0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Mục đích của biện pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC DẠY HỌC SỐ HỌC LỚP 1 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018 (Trang 51 -51 )

7. Cấu trúc đề tài

4.1.1. Mục đích của biện pháp

Đối với học sinh lớp 1, việc nhận thức của các em còn mang tính cụ thể luôn gắn liền với các hình ảnh và biểu tượng cụ thể nên việc sử dụng phương pháp trực quan rất cần thiết. Nhờ phương pháp này, các biểu tượng hình học và số học sẽ được hình thành qua những hình ảnh, sự vật cụ thể và dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của các em. Từ đó, các em được bổ sung thêm vốn hiểu biết thực tế cũng như phát triển được nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng phong phú.

4.1.2. Cở sở khoa học của biện pháp

Trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học toán sẽ huy động tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của HS. Theo nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở trẻ em cho ta nhận thấy: Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin. Nếu chỉ nhìn thì chỉ lĩnh hội được 30% lượng thông tin. Nếu phối hợp cả nghe, nhìn và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%. Vì vậy, có thể nói trong quá trình dạy học cần đảm bảo được nguyên tắc dạy học trực quan. Trực quan đóng một vai trò rất quan trọng trong dạy và học đối với HS lớp 1. Điều này xuất phát từ tư duy trực quan hình tượng. Việc dạy học dựa trên trực quan được Cô – men – xki gọi đó là “Nguyên tắc vàng của lí luận dạy học.” Ông chỉ ra rằng sự nhận biết luôn bắt đầu từ sự cảm nhận, bởi vì những gì có trong ý thức thì trước đó đều có trong cảm nhận. Trong hoạt động dạy và học, tính trực quan là rất cần thiết đối với đặc điểm tâm sinh lí của HS, HS sẽ dễ dàng tiếp nhận được lượng kiến thức một cách chính xác và dễ dàng nhất.

4.1.3.Nội dung và cách thức thực hiện

Do đặc điểm nhận thức của HSTH có tính trực giác, cụ thể và do tính chất đặc thù của toán (trừu tượng, khái quát cao) mà phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học toán. Quy tắc toán học là những kiến thức trừu tượng, khái quát. Nếu chỉ đưa ra quy tắc bằng lí thuyết suông mà không phân tích, hình thành nhận thức để HS hiểu thì HS sẽ mơ hồ, không xác lập được thông tin chính xác, cụ thể về các quy tắc toán học đó.

Với những hình ảnh trực quan kết hợp với lời giảng giải, trình bày của giáo viên, HS sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức toán trừu tượng. Bản chất của PP dạy học này là GV tác động vào tư duy của học sinh theo đúng quy luật nhận thức mà V.I.Lê Nin đã đề cập: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”[19].

Để tổ chức hoạt động nhận thức hình thành quy tắc toán học chúng tôi đưa ra con đường tổ chức sau:

Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động trực tiếp trên các đồ dùng trực quan (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng cụ thể…).HS tự làm việc, tự phát hiện dưới sự trợ giúp của GV từ đó hình thành kiến thức mới (quy tắc toán học). Vì quy tắc toán học đòi hỏi kĩ năng vận dụng cao nên thông qua việc HS tự phát hiện và giải quyết yếu tố toán học thì HS sẽ hiểu được quy tắc rồi vận dụng quy tắc vào giải các bài tập, áp dụng cho việc sử dụng quy tắc vào 1 số bài tập đơn giản.

Bước 2: Củng cố các kiến thức mới thu nhận được thông qua các bài tập vận dụng có gắn với hình ảnh trực quan. Ở bước 2, GV tổ chức cho HS tham gia các hoạt động gắn với đồ dùng trực quan để HS bước đầu làm quen, xây dựng cơ sở ban đầu cho quá trình nhận thức quy tắc toán học. Nếu không gắn với đồ dùng trực quan, HS sẽ mơ hồ, lan man, không đi vào trọng tâm là hình thành khái niệm về quy tắc toán học. Bước 3: Luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng thông qua các bài tập trên các đối tượng toán học (những con số) không kèm theo đồ dùng, hình ảnh trực quan. Lúc này, HS đã có được nhận thức về quy tắc toán học nên HS sẽ làm việc trực tiếp với đối tượng toán học mà không phải dựa vào các hình ảnh trực quan ban đầu.

*Phương pháp dạy học trực quan cũng như các phương pháp khác cần phải cân nhắc, lựa chọn sử dụng cho hợp lí để nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học:

Một là: Sử dụng phương pháp trực quan thì không thể thiếu đồ dùng trực quan (đồ dùng dạy học). Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ. Ở giai đoạn 1, các phương tiện chủ yếu là các đồ vật thật gần gũi với học sinh, các em thường xuyên nhìn thấy chúng, thậm chí quen thuộc với chúng để HS có thể dễ dàng cụ thể hóa khi làm việc với đồ dùng trực quan. Ở giai đoạn 2, các phương tiện trực quan thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất trừu tượng hơn nhưng phải phủ hợp với HS, dễ tìm kiếm, phù hợp với kinh tế của phụ huynh, giáo viên, nhà trường.

Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan. Khi cần tạo điểm tựa trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng phương tiện, khi HS đã hình thành được kiến thức thì phải hạn chế bớt việc dùng các phương tiện, thậm chí cấm sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS tư duy trừu tượng.

Ba là: Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ để giúp HS nâng cao kĩ năng trừu tượng hóa, tư duy hóa nhưng đảm bảo phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

Bốn là: Không quá đề cao, phụ thuộc vào phương tiện trực quan. Phương pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa hoặc quá phụ thuộc vào chúng sẽ làm cho quá trình nhận thức một cách máy móc, khả năng tư duy của học sinh bị hạn chế. Vì vậy, cần phải sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng phương pháp, phù hợp với nội dung bài học và

nên sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng lí thuyết kiến tạo,…

Đặc biệt, đối với HS lớp 1, các đồ dùng trong các tiết dạy thường sẽ là que tính; các mô hình bằng bìa, bằng nhựa; các chấm tròn hay các hình vẽ trên bảng, trên giấy; các vật thật có trong thực tế như: bút, thước (dạy đếm số, cộng trừ trong phạm vi 10…), một đoạn dây, đoạn chỉ….Với bất cứ đồ dùng nào, GV cũng cần cố gắng làm thật chuẩn, kích thước và màu sắc có thể khác nhau nhưng không qua cầu kì để làm nổi bật các dấu hiệu bản chất của khái niệm.

Ví dụ: Bài 4: So sánh số: Lớn hơn. Dấu lớn (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục)

GV tổ chức cho HS nhận thức quy tắc toán học so sánh số tự nhiên bằng việc phân tích các tranh, ảnh đồ dùng trực quan biểu diễn sự nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để HS có sự hình dung cụ thể về quy tắc so sánh các số tự nhiên với nhau. Từ đó, HS áp dụng vào so sánh đối với các số tự nhiên mà không dùng hình ảnh trực quan.

Mục tiêu:

-Nhận biết được các dấu >,<,=

-Sử dụng dấu >,<,= khi so sánh hai số

-Nhận biết được cách so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 Chuẩn bị: tranh ảnh về các con vịt, các quả dưa, bộ thực hành toán 1 Hoạt động nhận thức được tổ chức như sau:

Bước 1: GV cho HS quan sát 4 chú vịt ở bên trái bảng và 3 chú vịt ở phía bên phải bảng.

GV yêu cầu HS đếm số con vịt mỗi bên. HS sẽ thực hiện động tác đếm lần lượt từng con vịt. GV hỏi: “Bên trái có bao nhiêu con vịt?” , “Bên phải có bao nhiêu con vịt?”

+HS trả lời: “Bên trái có 4 con vịt. GV ghi số 4 ở dưới. Bên phải có 3 con vịt. GV ghi số 3 ở dưới.”

+GV yêu cầu HS ghép đôi các con vịt với nhau ở mỗi bên. Ta được hình vẽ minh họa sau:

+GV hỏi: “Sau khi ghép đôi, con vịt nào bị lẻ một mình?” +HS trả lời: “Con vịt số 4”

+GV hỏi: “Vậy số con vịt ở bên nào nhiều hơn?”. +HS trả lời: “Bên trái”

-GV kết luận: Số con vịt ở bên trái nhiều hơn số con vịt ở bên phải. Hay bên trái có 4 con vịt nhiều hơn bên phải có 3 con vịt. Ta có: 4 lớn hơn 3. Ta viết: 4>3. Dấu lớn viết là: >

Tương tự tiếp theo GV cho HS quan sát 5 quả dưa hấu ở bên trái của bảng và 4 quả dưa hấu ở bên phải của tấm bảng.

+GV yêu cầu HS đếm số dưa hấu mỗi bên.

+GV yêu cầu HS ghép đôi lần lượt quả dưa hấu mỗi bên với nhau.

+ GV hỏi HS: “Quả dưa hấu số mấy chưa có cặp”

+GV kết luận: Số dưa hấu bên trái nhiều hơn số dưa hấu ở bên phải. Hay bên trái có 5 quả dưa hấu nhiều hơn bên phải có 4 quả dưa hấu. Ta có: 5 lớn hơn 4. Ta viết: 5>4.

Bước 2: GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động nhận thức so sánh số lớn hơn bằng hình ảnh trực quan.

Cách 1:

GV cho HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm có 2 thành viên đếm số cây bút mực mà mình có được. Sau khi kết thúc thời gian thảo luận, GV cho HS so sánh đồ dùng học tập của mình với bạn. Ví dụ: Nam có 4 cây bút nhiều hơn Hồng có 3 cây bút.

Lan có 3 cây bút nhiều hơn Hồng có 2 cây bút. Tương tự cho HS thực hành với quyển vở, cục tẩy, thước kẻ,..

Cách 2: GV cho HS quan sát tranh và so sánh.

Ở bước này, GV kết hợp cho HS thực hiện so sánh với các con số, hạn chế phần tranh, ảnh đồ dùng trực quan.

Bài 1: Chọn số thích hợp điền vào ô vuông?

Bài 2: Viết số và dấu lớn biểu diễn các bức tranh sau

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

(Hoạt động: Khám phá – Hình thành kiến thức mới) Bài 4: So sánh số: Lớn hơn. Dấu lớn

Thời gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học

sinh

10 phút Hoạt động: Khám phá: Lớn hơn. Dấu lớn. Mục tiêu:

-Nhận biết được các dấu >,<,=

-Sử dụng dấu >,<,= khi so sánh hai số

-Nhận biết được cách so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 10

Phương pháp: PP trực quan, PP thảo luận, PP vấn đáp

Cách tiến hành:

-GV cho HS quan sát 4 chú vịt ở bên trái bảng và 3 chú vịt ở phía bên phải bảng.

-GV yêu cầu HS đếm số con vịt mỗi bên. HS sẽ thực hiện động tác đếm lần lượt từng con vịt. GV hỏi:

“Bên trái có bao nhiêu con vịt?” “Bên phải có bao nhiêu con vịt?”

+ GV ghi số 3 ở dưới.”

+GV yêu cầu HS ghép đôi các con vịt với nhau ở mỗi bên.

Ta được hình vẽ minh họa sau:

-GV hỏi: “Sau khi ghép đôi, con vịt nào bị lẻ một mình?”

-GV hỏi: “Vậy số con vịt ở bên nào nhiều hơn?”.

-GV kết luận: Số con vịt ở bên trái nhiều hơn số con vịt ở bên phải. Hay bên trái có 4 con vịt nhiều hơn bên phải có 3 con vịt. Ta có: 4 lớn hơn 3. Ta viết: 4>3. Dấu lớn viết là: >

Tương tự tiếp theo GV cho HS quan sát 5 quả dưa hấu ở bên trái của bảng và 4 quả dưa hấu ở bên phải của tấm bảng.

-GV yêu cầu HS đếm số dưa hấu mỗi bên.

-GV yêu cầu HS ghép đôi lần lượt quả dưa hấu mỗi bên với nhau.

-GV hỏi: “Quả dưa hấu số mấy chưa có cặp”

-GV kết luận: Số dưa hấu bên trái nhiều hơn số dưa hấu ở bên phải. Hay bên trái có 5 quả dưa hấu nhiều hơn bên phải có 4 quả dưa hấu. Ta có: 5 lớn hơn 4. Ta viết: 5>4.

Hoạt động thực hành:

GV cho HS quan sát tranh và so sánh.

-HS quan sát -HS đếm lần lượt -HS trả lời: “Bên trái có 4 con vịt. GV ghi số 4 ở dưới. Bên phải có 3 con vịt. -HS ghép đối các con vịt theo cặp -HS quan sát -HS trả lời: “Con vịt số 4”. -HS trả lời: “Số vịt bên trái nhiều hơn” -HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS đếm

-HS ghép quả dưa hấu ở mỗi bên theo cặp

-HS trả lời: “Quả dưa hấu số 5”. -HS lắng nghe -HS so sánh:

Hoạt động khắc sâu kiến thức:

Chọn số thích hợp điền vào ô vuông?

Viết số và dấu lớn biểu diễn các bức tranh sau

4>2 5>3 6>4 3>2 6>5 9>7 10>8 4>2 7>4 10>9 6>4 4>1 3>2

4.2.Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh

4.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm giúp học sinh được hòa nhập vào cuộc sống thực tiễn hằng ngày, các em được là quen với các tình huống thực tế mà hằng ngày các em gặp phải trong và ngoài nhà trường. Thông qua việc gắn với các tình huống thực tế, HS sẽ học được cách thích nghi với phương pháp học tập, đón nhận và thích nghi với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Học sinh tìm được sự gần gũi, thân thuộc, hứng thú trong môi

trường học tập mới. Không những thế, khi học tập theo mô hình thực tế này học sinh cảm thấy vui vẻ, học sinh có cảm giác thích đi học, thích đến trường với bạn bè thầy cô, chúng cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đồng thời, biện pháp này là cơ sở lâu dài để phát triển toàn diện về đạo đức, nhân cách, nhận thức... cho học sinh.

4.2.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Trên cơ sở tâm lí học, học sinh lớp 1 có tâm sinh lí chưa phát triển toàn diện, các em còn là những cô bé, cậu bé bé bỏng, tinh nghịch, khi môi trường sống thay đổi các em cảm thấy bất an, lo lắng. Mặt khác, việc chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo làm cho các em khó có thể bắt kịp nhịp sinh hoạt, học tập ngay lập tức được. Học sinh sẽ cảm thấy sợ sệt, hay khóc nhè, đòi bố mẹ khi đến trường. Vì vậy, việc dạy học gắn với các tình huống thực tế giúp các em cảm thấy môi trường nhà trường cũng gần gũi, thân thuộc giống như môi trường ở nhà. Học sinh cảm thấy an toàn, vui vẻ, tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục trong môi trường mới.

4.2.3.Nội dung và cách thức thực hiện

Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “PPDH bằng tình huống là giáo viên cung cấp cho học viên tình huống dạy học. Học viên tìm hiểu, phân tích và hành động trong tình huống đó. Kết quả là học viên thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kỹ năng hành động ( trí óc và thực tiễn ) sau khi giải quyết tình huống đã cho”[16].

Theo PSG. TS Trịnh Văn Biểu: “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[1].

Theo TS. Nguyễn Văn Cường: “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức tạp gắn với các tình huống

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC DẠY HỌC SỐ HỌC LỚP 1 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018 (Trang 51 -51 )

×