Cơ sở khoa học của biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 58 - 62)

7. Cấu trúc đề tài

4.2.2.Cơ sở khoa học của biện pháp

Trên cơ sở tâm lí học, học sinh lớp 1 có tâm sinh lí chưa phát triển toàn diện, các em còn là những cô bé, cậu bé bé bỏng, tinh nghịch, khi môi trường sống thay đổi các em cảm thấy bất an, lo lắng. Mặt khác, việc chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo làm cho các em khó có thể bắt kịp nhịp sinh hoạt, học tập ngay lập tức được. Học sinh sẽ cảm thấy sợ sệt, hay khóc nhè, đòi bố mẹ khi đến trường. Vì vậy, việc dạy học gắn với các tình huống thực tế giúp các em cảm thấy môi trường nhà trường cũng gần gũi, thân thuộc giống như môi trường ở nhà. Học sinh cảm thấy an toàn, vui vẻ, tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục trong môi trường mới.

4.2.3.Nội dung và cách thức thực hiện

Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “PPDH bằng tình huống là giáo viên cung cấp cho học viên tình huống dạy học. Học viên tìm hiểu, phân tích và hành động trong tình huống đó. Kết quả là học viên thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kỹ năng hành động ( trí óc và thực tiễn ) sau khi giải quyết tình huống đã cho”[16].

Theo PSG. TS Trịnh Văn Biểu: “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[1].

Theo TS. Nguyễn Văn Cường: “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức tạp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập” [3].

Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống. Ở đó, các tình huống là đối tượng chính của qui trình dạy học. Như đã nói ở trên, trường hợp được nếu ra trong dạy học là những tình huống dạy học điển hình và quá trình người học nghiên cứu trường hợp cũng chính là quá trình hiểu và vận dụng tri thức. Theo Nguyễn Hữu Lam: “ Phương pháp tình huống là một kĩ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”[11].

Xây dựng hoạt động nhận thức gắn dạy học với tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm.

Việc này rất thực tế và đòi hỏi năng lực của giáo viên. GV phải là người giáo dục vừa có kiến thức chuyên môn vừa có kiến thức, kĩ năng về cuộc sống hằng ngày để

đưa những tình huống thực tiễn hằng ngày gần gũi, quen thuộc vào quá trình dạy học cho HS thực hiện việc giải quyết tình huống đó.

-Xác định yêu cầu cần đạt của HS sau khi học xong bài/ tiết học

Yêu cầu cần đạt là những năng lực và phẩm chất hình thành cho học sinh sau khi học sinh tham gia tiết/ bài học. Năng lực và phẩm chất này đáp ứng năng lực chung của cấp học, năng lực đặc thù của môn học (cụ thể là môn Toán) và phẩm chất mà HS cần đạt được. Việc xác định yêu cầu cần đạt, GV có thể dựa vào đó để xây dựng một kế hoạch dạy học phù hợp với năng lực của học sinh. Học sinh đã có được năng lực gì, cần trau dồi, phát triển hoặc hình thành thêm năng lực gì.

GV không xác định yêu cầu cần đạt sẽ làm cho kế hoạch bài dạy thiếu tính khoa học, logic, khó có thể hình thành năng lực và phẩm chất toàn diện cho học sinh. Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 ban hành thay thế Mục tiêu thành Yêu cầu cần đạt của tiết học là một sự mới mẻ và thách thức đối với giáo viên. GV phải là người dạy học chủ động, tích cực trong dạy học.

-Xác định và phân tích các đặc điểm của học sinh

Vì sao phải xác định và phân tích đặc điểm của học sinh? Việc xác định và phân tích đặc điểm của HS để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh. Khi xác định và phân tích được đặc điểm của HS, GV sẽ đưa ra các hoạt động dạy học phù hợp, tránh hiện tượng hoạt động dạy học quá sức với HS, hoạt động dạy học chỉ phù hợp với một số học sinh, nghĩa là có sự phân chia sự tham gia vào hoạt động học tập của HS.

-Xây dựng tình huống thực tế dựa trên yêu cầu cần đạt và đặc điểm của học sinh.

Tình huống thực tế thể hiện được yêu cầu cần đạt, không được sai lệch các yêu cầu cần đạt. Tình huống thực tế đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và được giải quyết tình huống đó. Do đó, việc xây dựng các tình huống thực tế có thể tuân theo các bước sau:

Bước 1: GV cho HS một tình huống cụ thể (câu chuyện, hoạt cảnh…) có chứa vấn đề toán học

Bước 2: Giúp HS phát hiện vấn đề toán học có trong tình huống. GV nhắc lại cho HS lời nhân vật có chứa vấn đề toán học, các chi tiết trong tình huống (câu chuyện, hoạt cảnh...) có chứa vấn đề toán học.

Bước 3: GV có thể tổ chức thảo luận nhóm để HS giải quyết vấn đề toán học. Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

Đối với trò chơi toán học, có thể tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: GV phổ biến tên trò chơi, luật chơi, chia đội chơi. Trò chơi thiết kế phải dễ hiểu có yếu tố toán học, tập trung xoay quanh các vấn đề toán học, không chuẩn bị quá nhiều dụng cụ. Đảm bảo thời gian cho các hoạt động dạy học tiếp theo

Bước 2: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi

Bước 4: GV yêu cầu học sinh nhắc lại vấn đề toán học trong trò chơi. Cho học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi chơi bằng cách trả lời 1 vài câu hỏi:

+Các em cảm thấy như thế nào sau khi chơi trò chơi này?

+Bạn nào có thể nhắc lại kiến thức bài học hôm nay thông qua trò chơi? +Điều gì làm các em thích nhất khi tham gia trò chơi?

Để thực hiện dạy học gắn với tình huống thực tế mà học sinh trải nghiệm, GV cần quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như:

+Phương pháp trò chơi toán học: Phương pháp trò chơi trong đó có chứa yếu tố toán học nào đó. Vì là một trò chơi, trò chơi toán học mang đầy đủ đặc điểm của trò chơi nhưng trò chơi toán học có một điểm khác rõ rệt là phải chứa trong đó ít nhất 1 yếu tố toán học. Đối với HS lớp 1, sử dụng phương pháp trò chơi toán học này rất quan trọng, phù hợp với tâm lí của học sinh. Học sinh hứng thú với tiết học, hiệu quả và chất lượng tiết học được nâng cao. Nhưng đòi hỏi GV phải linh hoạt, vận dụng khéo léo để tránh lạm dụng, phản khoa học.

+Phương pháp kể chuyện toán học: Phương pháp kể một câu chuyện có nhân vật trong đó có chứa yếu tố toán học. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện toán học, GV xây dựng câu chuyện ngắn gọn, nhân vật quen thuộc, gần gũi với học sinh. Cốt truyện rõ ràng và đặc biệt phải có yếu tố toán học. Sau khi nghe câu chuyện, học sinh sẽ giải quyết vấn đề toán học hay ghi nhớ vấn đề toán học có trong câu chuyện. Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên cần sử dụng kết hợp phương pháp trực quan. Có thể vừa kể chuyện vừa cho học sinh quan sát tranh, ảnh.

Ví dụ: 1. Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục)

Khi dạy học bài này, GV sẽ tổ chức cho HS nghe một câu chuyện có chứa vấn đề toán học. Đây là tình huống thực tế mà HS gặp hằng ngày, rất gần gũi, quen thuộc với các em.

Mục đích: Hình thành được nhận thức phép cộng cho học sinh. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài giảng điện tử (powerponit nâng cao) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách tiến hành: Mở đầu tiết học, trong phần Khởi động, GV tổ chức cho HS xem 1 câu chuyện được thiết kế bằng Powerponit nâng cao liên quan đến bài học.

Câu chuyện: “BẠN NAI ĐI CHỢ”

Bạn Nai được Nai mẹ nhờ đi chợ mua 3 quả cam và 4 quả chanh. Mẹ dặn:“Con nhớ đếm để số quả cam ít hơn số quả chanh con nhé?”

Về đến nhà bạn Nai khoe với Nai mẹ: “Con mua về rồi đây Nai mẹ ơi”. Bạn Nai mở giỏ ra và ngạc nhiên: “Ơ sao quả chanh lại bằng quả cam Nai mẹ ạ”. Bạn Nai chậm rãi tính thì được 8 quả tất cả. Nai mẹ nhìn con mỉm cười. “Ôi bé con của mẹ:

3 quả cam gộp với 4 quả chanh thì được cả thảy mấy quả hả con?”. Bạn Nai lắc đầu

GV cho học sinh suy nghĩ câu nói của Nai mẹ: “3 quả cam gộp với 4 quả chanh thì được cả thảy mấy quả hả con?” ( Biểu diễn minh họa 3 quả cam và 4 quả chanh

cụ thể ).GV cho học sinh trả lời. GV giới thiệu 3 quả cam gộp với 4 quả chanh còn

được kí hiệu bằng 3+4=7. Ta có: 3+4=7 được gọi là phép cộng. Dấu cộng được thay cho chữ “ gộp”. Đọc là: “ba cộng bốn bằng bảy”.

Ví dụ: 2. Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10. (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục)

GV sẽ tổ chức cho HS đóng vai tạo tình huống và giải quyết tình huống. Mục tiêu: Hình thành quá trình nhận thức phép tính trừ cho học sinh Chuẩn bị: 6 quả cam (mô hình hoặc quả thật), 1 cái rổ.

Cách tiến hành: GV chia cả lớp thành các nhóm đôi. GV đưa ra tình huống đóng vai:

Mẹ đi siêu thị về mua 6 quả cam, mẹ để tất cả 6 quả cam vào rổ. Mẹ gọi Lan vào và bảo: “Con hãy mang cam sang biếu ông bà và để lại cho con 1 quả cam.”. Lan lo lắng và chưa biết phải lấy như thế nào để mình còn 1 quả cam. Nếu em là Lan, em sẽ lấy quả cam bằng cách nào?

GV cho HS thảo luận trong thời gian 5 phút để suy nghĩ và đóng vai. Kết thúc thời gian thảo luận, GV cho các nhóm đóng vai tình huống.

HS sẽ đưa ra các cách giải quyết tình huống: Lan lấy 1 quả cam ra. Và mang hết số cam còn lại sang biếu ông bà.

GV hỏi: “Sau khi lấy 1 quả cam cho Lan thì Lan có bao nhiêu quả cam mang sang biếu ông, bà?”. HS trả lời: 5 quả.

Vậy trong rổ còn 1 quả cam. Nghĩa là: 6 quả cam lấy 1 quả cam còn 5 quả cam. Ta có: 6-1=5. Đây là phép tính trừ. Dấu “-” gọi là dấu trừ.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

(Hoạt động: Khám phá – hình thành kiến thức mới) Bài: 10 Phép cộng trong phạm vi 10

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

7 phút -Hoạt động 2: Khám phá: Gộp lại thì

bằng mấy?

-Mục tiêu: Hình thành khái niệm ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại. Cách tìm kết quả của phép cộng dựa vào phép đếm (đã học) và đếm kết quả. -Phương pháp: PP giải quyết tình huống

PP trực quan

PP thuyết trình, trình bày -Hình thức: Cá nhân

-Cách tiến hành:

“BẠN NAI ĐI CHỢ”

Bạn Nai được Nai mẹ nhờ đi chợ mua 3 quả cam và 4 quả chanh. Mẹ dặn:“Con nhớ đếm để số quả cam ít hơn số quả chanh con nhé?”

Về đến nhà bạn Nai khoe với Nai mẹ:

“Con mua về rồi đây Nai mẹ ơi”. Bạn

Nai mở giỏ ra và ngạc nhiên: “Ơ sao quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chanh lại bằng quả cam Nai mẹ ạ”. Bạn

Nai chậm rãi tính thì được 8 quả tất cả. Nai mẹ nhìn con mỉm cười. “Ôi bé con của mẹ: 3 quả cam gộp với 4 quả chanh

thì được cả thảy mấy quả hả con?”. Bạn

Nai lắc đầu suy nghĩ?

-GV cho học sinh suy nghĩ câu nói của Nai mẹ: “3 quả cam gộp với 4 quả chanh thì được cả thảy mấy quả hả con?” ( Biểu diễn minh họa 3 quả cam và 4 quả chanh cụ thể ).

-GV cho học sinh giải quyết tình huống

-GV giới thiệu 3 quả cam gộp với 4 quả chanh còn được kí hiệu bằng 3+4=7. Ta có: 3+4=7 được gọi là phép cộng. Dấu cộng được thay cho chữ “ gộp”. Đọc là: “ba cộng bốn bằng bảy”.

-HS xem câu chuyện

-HS suy nghĩ

-HS giải quyết tình huống: 3 quả cam gộp với 4 quả chanh. Ta đếm lần lượt từng quả cam tới quả chảnh ta được tất cả là 7 quả.

-HS lắng nghe

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 58 - 62)