7. Cấu trúc đề tài
2.4.1.2. Hoạt động nhận thức
Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. “Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm
giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”. Việc
nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là nhận thức lý tính.
Nói cách khác, hoạt động nhân thức là quá trình tự tích lũy và tiếp thu kiến thức thông qua vốn hiểu viết và các giai đoạn tư duy, vì vậy, để quá trình dạy và học ở trường đạt hiệu quả cao nhất, sự hướng dẫn của nhà giáo dục phải hướng từng cá nhân học sinh, giúp các em được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó tự tìm hiểu, phát hiện và thu nhận kiến thức, đồng thời phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Với những định nghĩa trên, có thể thấy rằng trong cùng một hoàn cảnh, cùng một đối tượng, nhưng sự nhận thức của từng học sinh là không giống nhau. Để hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, giáo viên nên đưa ra định hướng cho các hoạt động, theo sát những nhiệm vụ của học sinh và có sự phản hồi tích cực đối với học sinh.