CHƯƠNG 5 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
5.5.4. Biện pháp 4: Sử dụng phối hợp ngôn ngữ và biểu tượng hình thành các
tính chất toán học cho học sinh
Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm dựa vào những căn cứ như: Biên bản dự giờ, phiếu học tập thực hiện trong quá trình thực nghiệm, vở bài tập, qua dự giờ, quan sát trong giờ học, nhận xét, trao đổi và đánh giá của GV sau giờ dạy.
Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong sử dụng phối hợp ngôn ngữ và biểu tượng hình thành các tính chất toán học. Chẳng hạn, HS dễ nhận biết, hiểu và nắm được những tính chất toán học trừu tượng, không thể tư duy bằng ngôn ngữ hoặc không thể tư duy bằng trực quan mà phải kết hợp vừa ngôn ngữ và trực quan.
Tôi tiến hành khảo sát GV về biện pháp này trong dạy học số học (Phụ lục 3) và được kết quả như sau:
Bảng 5.4: Thống kê số liệu khảo sát ý kiến của GV về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan phối hợp với ngôn ngữ
A (%) B (%) C (%) D (%) Câu 1 (a) 65 35 / / Câu 1 (b) 25 50 25 / Câu 2 100 / / / Câu 3 50 35 10 5 Câu 4 / 90 / 10 Câu 5 50 30 20 / Câu 6 100 / / / Câu 7 Sử dụng
-Phân tích kết quả khảo sát:
Chúng tôi thấy rằng, ở mỗi tiết dạy, GV sử dụng phương pháp trực quan với tỉ lệ khá cao. Phương pháp trực quan được sử dụng chủ yếu trong những tiết toán có nội dung hướng dẫn hình thành kiến thức mới. Qua số liệu ta cũng thấy rằng ở những chi tiết luyện tập vẫn có sử dụng phương pháp này ở một vài bài tập phù hợp.
Theo ý kiến tổng hợp từ các giáo viên những dụng cụ trực quan thường được sử dụng như là: hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa, mô hình và bộ thực hành toán lớp 1. Tuy nhiên, đồ dùng chính vẫn là hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa vì nó dễ tìm kiếm, chuẩn bị và tương đối phù hợp với học sinh lớp 1.
Tất cả các giáo viên hầu hết đều cho rằng khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán, hiệu quả của nó được nâng cao rõ rệt: HS hiểu bài hơn, các em tích cực, chủ động, hăng hái tham gia vào đóng góp ý kiến và xây dựng bài. Lớp học trở nên sôi nổi và thú vị hơn. Đồng thời, nó bước đầu giúp cho việc tưởng tượng của HS từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng.
Để có những số liệu, minh chứng cụ thể tăng tính thiết thực cho đề tài, sau khi tác động sư phạm sử dụng 4 biện pháp tổ chức dạy học số học để nâng cao nhận thức của
học sinh lớp 1 đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, tôi đã cho 32 HS lớp 1/5 làm 1 bài kiểm tra tổng hợp (Phụ lục 4), cụ thể kết quả của 1 số bài làm như sau:
Đối với câu 7, khi chưa tác động sư phạm HS chưa nắm rõ tính chất lớn hơn, bé hơn của các số tự nhiên liên tiếp nên kết quả bài làm bên trái của HS vẫn có sự sai sót số 6 nhỏ hơn số 5. Khi tác động sư phạm vào quá trình dạy học số học cho HS, sau khi HS được can thiệp biện pháp sư phạm sử dụng phối hợp ngôn ngữ và trực quan HS đã khắc sâu kiến thức, nắm vững kiến thức nên kết quả bài làm bên phải chính xác. Đối với câu 8, GV tổ chức dạy học tiết học Cộng, trừ với số 0 theo biện pháp phối hợp ngôn ngữ và trực quan giúp HS trừu tượng hóa, hiểu và vận dụng cụ thể vào bài làm được. Vì thế, kết quả bài làm câu 8 HS bên trái còn mơ hồ nên kết quả chưa chính xác, kết quả bài làm bên phải HS hiểu và vận dụng tốt.
Đối với câu 9, bài làm bên trái HS chưa được tham gia vào tiết học sử dụng phối hợp ngôn ngữ và trực quan, bài toán này nếu đưa về dạng một bài toán có lời văn HS sẽ dễ dàng thực hiện được, vì vậy khi can thiệp biện pháp sư phạm kết hợp hai tín hiệu ngôn ngữ và trực quan HS khi gặp những dạng này sẽ tư duy để từ trừu tượng hóa thành khát quát hóa vấn đề đặt ra trong bài toán để giải quyết nó.
Phân tích kết quả cho thấy việc sử dụng phối hợp ngôn ngữ và trực quan có hiệu quả sẽ giúp cho HS dễ hiểu và khắc sâu kiến thức mang lại hiệu quả cao trong dạy học số học Toán lớp 1.