Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 5 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.5.2.Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trả

5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

5.5.2.Biện pháp 2: Dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trả

nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh

Sau khi HS được tham gia tiết học số học có chứa tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm, chúng tôi quan sát thấy được sự hứng thú và vui vẻ của HS khi được trải nghiệm vào tiết học này. Các em tham gia các hoạt động học tập rất tích cực, hào hứng vì sự tò mò, tình huống gợi mở kích thích tư duy của học sinh, khiến HS phải tìm cách giải quyết, tìm đáp án cho nó.

Tiết học “Phép cộng trong phạm vi 10” có tình huống bạn Nai đi chợ. Tình huống này có nhân vật bạn Nai việc đặt tên nhân vật như vậy rất gần gũi với HS và việc đưa một bài toán thành một tình huống thực tế giúp HS tò mò, muốn giải quyết tình huống hơn là cách nghĩ thông thường “đi giải bài toán” hoặc “tìm đáp án cho bài toán”. Kết quả thực nghiệm biện pháp 2 được thể hiện qua bảng 5.2

Bảng 5.2. Bảng thống kê số liệu về việc dạy học gắn với các tình huống thực tế mà HS được trải nghiệm nhằm hỗ trợ tâm lý và nhận thức cho học sinh khi chưa vận

dụng và sau khi vận dụng biện pháp

Các đợt khảo sát Chưa vận dụng biện

pháp

Sau khi vận dụng biện pháp

SL % SL %

Số HS nắm chắc khái niệm phép tính cộng

8 25 21 65,6

Số HS mơ hồ khái niệm phép cộng

19 59,4 9 28,1

Số HS chưa nắm chắc khái niệm về phép tính cộng

5 15,6 2 6,3

Với việc vận dụng biện pháp trên, việc học khái niệm, tính chất về số học của HS được các GV đánh giá tiến bộ rất nhiều, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau: HS chăm chú say mê vào tiết học, các em không ngại khi giải các bài toán có chứa lời văn vì lúc này đó là một tình huống kích thích, gợi mở trí tò mò cho các em. HS tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà HS nắm bài chắc, nhanh nhớ kiến thức, tự tin trong làm bài tập. Từ đó, HS có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tư duy suy nghĩ cho HS, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. Các bài tập đa dạng, phong phú trong suốt

chương trình học toán đã giúp các em luôn được củng cố và khắc sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học khái niệm mới ở lớp trên.

Điều này cho thấy việc vận dụng biện pháp hình thành biểu tượng ban đầu về số học cho HS lớp 1 nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức dạy học số học lớp 1 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 81 - 82)