Tiểu kết chương 4

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 77)

7. Cấu trúc đề tài

4.4.Tiểu kết chương 4

Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ở chương 1,2 và quá trình khảo sát thực trạng ở chương 3 để làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp sư phạm giúp nâng cao NL thiết kế và tổ chức HĐNT trong dạy học toán lớp 1:

Biện pháp 1: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học trực quan nhằm tạo biểu tượng hình thành kiến thức mới cho học sinh

Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh

Biện pháp 3: Hình thành khái niệm toán học theo hướng tiếp cận hoạt động học tập của học sinh.

Biện pháp 4: Sử dụng phối hợp ngôn ngữ và biểu tượng hình thành các tính chất toán học cho học sinh.

Mỗi một biện pháp tôi đã nêu ra mục đích của biện pháp, cơ sở khoa học của biện pháp và nội dung cách thức thực hiện biện pháp. Như vậy, tổ chức HĐNT là rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học số học toán lớp 1, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Người GVTH - người đóng vai trò tổ chức và hướng dẫn HS tham gia, thực hiện hoạt động cần nắm rõ các biện pháp để nâng cao HĐNT số học lớp 1.

CHƯƠNG 5

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp đã đề xuất nhằm hình thành và phát triển nhận thức trong dạy học số học môn Toán lớp 1. Qua đó, giúp GV có thêm một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào việc củng cố, trau dồi chuyên môn, kĩ năng dạy học.

5.2. Yêu cầu thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm cần chú ý về những giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra để chứng minh kết quả. Thực nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thực nghiệm phải đảm bảo kết quả về mặt định tính, có tính khoa học, khách quan và phù hợp thực tế.

Các mẫu bài thực nghiệm phải có nội dung phù hợp, có ý nghĩa đại diện cho chương trình phân môn đang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của việc hình thành và phát triển nhận thức trong dạy học số học môn Toán cho HS lớp 1.

5.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

Chúng tôi chọn lớp 1/2,1/5 và 10 giáo viên thuộc trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê,TP.Đà Nẵng để làm thực nghiệm kiểm chứng biện pháp nhằm nâng cao hoạt động nhận thức trong môn Toán lớp 1 mà chúng tôi đã xây dựng. Đây là hai lớp có trình độ nhận thức tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá nhiều trong quá trình tiến hành thực nghiệm.

Tôi chọn 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng (với mỗi lớp là 32 HS/lớp). Với những yêu cầu sau:

- Trình độ GV: GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có trình độ Đại học, với tuổi nghề trên 5 năm kinh nghiệm, đều có hiểu biết về thiết kế và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS lớp 1 tương đương nhau.

- Trình độ HS: mức độ nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau.

Thời gian tiến hành thực nghiệm từ 01/11/2020 đến 30/11/2020.

5.4. Nội dung, quá trình thực nghiệm

5.4.1.Hình thức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành trao đổi với giáo viên về những trở ngại trong nhận thức của HS lớp 1 khi học số học và những biện pháp đề xuất. Sau đó, chúng tôi tiến hành biên soạn kế hoạch dạy học, phiếu học tập thực nghiệm, phiếu quan sát và phiếu phỏng vấn giáo viên và học sinh. Trên cơ sở tài liệu này, giáo án thực nghiệm, phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo ý đồ thực nghiệm và tuân thủ kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 1. Trong quá trình thực nghiệm, GV thường xuyên trao đổi với tôi về nội dung và dụng ý sư phạm của kế hoạch dạy học. Tôi tiến hành dự giờ, ghi

lại biên bản dự giờ và quan sát học sinh trong quá trình học, sau đó trao đổi, rút kinh nghiệm và trao đổi kế hoạch ở các tiết dạy tiếp theo.

Việc đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành như sau:

-Trong quá trình thực nghiệm, tôi thường xuyên theo dõi phiếu học tập, bài tập, vở làm bài hằng ngày của HS qua theo dõi, qua dự giờ để đánh giá giáo viên.

-Nhận thức toán học của HS có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS. -Đồng thời, chúng tôi theo dõi quá trình học tập, phát triển nhận thức của HS trong các tiết học và cho HS thực hiện phiếu học tập với mục đích đánh giá mức độ nhận thức của HS khi sử dụng những biện pháp đã đề xuất.

Qua quá trình đánh giá này sẽ cho chúng tôi thông tin về mức độ nhận thức dạy học số học Toán lớp 1 trong quá trình tiến hành thực nghiệm.

5.4.2.Phương pháp thực nghiệm

-Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát trong lớp học nhằm mục đích tiếp cận thông tin phản hồi từ HS về mức độ nhận thức trong học Toán khi đã có quá trình thực nghiệm tác động.

-Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá về mức độ nhận thức khi học toán của HS lớp 1 và ý kiến đánh giá về quá trình tác động thực nghiệm.

-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu bài tập, vở bài tập HS trong quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm.

5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

5.5.1.Biện pháp 1: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học trực quan nhằm tạo biểu tượng hình thành kiến thức mới cho học sinh nhằm tạo biểu tượng hình thành kiến thức mới cho học sinh

Chúng tôi xây dựng phiếu khảo sát ý kiến của GV gồm 7 câu trắc nghiệm (Phụ lục 1) Qua khảo sát ý kiến của GV, chúng tôi thống kê được bảng kết quả như sau:

Bảng 5.1. Bảng thống kê số liệu khảo sát ý kiến của GV về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan A B C D Câu 1 35% 55% 10% / Câu 2 65% / / 35% Câu 3 25% 10% 15% 50% Câu 4 70% 20% / 45% Câu 5 50% 10% 10% 30% Câu 6 100% 5% / /

Đối với câu 7, GV đóng góp ý kiến về phương pháp đồ dùng trực quan trong dạy học số học Toán lớp 1 dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô.

*Phân tích kết quả khảo sát:

-Ở các tiết dạy toán GV sử dụng phương pháp trực quan có tỉ lệ khá cao. Có 35% GV sử dụng phương pháp trực quan thường xuyên, hơn 50% số GV sử dụng thường xuyên trong các tiết toán và tỉ lệ thấp nhất ở mức trung bình.

-Phương pháp trực quan được GV sử dụng chủ yếu vào hình thành kiến thức mới về số học. Cũng có khi được sử dụng vào phần thực hành luyện tập nhưng tần suất ít và tùy thuộc vào từng bài cụ thể.

-Theo ý kiến tổng hợp từ các giáo viên những dụng cụ trực quan thường sử dụng như là: hình ảnh minh họa trong SGK được sử dụng nhiều vì nó dễ chuẩn bị và tương đối phù hợp với bài học, bên cạnh đó cũng có những mô hình, hình ảnh. Việc sử dụng các bộ đồ dùng toán học vẫn còn hạn chế do chưa chuẩn bị đủ số lượng và những dụng cụ hỗ trợ nên có 1 số tiết dạy GV đã sắp xếp đưa công nghệ thiết bị dạy học hiện đại vào tiết dạy để hình thành kiến thức mới cho học sinh.

-Cách tổ chức sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy học số học chủ yếu được GV sử dụng trước khi lên lớp để chủ động trong việc dạy học. Trong quá trình dạy học GV tổ chức cho HS quan sát theo các bước hướng dẫn, từ đó rút ra nhận xét theo gợi ý.

-Việc tổ chức và sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học số học ngoài những hiệu quả tích cực bên cạnh đó GV và HS cũng không tránh khỏi những khó khăn: Khó khăn lớn nhất đối với GV là tốn nhiều thời gian để chuẩn bị, thậm chí mất nhiều phương tiện cách thức thì mới có thể tìm kiếm được đồ dùng trực quan phù hợp với tiết dạy. Khi lựa chọn đồ dùng trực quan cũng cần phải lựa chọn phù hợp với đặc điểm của lớp, học sinh và tiết học tránh làm mất đi tác dụng của đồ dùng trực quan. -Dạy học số học có vai trò rất quan trọng trong môn Toán lớp 1 nó giúp học sinh có cơ sở ban đầu về các con số, hình thành khái niệm, biểu tượng về số học. Hầu hết GV bị chi phối về mặt thời gian nên trong 1 tiết dạy học số học cụ thể GV chỉ giới thiệu hay thuyết trình giảng giải cho HS về khái niệm mà không để HS tự liên hệ tư duy phát hiện ra biểu tượng hình thành khái niệm, sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp HS kích thích tư duy.

-Tổng hợp từ những ý kiến đóng góp, đánh giá của các thầy cô về khai thác triệt để phương pháp dạy học trực quan nhằm hỗ trợ nhận thức khi học số học của HS lớp 1, tôi thu nhận được ý kiến sau đây:

+Sử dụng ở những tiết học truyền đạt kiến thức mới sang tính trừu tượng, khó hiểu hay những nội dung hình học cần minh họa cụ thể.

+Giúp HS hiểu rõ vấn đề hơn, giảm bớt sự nặng nề trong việc tiếp thu các kiến thức toán học trừu tượng nên cần được phát huy sử dụng trong từng tiết học toán.

+GV cần có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, lựa chọn đồ dùng phù hợp với từng nội dung.

➔ Qua thống kê trên cho thấy phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học toán có hiệu quả tích cực trong nhận thức của HS lớp 1. Nó được sử dụng trong tiết dạy học toán, đặc biệt là tiết dạy học số học cho HS lớp 1 giúp HS hứng thú vào tiết học. Tuy nhiên, GV cần linh hoạt trong quá trình sử dụng, chuẩn bị kĩ lưỡng, trong tiết học phải có sự linh hoạt, mềm dẻo của GV để dẫn dắt HS tìm ra kiến thức một cách hiệu quả nhất.

5.5.2.Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh

Sau khi HS được tham gia tiết học số học có chứa tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm, chúng tôi quan sát thấy được sự hứng thú và vui vẻ của HS khi được trải nghiệm vào tiết học này. Các em tham gia các hoạt động học tập rất tích cực, hào hứng vì sự tò mò, tình huống gợi mở kích thích tư duy của học sinh, khiến HS phải tìm cách giải quyết, tìm đáp án cho nó.

Tiết học “Phép cộng trong phạm vi 10” có tình huống bạn Nai đi chợ. Tình huống này có nhân vật bạn Nai việc đặt tên nhân vật như vậy rất gần gũi với HS và việc đưa một bài toán thành một tình huống thực tế giúp HS tò mò, muốn giải quyết tình huống hơn là cách nghĩ thông thường “đi giải bài toán” hoặc “tìm đáp án cho bài toán”. Kết quả thực nghiệm biện pháp 2 được thể hiện qua bảng 5.2

Bảng 5.2. Bảng thống kê số liệu về việc dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh khi chưa vận

dụng và sau khi vận dụng biện pháp

Các đợt khảo sát Chưa vận dụng biện

pháp

Sau khi vận dụng biện pháp

SL % SL %

Số HS nắm chắc khái niệm phép tính cộng

8 25 21 65,6

Số HS mơ hồ khái niệm phép cộng

19 59,4 9 28,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số HS chưa nắm chắc khái niệm về phép tính cộng

5 15,6 2 6,3

Với việc vận dụng biện pháp trên, việc học khái niệm, tính chất về số học của HS được các GV đánh giá tiến bộ rất nhiều, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau: HS chăm chú say mê vào tiết học, các em không ngại khi giải các bài toán có chứa lời văn vì lúc này đó là một tình huống kích thích, gợi mở trí tò mò cho các em. HS tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà HS nắm bài chắc, nhanh nhớ kiến thức, tự tin trong làm bài tập. Từ đó, HS có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tư duy suy nghĩ cho HS, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. Các bài tập đa dạng, phong phú trong suốt

chương trình học toán đã giúp các em luôn được củng cố và khắc sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học khái niệm mới ở lớp trên.

Điều này cho thấy việc vận dụng biện pháp hình thành biểu tượng ban đầu về số học cho HS lớp 1 nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán bước đầu đã đem lại hiệu quả.

5.5.3 Biện pháp 3: Hình thành khái niệm toán học theo hướng tiếp cận hoạt động học tập của học sinh động học tập của học sinh

Đánh giá biện pháp 3 tôi cho 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau, lớp đối chứng không tác động sư phạm, lớp thực nghiệm GV tổ chức cho HS tham gia tiết học toán hình thành khái niệm toán học theo hướng tiếp cận hoạt động học tập của học sinh trên phiếu kiểm tra (Phụ lục 2), kết quả thu về như sau:

Bảng 5.3. Kết quả nhận thức hình thành khái niệm số tự nhiên

Kết quả Lớp Số lượng Tỉ lệ (%) Học sinh đúng bài 1 làm Lớp nghiệm thực 32 100 Lớp đối chứng 26 81,25 Học sinh đúng bài 2 làm Lớp nghiệm thực 32 100 Lớp đối chứng 22 68,75 Học sinh đúng bài 3 làm Lớp nghiệm thực 32 100 Lớp đối chứng 21 65,63 Học sinh đúng cả 3 bài làm Lớp nghiệm thực 32 100 Lớp đối chứng 28 87,5

Nhìn vào kết quả kiểm tra trong phiếu học tập trên bảng sau, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả của lớp đối chứng. Cụ thể:

Ở bài 1, đếm số quả táo trong hình, lớp thực nghiệm đạt 32/32 chiếm tỉ lệ 100% thì lớp đối chứng chỉ đạt 26/32. HS lớp thực nghiệm được tham gia quá trình nhận thức hình thành khái niệm số tự nhiên bằng cách đếm lần lượt các đồ vật để gọi tên số tự nhiên biểu thị cho chúng nên HS dễ dàng đếm được số quả táo có trong đĩa. Tương tự bài 2, kết quả lớp thực nghiệm cũng cao hơn đối chứng, tuy nhiên, kết quả lớp đối chứng có phần tăng hơn bài 1, vì số lượng con cá trong bể chỉ có hai con, HS dễ dàng đếm được. Ở bài 3, kết quả lớp thực nghiệm cao hơn và vượt hơn hẳn lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy HS lớp đối chứng chưa hiểu đề bài yêu cầu là gì, một số HS thì không thuộc dãy số tự nhiên tăng dần, 1 số HS khác thì điền kết quả của dãy số tự nhiên giảm dần.

Như vậy, từ kết quả phân tích bảng số liệu, chúng tôi hoàn toàn khẳng định rằng, học sinh lớp thực nghiệm có kết quả nhận thức tốt hơn học sinh lớp đối chứng vì HS lớp thực nghiệm được tham gia vào quá trình tổ chức nhận thức hình thành khái niệm

số tự nhiên bằng những hình ảnh trực quan, cụ thể, dần dần hình thành tư duy số học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 77)