Biến đổi trong mặt bằng sinh hoạt

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 67 - 77)

3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ

3.2.1. Biến đổi trong mặt bằng sinh hoạt

Hiện nay, trong mặt bằng sinh hoạt trong các ngôi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó thể hiện tính linh hoạt và sự phù hợp với cuộc sống mới của người Mường, nhất là trong quan niệm cũng như những nhận thức mới trong sinh hoạt của người Mường đang từng thay đổi qua quá trình giao lưu tiếp xúc với các dân tộc láng giềng, trong đó đóng vai trò quan trọng là người Kinh.

Ngôi nhà được coi như một hình ảnh thu nhỏ của xã hội khi xét dưới góc độ các quan hệ gia đình và xã hội. Vì vậy, xem xét cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà truyền thống cũng thể hiện các quan hệ này. Trước đây, bên trong căn nhà

có bốn phần không gian: phần trên và phần dưới, bên ngoàibên trong. Cách tổ chức không gian gia đình đó thể hiện các mối quan hệ xã hội rất rõ nét. Cụ thể:

Phần trên chính là phần không gian nằm từ vách chạy dọc nhà phía có bàn thờ tổ tiên và cửa sổ chính (cửa bóong thiêng). Đây chính là vị trí trang trọng dành cho những người cao tuổi, chủ nhà, thầy mo… Còn phần dưới chính là nửa còn lại của ngôi nhà, là vị trí dành cho những người trẻ tuổi, phụ nữ, địa vị thấp. Ngoài ra, cách tổ chức không gian gia đình theo hai nửa chiều ngang: Bên ngoài bên trong. Bên ngoài là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách nam, bên trong là nơi nấu ăn, ngủ nghỉ và dành cho sinh hoạt của nữ giới. Điều này cũng thể hiện trật tự xã hội theo quan niệm truyền thống của người Mường. Ngày nay, những quan niệm đó về mức độ đã có sự biến đổi, nhưng nhìn chung những quy tắc đó trong việc tổ chức không gian gia đình như vậy thì vẫn được tuân thủ trong những ngôi nhà sàn hiện nay. Đặc biệt, khi chuyển sang nhà đất làm cho các quy tắc đó biến đổi ít nhiều.

Với người Mường thì bộ phận đặc biệt và quan trọng nhất của ngôi nhà sàn là ba hòn nục (còn gọi là ba ông đầu râu- mà người Kinh gọi là vua bếp), đó chính là bếp lửa. Nếu như trước đây trong mỗi ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thì đều có một gian bếp phụ ở nhà lớn cùng với một bếp chính để đun nấu hằng ngày, còn gian bếp phụ này là nơi đun nước pha trà, sưởi ấm và là nơi tiếp khách trong những ngày đông giá. Nhất là đối với cư đân nông nghiệp như người Mường thì bếp còn là nơi để hong khô các vật dụng là đồ đan lát như rổ rá, nong, nia, ếp, nơm, sọt… và sản phẩm nông nghiệp nhưlúa, ngô, sắn… Ngày nay, người ta chỉ sử dụng đun nấu ở ngôi nhà bếp đặt ở bên trong (pên trloong), hoặc ở bên dưới (pên đượi), bỏ hẳn gian bếp chính ở nhà lớn để tránh dược khói bụi bám vào các đồ vật trong nhà, nhất là mùi thức ăn, khói bếp bám vào quần áo, chăn màn, hơn nữa hạn chế số lượng củi đun trước tình trạng khan hiếm rừng như hiện nay. Ngày nay, hầu hết trong khuôn viên nhà ở thì người Mường đã tách hẳn gian bếp ra khỏi ngôi nhà chính. Bếp của người Mường thường được đắp bằng đất, lò bếp thường là một cái khung hình vuông, hoặc hình chữ nhật rộng khoảng hơn 1m2 được ghép từ những tấm ván dày, bên trong nện đất, đặt trên mặt sàn, ngày nay họ còn dùng

kiềng. Nhiều hộ gia đình còn dựng nhà trệt làm bếp để thuận tiện cho việc bưng bê, dọn dẹp, nếu như trước đây nhà bếp thường làm bằng nhà sàn thì phải vất vả mỗi khi bưng bê thức ăn, củi đuốc, hay nước qua cầu thang lên xuống. Theo ông Hà Văn Tịch (46 tuổi) ở xóm Quyết Tiến, xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn cho biết từ năm 1998 gia đình ông đã dựng ngôi nhà trệt 2 gian làm nhà bếp, tách hẳn nhà bếp ra khỏi nhà chính. Ở đây gia đình ông thuận tiện cho việc đun nấu, nấu rượu, làm đậu để nuôi lợn. Với diện tích bếp rộng ông chuyển luôn số lương thực như lúa, ngô từ sàn gác nhà chính xuống gian bếp. Theo ông thì việc thay đổi việc sử dụng mặt bằng sinh hoạt như vậy rất thuận tiện và hạn chế được những ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngôi nhà chính, vừa rộng rãi lại tránh được bụi bặm, khói bếp.

Trong mỗi gian bếp của người Mường huyện Thanh Sơn thường có gác bếp nhỏ hình vuông, treo ở phía trên của bếp nấu mà người Mường gọi là gác khựa, được thiết kế theo kiểu giá treo bằng các thanh xà, có chiều cao cách bếp một tầm người (khoảng 1,5m), gác khựa đối với người Mường rất quan trọng, nó là nơi chứa đồ, những vật dụng nông nghiệp cần được sấy khô để tăng độ bền như rổ rá, nong nia, quang gánh, hay các loại sản phẩm nông nghiệp như: ngô, sắn, hay mộc nhĩ, hay sấy khô thịt trâu, bò…hoặc là nơi bảo quản các loại gia vị như ớt, kiệu, hành, tỏi.. Còn phía trên mặt bằng sinh hoạt nơi gần vị trí bếp nấu là nơi cất giữ thóc giống hay ngô giống, ở vị trí đó hàng ngày có khói bếp tránh mối mọt. Với người Mường khi lúa được cắt từ trên nương mang về, người Mường thường bó thành từng bó treo ở trên gác buộc ở hiên nhà sàn, họ thường thiết kế theo kiểu giá treo dọc theo lan can nhà sàn trước hiên nhà mà người Mường gọi là giòng gièng, ở đây lúa được hong khô dần mà không cần mang ra sân phơi, họ thường lấy một lượng lúa ở vị trí này mang tuốt và cho vào cối giã vào mỗi buổi sáng thức giấc, công việc giã thóc này thường do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận, nhất là đối với người con dâu trong gia đình, hàng ngày phải thức dậy từ rất sớm giã thóc để kịp lấy gạo nấu ăn, rồi mới bắt đầu công việc khác trong ngày. Ngày nay, người Mường không còn hong thóc ngay trước hiên nhà trên các giong gièng như trước nữa mà họ đã thay đổi cách làm, khi thu hoạch thóc về họ mang tuốt sạch thóc bằng

máy vò công nghiệp, đem phơi khô ở ngoài sân, rồi mang cất vào các bao tải, hòm, bồ đựng thóc ở trong nhà giống như người Kinh.

Mặt bằng sinh hoạt phần gầm sàn nhà thường là nơi cất giữ các nông cụ như cày bừa, cuốc thuổng, quạt hòm dùng để quạt sạch thóc, mũ nón, hay củi khô cần dùng tới ngay, đặc biệt trước đây nó còn là nơi nhốt gia súc gia cầm như trâu bò, gà lợn, vịt… Tuy nhiên, hiện nay chuồng trại đã được chuyển riêng ra vị trí xa nhà để không làm ảnh hưởng tới môi sinh của con người. Đặc biệt, theo cách bố trí trong mặt bằng sinh hoạt của người Mường trong xã hội cổ truyền, ở khu vực xung quanh chân cầu thang dưới gầm sàn thường đặt một cái cối xay lúa, một cái bồn đạp lúa, một cái cối giã và một vài chiếc chày. Đây là khu vực thường diễn ra các hoạt động lao động tập thể của cả gia đình như giã gạo, xay lúa, đạp lúa, giã cây chuối để nấu cám lợn… nhưng thường do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận những công việc này. Hiện nay, những vật dụng này không còn đầy đủ ở khu vực này bởi họ không còn giã lúa, xay lúa bằng cối giã, cối xay lúa như trước mà chúng được thay thế bằng máy xay xát công nghiệp. Ngày nay, phần gầm sàn của người Mường được sử dụng linh hoạt hơn, ngoài việc cất giữ các vật dụng nông nghiệp với mục đích râm mưa kín nắng thì nó còn là nơi cất xe máy, xe đạp thậm chí nó còn là nơi kinh doanh: bán hàng tạp hóa, bán đồ uống như bia, rượu, nước uống như gia đình chị Đinh Thị Bảy ở làng Quyết Tiến, xã Cự Đồng như đã nói ở phần trên.

Trước đây, ở đầu cầu thang lên xuống thường có một cái môộc chạn, hay còn gọi là khaạng đác được dùng để dựng nước sạch dùng để rửa chân. môộc chạn

thường là một cái bể được đục từ đá, hay một cái chĩnh, một cái chum vại nhỏ, hay thường được làm từ các ống bương gồm 2 tới 3 chiếc chặt vát đầu. Mỗi khi buốc chân lên sàn nhà người ta thường dùng nước trong môộc chạn để rửa chân. Ở vị trí này, vào ngày Tết cổ truyền người Mường thường cắm cây nêu để tổ tiên biết chỗ mà lên nhà sàn. Ngày nay, mỗi gia đình Mường thường có các giếng riêng (trước đây thường cả làng dùng chung một cái giếng gọi là giếng lang), nên các môộc chạn

không còn được đặt ở đầu cầu thang như trước. Ngoài ra, trong các ngôi nhà sàn truyền thống trước thường có các sạp nước, được làm thấp hơn sàn nhà chính từ 20

- 30cm, đặt ở phía bên gầm sàn đầu bếp nấu ăn, mà người Mường gọi là khạp đác.

Sạp nước có vai trò rất quan trọng đối với người Mường nó giống như cái giếng tại nhà của người Mường trước đây. Đó là một cái sạp được làm bằng tre già nguyên cây chặt thành từng đoạn hoặc bằng các loại ván gỗ tốt như trai, nghiến hoặc các đoạn gỗ tròn. Sạp là nơi dựng các ống bương to để vác nước, chum, vại đựng nước dự trữ hay các vật dụng khác như hòn mài, hay xoong nồi, thớt, chậu rửa, đồng thời cũng là nơi chế biến thức ăn hàng ngày như cá, tôm tép… trước khi mang lên bếp đun nấu. Ngày nay, tới các gia đình Mường ta vẫn bắt gặp những sạp nước nhưng các cột sạp còn được làm bằng các cột bê-tông thay thế cho các cột bằng tre hoặc gỗ trước đây. Tuy nhiên, với việc xuất hiện chiếc giếng tại mỗi gia đình thì người ta không còn tích nước vào ống bương, chum vại như trước do đó chiếc sạp hầu như không còn được sử dụng phổ biến như trước đây ở trong khuôn viên sinh hoạt của người Mường. Thậm chí, nhiều gia đình hiện nay thiết kế các công trình vệ sinh khép kín như người Kinh, do đó, các loại chậu rửa như trước đây còn được thay thế bằng bồn rửa.

Qua khảo sát cho thấy, từ những năm 90 của thế kỷ XX, hầu như các gia đình tại huyện Thanh Sơn đều tách bếp ra khỏi nhà chính. Nhiều gia đình đã chuyển hẳn việc ở nhà sàn sang nhà trệt, họ làm thêm bếp mới cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Bếp với người Mường chính là nơi cất giữ lương thực, ngoài chức năng chính là đun nấu, ngoài ra nó còn là chỗ ngủ đối với những gia đình đông nhân khẩu . Gia đình ông Đinh Văn Dậu (57 tuổi) ở xóm Đồng Cại, xã Tất Thắng, trước đây nhà chính và nhà bếp của ông được dựng liền nhau bằng một ngôi nhà sàn 4 gian và một gian bếp nấu. Năm 1990 gia đình ông xây nhà chính bằng một ngôi nhà kiên cố. Ông đã chuyển nhà chính xuống làm bếp, ông tu sửa lại và làm thêm một gian trệt để đun nấu, đã làm thay đổi thành nhà nửa sàn nửa đất, phần nền trệt là nơi đun nấu, còn sàn gác để thóc, gạo, trạn bát, đồng thời là nơi bà mẹ của ông ngủ ở đó, cụ năm nay đã 85 tuổi. Khi chúng tôi hỏi là tại sao ngôi nhà mới 5 gian rộng rãi mà bà không ngủ ở đó cho sạch sẽ, đỡ mùi khói và bụi bếp thì chúng tôi được bà cho biết, bà quen ngủ nhà sàn vì mùa đông bà có thể ngồi cạnh bếp lửa sưởi

ấm trước khi đi ngủ, không bị cóng tay, cóng chân trước tuổi già, còn mùa hè thì ngủ dưới mái cỏ tranh lại rất mát. Còn lại ở ngôi nhà chính, gian giữa là nơi đặt bàn thờ ở sát tường hậu, phía trước cửa đặt bộ bàn ghế tiếp khách, một gian cạnh bàn thờ phía bên phải là nơi ngủ của ông bố của ông Dậu (cụ năm nay đã 89 tuổi), còn một gian cạnh phía bên trái bàn thờ là giường ngủ của 2 người con trai chưa vợ, ở gian buông bên trái là nơi ngủ của 2 vợ chồng ông Dậu, còn lại hai vợ chồng con dâu và con trai cả của ông ngủ ở gian buồng bên phải. Nếu như trước đây cả gia đình đông nhân khẩu và các thế hệ như gia đình ông Dậu sinh hoạt trên ngôi nhà sàn cũ hết sức chật hẹp và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Từ khi có kinh tế gia đình ông đã làm được ngôi nhà kiên cố, ngoài việc không gian sinh hoạt chung trong nhà được mở rộng, gia đình ông còn mua sắm được những vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt như ti vi, đầu đĩa, đài, tủ lạnh, bình lọc nước… tạo ra nét hài hòa và tiện dụng trước nhu cầu ngày càng được nâng cao về cả vật chất và tinh thần của con người.

H3. Mặt bằng sinh hoạt nhà bếp nửa sàn nửa đất của gia đình ông Đinh Văn Dậu, xóm Đồng Cại, xã Tất Thắng.

5 4

Chú thích:

1.Cửa vào bếp 2. Bếp nấu

3. Nơi để xoong nồi 4. Gác khựa để vật dụng, hong khô đồ đan lát 3 2 6 7 9 8 1

5. Cầu thang lên sàn gác 6. Trạn để bát đũa

7. Nơi để thóc gạo 8. Cửa sổ 9. Chỗ ngủ của bà mẹ ông Dậu

Qua không gian sinh hoạt của gia đình ông Đinh Văn Dậu (57 tuổi) ở xóm Đồng Cại, xã Tất Thắng cho thấy, việc thay đổi mặt bằng sinh hoạt trong nhà, tách bếp nấu ăn hàng ngày ra một gian nhà riêng cùng với việc xây mới ngôi nhà theo lối hiện đại đã làm cho mặt bằng sinh hoạt của gia đình ông được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, nó còn tạo ra nét hài hòa và phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại mà trong không gian sinh hoạt truyền thống trước đây không có được.

Như vậy, qua trường hợp của đình ông Đinh Văn Dậu (57 tuổi) ở xóm Đồng Cại, xã Tất Thắng cho thấy, ngoài việc làm nhà bếp tách ra khỏi nhà chính trong sự biến đổi về mặt bằng sinh hoạt trong nhà ở của người Mường tại xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn cho thấy sự biến đổi ở mức độ lớn hơn là đã chuyển phần lớn sinh hoạt trong ngôi nhà từ mặt sàn xuống mặt đất. Cụ thể, ngoài việc chuyển nơi ăn chốn ngủ của các thành viên trong gia đình từ mặt sàn xuống mặt đất, cùng với việc thờ cúng trước đây thường diễn ra trên mặt sàn nay đã chuyển hẳn sang nhà trệt, nhà cửa khang trang theo lối hiện đại thì nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên, người dân có nhu cầu mua sắm các phương tiện và thiết bị hiện đại như: ti vi, tủ lạnh, đài, quạt điện, tủ tường, xe máy… còn lại nhà sàn là nơi nấu ăn và cất giữ lương thực như lúa gạo, sắn khoai.

Trong ngôi nhà sàn của người Mường có những quy định về chỗ ngủ của các thành viên trong gia đình. Nhất là, đối với những gia đình nhiều thế hệ thì việc bố trí chỗ ngủ càng được chú ý. Thường thì con trai và con dâu ngủ ở gian buồng được bố trí ở hai bên gian chái, còn người lớn tuổi chỗ ngủ thường được bố trí ở gian ngoài gần bàn thờ như ông bà già. Tuy nhiên, với những gia đình ít thế hệ thì chỗ ngủ ở gian ngoài gần bàn thờ là chỗ ngủ của các con trai chưa lấy vợ và con gái

chưa lấy chồng. Những gia đình có không gian sinh hoạt rộng, có 2 gian buồng thì các gian buồng còn là chỗ ngủ cho các con gái chưa chồng.

Điều dễ nhận thấy nhất trong nét sinh hoạt hiện nay của các gia đình của người Mường đã xuất hiện chiếc giường ngủ. Nếu như trước đây, sinh hoạt trên ngôi nhà sàn thì hầu như không cần tới chiếc giường mà họ trải chiếu ngủ luôn trên sàn nhà. Sự thay đổi trong cách sinh hoạt này diễn ra khi người Mường chuyển từ nhà sàn sang nhà trệt, chiếc giường cũng được người Mường sử dụng giống như người Kinh.

Trong các bữa ăn hàng ngày, người Mường Thanh Sơn thường dọn mâm cơm ở gian giữa tại ngôi nhà chính, ở phía ngoài đối diện với bàn thờ. Khi ăn cơm,

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)