Những biến đổi trong yếu tố vật chất

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 60 - 66)

3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ

3.1.2. Những biến đổi trong yếu tố vật chất

Trước những sự biến đối sâu sắc và phổ biến về loại hình nhà ở của người Mường Thanh Sơn hiện nay thì yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi đó, bên cạnh yếu tố tâm lý của con người, thay đổi để phù hợp và thích nghi với thời đại. Trong xã hội truyền thống trước đây của người Mường, nhất là từ trước thời kỳ Đổi mới (năm 1986) nguyên vật liệu chính để làm nhà của người Mường ở Thanh Sơn nói riêng và người Mường nói chung chủ yếu được khai thác trong tự nhiên như: tre, gỗ, nứa, cỏ tranh, lá cọ, song, mây… Đó là những sản phẩm mà người dân có thể vào rừng khai thác hoặc họ có thể khai thác ngay ở quanh khu vực cư trú như: mây, lá cọ dùng làm lạt để buộc và mái lợp nhà. Nhìn chung, hiện nay các nguyên vật liệu đó đã và đang có sự thay thế bằng những nguyên vật liệu hiện đại khác.

Trước hết phải kể tới sự biến đổi trong sử dụng vật liệu làm khung nhà. Người Mường trước kia làm khung nhà hết sức chú ý tới việc chọn gỗ để dựng khung nhà. Gỗ được dùng làm khung nhà thường là các loại gỗ quý: đinh, lim, nghiến, sến (khến), mài lai (kheo), de, chò chỉ, đinh hương… nhất là trong việc lựa chọn gỗ làm các cột cái trong nhà thì họ thường dùng các loại gỗ tốt, có tuổi thọ cao và chịu lực tốt. Trước kia gỗ rừng còn nhiều, người Mường lựa chọn gỗ làm nhà hết sức kỹ lưỡng, nhưng trong những năm gần đây rừng ngày càng cạn kiệt, gỗ to trở nên khan hiếm, bộ khung nhà cũng như gỗ làm vách nhà, sàn nhà, hay cửa sổ trở nên ít lựa chọn hơn. Gỗ sử dụng để dùng làm các cột phụ, ít chịu lực ngày nay họ đã sử dụng cả những loại gỗ tạp, tuổi thọ không cao bằng các loại gỗ kể trên như: giàng giàng, khăng, khi đá, lòng cai, mài lai (kheo), mề vịt, nhè rơm, sàm sở, sâng, chẹo….được khai thác từ trong tự nhiên, thậm chí người Mường ngày nay còn phổ

biến sử dụng các loại gỗ được trồng quanh khu vực gần nhà như ở nương hoặc trong vườn nhà như: mít, xoan, xấu (khú), sếu (khếu)… Ngoài ra, các bộ phận khác trong ngôi nhà như cửa sổ, vách nhà, sàn nhà trước đây nhiều gia đình người Mường thường dùng tre hoặc nứa để làm thì nay thường được thay thế bằng gỗ. Bởi chúng bền hơn rất nhiều so với việc làm bằng tre hoặc nứa, ngoài ra đối với bộ cửa được làm bằng gỗ thì có thể trang trí bằng các họa tiết hoa văn đẹp mắt nhờ việc đục, khắc, trạm trổ các hoa văn như hoa văn hình hoa lá, cánh quạt, hình chim muông… làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Người Mường thường chạm các hình trang trí trên theo lối đối xứng, người Mường quan niệm rằng “đứng phải có đôi, ngồi phải có bạn”, do đó hầu hết các họa tiết trạm trổ khi trang trí phải dược trang trí theo nguyên tắc đối xứng, tạo thế cân bằng. Đây là một quan niệm mang tính phồn thực dựa trên cơ sở “có âm có dương mới có sinh sôi nảy nở”. Đối với vách nhà trước kia thường làm bằng tre, bương, khi được thay thế bởi gỗ thì độ bền vừa cao lại có thể ngăn gió, giảm bớt được cái lạnh vào mùa đông nhất là ở những khu vực gần núi như địa bàn huyện Thanh Sơn.

Cùng với đó là bộ sàn nhà trước đây thường được làm bằng tre, hoặc bương dưới hình thức họ dùng cả cây bương, tre chẻ đôi theo chiều dọc một mặt của thân cây, rồi đập dập để lát sàn nhà, ngày nay chúng thường được làm bằng gỗ, ngoài việc tăng độ bền của sàn nhà- nơi diễn ra mọi sinh hoạt hằng ngày của con người trong ngôi nhà, nó còn làm hạn chế độ rung, âm thanh phát ra khi con người sinh hoạt hằng ngày trên những sàn tre, sàn bương. Tôi còn nhớ thuở nhỏ mỗi lần tới nhà bà nội chơi thì tôi rất sợ leo lên sàn nhà bởi sàn của ngôi nhà được lát bằng bương, mỗi lần bước đi là tôi cảm thấy không yên tâm trong mỗi bước chân vì khi tôi bước làm cho mặt sàn rung lên, không vững như việc bước đi trên mặt sàn được làm bằng gỗ mà sau này nhà nội tôi đã thay thế cho cái sàn nhà được làm bằng bương trước đây. Nhưng giờ đây trước những biến đổi chung của cả xóm làng trong vấn đề nhà ở, thì ngôi nhà sàn to đẹp và rộng rãi của nhà nội tôi cũng không còn mà thay thế vào đó là một ngôi nhà được xây kiên cố theo lối hiện đại trong năm 2001.

Nhìn chung, ngày nay trong việc sử dụng các nguyên vật liệu để làm nhà ở của người Mường đã và đang có những biến đổi. Điều đó thể hiện sự thích ứng và tính linh hoạt của con người trước sự khan hiếm của các nguồn nguyên vật liệu trong tự nhiên. Tính lựa chọn không còn khắt khe như trước, các loại gỗ được dùng phổ biến hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Bên cạnh đó, người Mường Thanh Sơn khi dựng nhà thì các cột cái trước đây thường được làm bằng gỗ, hiện nay họ còn dùng cột bê tông với các khối cột tròn hoặc cột vuông hoàn toàn từ những nguyên vật liệu công nghiệp: xi măng, sắt. Như đã nói ở phần trên, gia đình bà Đinh Thị Tâm (61 tuổi) ở xóm Quyết Tiến, xã Cự Đồng dùng cột bê -tông để làm cột cái dựng nhà sàn thay thế cho cột gỗ, bên ngoài có đắp giả gỗ với các đường vân gỗ bằng xi - măng và phun sơn công nghiệp tạo hình dáng giống như cột gỗ.

Các vật liệu để lợp mái nhà của người Mường Thanh Sơn trước kia thường là lá cọ, cỏ tranh khai thác trong tự nhiên hoặc lá cọ được trồng ở vườn nhà. Hiện nay, nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước thì nó đã dần được thay thế bằng các loại tấm lợp công nghiệp như: ngói, tấm lợp phibrô-xi măng… là chủ yếu, chúng được mua ở ngoài thị trường. Nhất là từ sau khi Nhà nước có chính sách cấp tấm lợp cho những hộ gia đình chính sách thì lần lượt những ngôi nhà lợp lá cọ hoặc bằng tranh tre được thay thế bởi những tấm lợp công nghiệp: phibrô-xi măng. Vì vậy, những ngôi nhà của người Mường trong huyện cũng như của các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn đều được thay thế ngôi nhà lá cọ, cỏ tranh bằng tấm lợp công nghiệp: phibrô-xi măng. Trên thực tế, thì người dân ở đây cho hay, hiện nay tấm lợp bày bán phổ biến trên thị trường rất thuận tiện để có thể mua được mang về lợp nhà, lại thêm suy có suy nghĩ “mái tranh, vách đất”, “nhà tranh, vách đất” gần như là biểu hiện của cái nghèo nên để khỏi bị mang tiếng là mình nghèo đói thì họ đã nhanh chóng thay thế mái lợp cũ ngay cả khi nó còn tốt hơn trong ý nghĩa sử dụng khi lợp bằng những tấm lợp công nghiệp như ngói phi brô - xi- măng, tấm tôn, hơn thế nữa phải nói thêm rằng nhiều hộ gia đình dựng nhà trệt thấp nếu lợp mái cọ, mái tranh sẽ rất mát vào mùa hè, nay thay bằng những tấm lợp công nghiệp đó dù độ

bền có thể hơn những sẽ phải chịu cái nóng gay gắt vào mùa hè, hay mỗi khi mùa mưa về, dưới những trận mưa to, hạt mưa mặng trút xuống tấm tôn lợp tạo ra những âm thanh gây khó chịu tới mức đau đầu cho người sống ở trong ngôi nhà đó. Nhìn chung, việc thay thế những tấm lợp công nghiệp này trong nguyên vật liệu lợp nhà đã góp phần đẩy nhanh quá trình “ngói hóa” hay “tôn hóa” các ngôi nhà ở của người Mường ở Thanh Sơn. Hiện nay, hầu hết các làng Mường ít gặp các ngôi nhà lợp bằng cỏ tranh, lá cọ như trước mà hầu hết đều được lợp bằng ngói, bằng các tấm lợp công nghiệp hiện đại. Đặc biệt, có nhiều gia đình Mường đã xây nhà kiên cố đổ mái bằng với nguyên vật liệu là xi măng, cốt thép, thậm chí nhà cao tầng lát gạch chống thấm hoặc bắn mái tôn chống nóng hiện đại như người Kinh.

Cùng với việc thay đổi tấm lợp bằng tranh tre nứa lá như trước đây thì bộ khung mái cũng được thay đổi theo. Nếu trước đây dùng lá cọ hoặc cỏ tranh để lợp nhà thì bộ rui và mè, các đòn tay thường được làm bằng tre hoặc bương do chỉ phải chịu lực ít. Hiện nay, khi tấm lợp bằng ngói, phibrô-xi măng thì người Mường đã chuyển sang sử dụng gỗ là chủ yếu để làm đòn tay, rui và mè thay thế cho việc dùng tre hoặc bương, hóp trước đây. Như vậy, gỗ có vị trí quan trong trọng việc dựng nhà của người Mường, ý thức được việc này nên trong vốn tri thức bản địa người Mường rất có ý thức bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, là sự thay đổi trong hệ thống dây buộc, đinh trong việc lợp mái nhà . Nếu như trước đây khi lợp nhà, người Mường thường dùng các loại dây mây, cây giang để làm lạt buộc hoặc tre làm chốt nín, đinh kèo thì hiện nay được thay thế bằng kim loại như: dây sắt buộc, thép buộc loại 0.1cm, đinh... và đang trở thành một xu hướng phổ biến.

Như vậy, người Mường Thanh Sơn đã biết sử dụng kết hợp cả những nguyên vật liệu truyền thống có sẵn ở địa phương như gỗ, tre, nứa, song mây, lá cọ, cỏ gianh, dây rừng, đá…và nguyên vật liệu công nghiệp do khoa học hiện đại mang lại như gạch, ngói, phibrô-xi măng, săt, thép... chúng được sản xuất ngay tại địa phương hoặc thông qua việc trao đổi mua bán trên thị trường với các địa phương khác. Hiện nay, trên địa bàn huyện có tới 3 cơ sở sản xuất gạch ba- vanh và 1 cơ sở

sản xuất gạch tuyn-nen, ngoài ra người dân còn tự đóng gạch ba-vanh bằng khuôn tay thủ công tại các hộ gia đình. Do đó, vật liệu công nghiệp được sử dụng trong việc làm nhà ngày càng trở nên phổ biến.

Những công cụ được dùng để dựng nhà và khai thác nguyên vật liệu để làm nhà thì vẫn là bộ rìu, dao, cưa tay, đục, hay khi dùng đắp nền (đối với việc dựng nhà trệt) là cuốc, xẻng, đầm tay, vồ… Hiện nay, trong quá trình cộng cư, tiếp thu từ người Kinh thì những công cụ mới đã được người Mường sử dụng rộng rãi. Nếu như trước đây công cụ khai thác gỗ chủ yếu là dao, cưa tay thì hiện nay chiếc cưa máy đã xuất hiện để đẩy nhanh tiến độ chặt gỗ, cưa gỗ. Còn đối với công việc đầm nền thì họ còn dùng máy để đầm, đó là loại đầm cóc chạy bằng điện. Loại đầm này thường được thuê bởi một nhóm thợ, chuyên cho thuê máy và đi đầm nền mang lại công suất cao trong công việc mà lại ít tốn nhiều sức lực hơn so với việc dùng sức người với các loại công cụ truyền thống như vồ, đầm tay... Ngoài ra, họ còn dùng máy khoan, máy trộn bê-tông, máy đầm cóc khi đổ trần nhà. Cùng với đó là cách đo lường cũng có sự thay đổi, nếu như trước đây cách đo lường chủ yếu được dựa trên số đo của cơ thể người làm thước mực như chiều dài của nền nhà mấy bước chân, chiều rộng mấy sải tay, hay dùng sào, gậy để đo diện tích của nền nhà, kích thước của các cây cột, khóa giang, đòn tay, rui, mè. Hiện nay, khi làm nhà người Mường thường dùng thước mét để đo, hay dùng thước ni vô để lấy độ thăng bằng của ngôi nhà, thậm chí dùng cả la bàn để định hướng nhà. Nhìn chung, hiện nay trong bộ công cụ dựng nhà cũng như trong khai thác nguyên vật liệu để dựng nhà thì người Mường ở huyện Thanh Sơn vừa sử dụng những loại công cụ hiện đại nhưng vẫn không thể thiếu sự có mặt của các loại công cụ truyền thống để hoàn thiện được ngôi nhà.

Về thợ làm nhà cũng có nhiều thay đổi so với xã hội truyền thống. Qua kết quả điền dã thì trước kia những ngôi nhà sàn truyền thống thường là do chính những người trong làng làm dưới hình thức “mượn mải”, tức là từ quá trình đục đẽo gỗ thành khung để dựng nhà thì họ nhờ người biết làm mộc, theo hình thức nuôi cơm hoặc vừa nuôi cơm và có kèm theo trả công, tới khi hoàn thành bộ gỗ làm khung

nhà thì họ tiến hành dựng nhà. Trong buổi dựng nhà họ thường nhờ nhân công trong làng, đó thường là anh em, họ hàng hoặc hàng xóm thân thích của gia chủ nhất là những người có kinh nghiệm trong việc dựng nhà. Điều này thể hiện tập quán tương trợ, tinh thần cố kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống của đồng bào Mường. Ngày nay, để dựng được ngôi nhà sàn thợ làm nhà ngoài việc “mượn mải” người trong làng thì ở nhiều nơi thường là thuê nhân công những nhóm thợ theo kiểu bán chuyên nghiệp tới dựng nhà, nhất là những gia đình mua sẵn bộ khung nhà của những người chuyên buôn bán khung nhà sàn thì họ thuê hoàn toàn nhóm thợ này tới đảm nhận công việc dựng nhà luôn trước cơ chế thị trường mở như hiện nay. Còn đối với những ngôi nhà trệt như nhà đất thì thợ làm nhà chủ yếu là những người trong làng, ngoài hình thức mượn mải trong, buổi dựng nhà thì chủ nhà phải trả công cho những người thợ mộc làm phần khung nhà, phần cửa kết hợp với nuôi cơm ăn. Còn với thợ làm nhà những ngôi nhà xây kiên cố trước đây khoảng từ những năm 1990 trở về trước dân Mường trong huyện thường phải đón những đám thợ người Kinh vùng xuôi từ Hà Tây cũ, hay Nam Định, Thái Bình… lên xây nhà dưới hình thức nuôi cơm, bố trí chỗ ở và có trả công cho họ sau khi hoàn tất ngôi nhà. Hiện nay, khi xây nhà thợ làm nhà thường được thuê hoàn toàn, dưới hình thức trả tiền công, thường là những đám thợ xây trong các làng họ, tập hợp từ 5-7 người, trong nhiều đám thợ có cả phụ nữ (họ thường đảm nhận phần việc như phụ hồ vừa cho đàn ông đứng xây), những nhóm thợ xây ở các xã thường mang tính bán chuyên nghiệp, bản thân họ là những người nông dân, vào mùa xây dựng thì họ đi xây, đến khi ngày mùa họ vẫn hoạt động công việc nhà nông. Theo bà Đinh Thị Mến (58 tuổi) ở xóm Chiềng, xã Tất Thắng cho biết, ngôi nhà 4 gian của gia đình bà được xây năm 1991, thì mỗi khi nhớ lại cái cảnh làm nhà nuôi cơm thợ mà bà vẫn thấy nó vất vả, hoàn cảnh năm đó gia đình còn khó khăn, kinh tế của cả gia đình lo tất vào việc làm nhà, trong khi việc nuôi cơm thợ rất vất vả với đám thợ đông tới cả chục người, bữa cơm thợ vẫn phải đầy đủ, tươm tất, chứ không như hiện nay làm nhà thường khoán trắng, chỉ trả công bằng tiền cho họ mà không còn phải lo chuyện cơm nước như trước đây. Như vậy, cùng với sự phát triểu của cơ chế thị trường thì

trong việc sử dụng thợ làm nhà của người Mường cũng có sự thay đổi, để hoàn thiện nhanh ngôi nhà và phù hợp với cơ chế thị trường mở hiện nay, họ không chỉ áp dụng hình thức mượn mải mà còn thuê hẳn những đám nhân công giống như người Kinh hay các dân tộc khác đang thực hiện.

Nhìn chung, trong yếu tố vật chất của ngôi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn nói riêng và người Mường nói chung đã có sự biến đổi từ loại hình nhà, chuyền dần từ nhà sàn sang nhà trệt, nhà xây kiên cố. Thậm chí đã xuất hiện phổ biến các nhà cao tầng được bố trí theo kiến trúc hiện đại, tới việc sử dụng các loại nguyên vật liệu công nghiệp hiện đại là chính và kết hợp với các loại nguyên vật liệu truyền thống. Cùng với đó là hình thức sử dụng nhân công để hoàn thiện ngôi

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)