của các hộ dọc các tuyến đường. Do đó, địa bàn nhà ở cũng được dịch chuyển từ các ngõ xóm ra ngoài mặt đường dọc các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện như 316, 317, 313, 316C, 317B, 313D và quốc lộ 32A chạy qua để có cơ hội kinh doanh buôn bán. Chính việc thay đổi trong tập quán sản xuất này đã làm cho nhu cầu nhà ở cũng thay đổi.

Cùng với đó là sự gia tăng dân số không cân đối với quỹ đất, như dân gian vẫn thường nói “người đẻ, đất không đẻ”, dân số liên tục được tăng lên, trong khi diện tích đất không cân đối với nhu cầu sử dụng của con người, do đó các loại hình nhà truyền thống không còn phù hợp với quỹ đất cho phép, nên buộc phải xây dựng những ngôi nhà theo kiểu hiện đại hay việc xác định hướng nhà không do con người quyết định mà do thế đất và hướng đất. Rõ ràng, đây là nguyên nhân vừa mang tính chủ thể lại vừa mang tính khách thể dẫn tới sự biến đổi nhà ở.

Cùng với sự biến đổi trên phương diện vật chất thì những yếu tố liên quan và diễn ra trong ngôi nhà trên phương diện tinh thần cũng có sự biến đổi nhưng chậm

hơn. Cùng với việc thích ứng cái phần vỏ của ngôi nhà, kéo theo sự thay đổi mặt bằng sinh hoạt, cũng như những mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, các phong tục, tập quán. Ví như trước đây, các cô dâu Mường thường mặc áo váy truyền thống thì nay, bản thân họ cũng có xu thế mặc váy trắng, nhiều tầng giống như người Kinh trong ngày cưới. Điều này thể hiện sự giao lưu, tiếp xúc, ảnh hưởng với tộc người khác và cũng chính do nhu cầu thích ứng của chính bản thân chủ thể văn hóa.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố mang lại, trong đó do yếu tố chủ quan từ chính nhu cầu và thị hiếu của con người về nhà ở cùng với yếu tố khách quan do điều kiện tự nhiên thay đổi dẫn đến sự biến đổi về nhà ở. Sự biến đổi về nhà ở thể hiện trong yếu tố vật chất như sự biến đổi từ loại hình, nguyên vật liệu và cả trong các yếu tố xã hội, phong tục, tập quán liên quan đến nhà ở của người Mường như cách chọn hướng nhà, các mối quan hệ liên quan và diễn ra trong ngôi nhà.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)