Phân tích sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” được thiết kế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc đề tài

3.6.4.Phân tích sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” được thiết kế

quan điểm của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Sách được thiết kế theo tư tưởng một bài học chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn trực quan sinh động: Xây dựng các hình ảnh trực quan đẹp, sinh động, cho học sinh cảm giác, tri giác, hình thành biểu tượng về sự vật

Giai đoạn 2: Giai đoạn tư duy trừu tượng: Từ kết quả nhận thức cảm tính đã có, hình thành cho học sinh khả năng suy luận nên khái niệm, quy tắc toán học

Giai đoạn 3: Giai đoạn trở về thực tiễn: Bài học sử dụng nhiều bài toán sinh động, đa dạng, có yếu tố thực tế, giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

- Giai đoạn trực quan sinh động và tư duy trừu tượng:

+ Sách được in màu, với chất giấy và những hình ảnh đẹp, bắt mắt, sinh động và kích thích được nhận thức của học sinh. Ví dụ, trong bài “Các số 0,1,2,3,4,5”, phần khám phá đã được thiết kế như sau:

Để xây dựng nên kiến thức về số, bài học đã lần lượt cho học sinh quan sát hình ảnh trực quan là bể cá, hình ảnh sinh động này kích thích cảm xúc của các em, hướng tri giác của các em đi sâu vào khám phá đặc điểm, số lượng cá có trong bể. Sau khi học sinh quan sát và đếm số cá, sách thiết kế hướng nhận thức của các em đến việc xây dụng các biểu tượng khối vuông. Sau khi có biểu tượng về khối vuông học sinh dễ dàng liên tưởng và hình thành nên khái niệm sô ở giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ trên là cách phát triển trực quan sinh động tiêu biểu và xuyên suốt tinh thần cuốn sách. Chúng tôi cho rằng cách làm này là hiệu quả, có thể phát triển trực quan sinh động cho học sinh, tạo tiền đề cho các bước nhận thức tiếp theo.

Giai đoạn từ nhận thức trở về thực tiễn:

Sau khi nghiên cứu về sách, chúng tôi cho rằng sách đã thiết kế hệ thống bài tập rất hay và phong phú. Các bài tập không chỉ gần gũi với đời sống mà còn thú vị và không nặng về kiến thức. Ví dụ trong bài “Ôn tập các số trong phạm vi 10”, sách đã xây dựng một số bài tập rất thú vị như sau:

Bài tập được thiết kế như một tình huống bình thường trong cuộc sống. Với hình ảnh các loài động vật đáng yêu, bài toán không chỉ giúp học sinh phân biệt các con vật, có kiến thức về môi trường sống, đặc điểm của chúng mà còn giúp học sinh ôn tập các năng lực về số qua việc: đếm số, ghi số, so sánh nhiều hơn, ít hơn,...

Các bài thực hành luyện tập trong sách được thiết kế rất thông minh, lồng ghép các yêu cầu vào những hoạt động gây được sự vui vẻ, hứng thú cho học sinh. Điều này làm những bài toán dù rèn luyện được khả năng kiểm nghiệm nhận thức đã có được với thực tế những vẫn không hề khô khan, nặng nề.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 49 - 50)