7. Cấu trúc đề tài
2.5.1. Quá trình tri giác
- Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
Bản chất của tri giác là sự nhận biết các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, từ đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian, kích thước, mùi vị,... sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng và kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng.
Trong tri giác của con người, sự nhận biết được thể hiện ở sự nhận dạng rồi phân loại dựa trên cơ sở của sự so sánh.
Tri giác là sự lựa chọn và cái được lựa chọn sẽ trở thành đối tượng của tri giác, khi đó đối tượng sẽ được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
Các quan niệm lựa chọn: Có thể lựa chọn một cách có chủ định hoặc không có chủ định; có thể lựa chọn theo nội dung hoặc lựa chọn theo nguồn thông tin. (Các hình thức lựa chọn diễn ra trong một quá trình, lựa chọn theo những quan niệm, những điều kiện khác nhau).
Tri giác là sự điều chỉnh hành động của con người, là một lĩnh vực nghiên cứu của tâm lý học nhận thức để làm rõ bản chất của tri giác.
Việc điều chỉnh hành động của tri giác được thể hiện như sau:
- Theo lý luận, hành động về tri giác coi việc tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thông tin là điều kiện, tiền đề, phương tiện của hoạt động có kết quả của con người. Tâm lý học đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ này.
- Cơ sở của sự nhận biết và lựa chọn của tri giác chính là việc điều chỉnh, điều khiển, định hướng hành động của con người vào đối tượng xác định.
- Để nhận biết được bản chất của tri giác như trên thì các nhà tâm lý học đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu như:
+ Mô tả hiện tượng (chú ý vào nội dung tri giác)
+ Nghiên cứu tri giác ở góc độ mô tả hành vi (hướng tri giác vào hành động, hành động tri giác được điều chỉnh bởi biểu tượng)
+ Nghiên cứu tri giác ở góc độ sinh lý học thần kinh (nghiên cứu tập trung hưng phấn ở trong não bộ, nhờ có sự “môi giới” của các quá trình hưng phấn, của các giác quan ở bên ngoài, để tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài tác động vào con người).
+ Nghiên cứu tri giác bằng thực nghiệm; nghiên cứ thực nghiệm trên con người được tiến hành trên lĩnh vực Tâm – vật lý, nghiên cứu các quan hệ giữa các đặc tính cơ bản của các kích thích vật lý như cường độ, thời gian, độ dài,... sau đó tiếp tục nghiên cứu các cảm giác chủ quan đơn giản... dần dần nghiên cứu càng phức tạp như ảnh hưởng của môi trường kích thích đến tri giác.
Đến những năm 50 của thế kỉ XX xuất hiện hướng nghiên cứu đi sâu vào vào năng lực tri giác như con đường một chiều từ cơ quan nhận cảm đến não, từ ngoại biên đến trung tâm, từ đó đã chỉ ra rằng các quá trình tri giác ngoại biên cũng chịu tác động của kinh nghiệm và hứng thú.
Cuối cùng đã đi đến kết luận: Tri giác là cơ sở của hành vi, là cơ sở của sự thích ứng của con người.
Đặc biệt nhận thức của con người được tiến hành bằng hai con đường khác biệt nhau, đó là xử lý từ trên xuống và xử lý từ dưới lên:
• Xử lý từ trên xuống: Nhận thức được hướng dẫn bởi kinh nghiệm, hiểu biết, kỳ vọng, động cơ,... vỏ não tham gia tích cực về mặt sinh lý nhằm tái tạo vốn kinh
nghiệm. Vai trò của xử lý từ trên xuống là giúp ta xử lý để nhận ra các đặc điểm của kích thích.
• Xử lý từ dưới lên: Bao gồm việc nhận biết và xử lý các thông tin về các thành phần cá biệt để cấu thành nên kích thích đó. Vai trò của xử lý từ dưới lên là giúp ta đem kinh nghiệm cũ của mình phục vụ cho nhận thức hiện tại,
Cả hai cách xử lý trên đều diễn ra đồng thời và có sự tác động lẫn nhau trong quá trình nhận thức, để giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật hiện tượng.
+ Ngoài việc tri giác các sự vật hiện tượng như trên còn có tri giác con người bởi con người (mắt, mũi, miệng) khi đó sẽ có sự so sánh giữa biểu tượng được lưu giữ ở trong trí nhớ với biểu tượng gần nhất đang tác động.
Việc nghiên cứu tri giác còn được diễn ra trong lĩnh vực chuyên ngành như:
Tâm lí học phát triển đã nghiên cứu tri giác và nêu lên một số mốc phát triển tri giác qua những nhận định chung như: sự phát triển các khả năng tri giác đơn giản của trẻ sơ sinh; Từ 10 – 12 tuổi, tri giác của trẻ đã đạt đến trình độ tri giác của người trưởng thành; Sự phát triển của các giai đoạn nhận thức trong tri giác kế tiếp nhau qua đó thấy được sự phát triển của tri giác không tách rời sự phát triển của nhận thức. Tâm lí học nhân cách nghiên cứu về tri giác thông qua các nhận định như: Quá trình tri giác diễn ra ở mỗi một con người là khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở các mặt sau:
•Khả năng hoạt động ở các giác quan. •Sự nhạy cảm đối với những ảo giác
•Tốc độ và sự chính xác của việc nhận biết đối tượng
•Khả năng đánh giá một đối tượng không phụ thuộc vào môi trường xung quanh. •Xu hướng nhấn mạnh những sự khác nhau trong quá trình tri giác hoặc loại bỏ sự
khác biệt.
Tâm lý học xã hội thường nghiên cứu tri giác với những vấn đề như sau: •Tương tác xã hội và sự tri giác cá nhân, tri giác nhóm.
•Sự hiểu biết, sự giao tiếp giữa các chủ thể như là một khía cạnh của tri giác.
•Sự tri giác các sự vật hiện tượng ở trong hiện thực khách quan cũng như trong bản thân sự tương tác xã hội, đã tạo ra những nội dung tương tác xã hội.
•Sự hình thành thái độ xã hội và hoạt động xã hội dựa trên cơ sở những tri giác chung. 2.5.2.Quá trình chú ý
- Khái niệm: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm các sự vật hiện tượng để phản ánh chúng một cách tốt nhất.
- Chức năng, vai trò của chú ý:
Chú ý là cái phông, cái nền để cho các quá trình tâm lý diễn ra.
Chú ý là một quá trình tâm lý luôn luôn đi kèm với quá trình nhận thức để giúp cho các quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chú ý là cánh cửa mà qua đó tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài đi vào con người. Nhờ chú ý mà con người mới có thể phản ánh chính xác các sự vật hiện tượng.
-Các thuộc tính của chú ý: sức tập trung, tính bền vững, sự phân phối chú ý, sự di chuyển chú ý.
Nhờ có chú ý mà tri giác mang tính tích cực, chủ động hơn, sự vật hiện tượng được phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn.
Nhờ có chú ý mà tính mục đích, tính ý nghĩa của tri giác được rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.
2.5.3.Quá trình trí nhớ
- Khái niệm: Trí nhớ là quá trình nhận thức phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng.
- Các đặc điểm của trí nhớ
Kinh nghiệm là những cái đã qua của con người Trí nhớ phản ánh cái chung bề ngoài.
Nhận thức lý tính phản ánh cái chung bản chất
Trí nhớ mang tính trực quan của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vì thế mà trí nhớ là vật trung gian, chuyển tiếp của nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Chất lượng ghi nhớ phụ thuộc vào đối tượng nhớ, nội dung, tính chất nhớ. Chủ thể nhớ được thể hiện thông qua nhu cầu, nguyện vọng, phương thức nhớ.
Có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định và chúng chỉ khác nhau ở mục đích ghi nhớ.
- Cơ sở sinh lý của trí nhớ:
Cơ sở sinh lý của trí nhớ là quá trình hình thành, củng cố và khôi phục lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Đó là sự để lại dấu vết trong tế bào thần kinh của vỏ não khi cơ thể nhận được các kích thích từ môi trường.
Thực chất của đường liên hệ thần kinh tạm thời là gì, thì Paplôp trong quá trình nghiên cứu vẫn chưa lý giải được.
2.5.4.Quá trình tư duy
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
-Các giai đoạn của quá trình tư duy:
+Giai đoạn thứ nhất: Xác định vấn đề cần giải quyết.
+Giai đoạn thứ hai: Huy động tri thức, kinh nghiệm, xâm nhập, biến đổi đối tượng, liên tưởng đến những kiến thức cũ, cách giải quyết cũ đã biết.
+Giai đoạn thứ ba: Sàng lọc liên tưởng và hình thành giải quyết. +Giai đoạn thứ tư: Kiểm tra giải quyết.
+Giai đoạn thứ năm: Giải quyết vấn đề.
-Các thao tác tư duy: Phân tích và tổng hợp, so sánh; trừu tượng hóa, khái quát hóa; cụ thể hóa. Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình tư duy, con người sử dụng kết hợp các thao tác tư duy không theo một trật tự
nhất định, tùy thuộc vào nhiệm vụ tư duy và tính chủ thể mà thao tác nào được chủ thể sử dụng.
-Phân loại tư duy:
+Phân loại theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy: tư duy trực quan hành động, tư duy hình ảnh, tư duy trừu tượng.
+Phân loại theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy ở người trưởng thành: tư duy thực hành, tư duy hình ảnh cụ thể, tư duy lí luận.
Nhìn chung, con người có tất cả các loại tư duy. Trong quá trình tư duy, con người thường sử dụng nhiều loại tư duy cùng lúc, nhưng tùy thuộc vào nhiệm vụ tư duy mà loại tư duy nào sẽ đóng vào trò chính, cốt lõi.
2.6. Tiểu kết chương 2
Ở chương này, tôi đã đi vào tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, cấu trúc nội dung số học của môn Toán lớp 1, mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức với hoạt động học cũng như một số khái niệm cơ bản thuộc đề tài. Đó là những cơ sở ban đầu để có những định hướng đúng đắn khi thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, qua chương này, ta có thể thấy rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục toán học có mục tiêu hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS nhận thức, áp dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học khi được tổ chức bằng hoạt động nhận thức sẽ đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời giúp việc học toán của các em trở thành quá trình tự chủ, tự tư duy, tự tìm tòi và thu nhận kiến thức. Thiết kế và tổ chức hoạt động nhận thức hướng tới giáo dục toán học ở lớp 1 còn có thể khắc phục nhiều điểm hạn chế về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Đảm bảo HS là chủ thể tích cực của quá trình học tập môn Toán, đích hướng tới là sự vận dụng tri thức khoa học vào thực tế và phát triển sáng tạo qua nhận thức của HS. Các biện pháp nâng cao hoạt động nhận thức qua môn học nói chung và môn Toán nói riêng còn đang được nhiều GV quan tâm, nhưng rất cần có những ví dụ cụ thể để thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Một số hoạt động nhận thức chỉ ra ở trên có thể kết hợp trong dạy học toán, trong đó có thể gắn với nội dung hình học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hình học nói riêng, môn Toán nói chung. Chương 2 là cơ sở lí luận để tôi có thể tìm hiểu về những thực trạng một số trở ngại trong tổ chức hoạt động nhận thức dạy học số học Toán lớp 1 ở chương 3.
CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC SỐ HỌC TOÁN LỚP 1
3.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng về hoạt động nhận thức của HS lớp 1 khi học số học ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tìm hiểu khó khăn trong quá trình giảng dạy số học cho HS lớp 1 của giáo viên ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nội dung khảo sát
3.2.1. Nội dung khảo sát giáo viên
- Nhận xét, đánh giá của GV về thực trạng tiếp thu kiến thức về số học của HS lớp 1 - Khảo sát khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh lớp 1
3.2.2.Nội dung khảo sát học sinh
Mức độ phát triển của học sinh sau khi tham gia các hoạt động dạy học số học do giáo viên tổ chức
Những khó khăn trong quá trình dạy học phát triển nhận thức cho học sinh lớp 1 3.2.3. Nội dung khảo sát học sinh
Quá trình khái quát hóa thông qua hoạt động hình thành khái niệm, tính chất, quy tắc toán học.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu sách toán lớp 1: “Kết nối tri thức với cuộc sống” Phân tích tư tưởng của sách để làm rõ quan điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 1.
3.3. Đối tượng khảo sát
-10 GV dạy lớp 1 (đã từng dạy lớp 1) của trường TH Huỳnh Ngọc Huệ thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
-60 HS lớp 1 của trường TH Huỳnh Ngọc Huệ thuộc quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng.
3.4.Tiến hành khảo sát
Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và khảo sát bằng phiếu điều tra, phiếu hỏi GV và HS, đồng thời nói chuyện, trao đổi với các GV để biết được thực trạng nhận thức của học sinh lớp 1, các ý đồ sư phạm trong quá trình giảng dạy số học toán lớp 1 ở trường TH Huỳnh Ngọc Huệ quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
3.5. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê
3.6. Phân tích kết quả khảo sát
Sau khi quan sát, dự giờ, khảo sát bằng phiếu điều tra HS và GV của trường TH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy thực trạng về hoạt động nhận thức của HS lớp 1 khi học số học như sau:
3.6.1. Đánh giá tổ chức hoạt động nhận thức học sinh qua các hoạt động dạy học môn toán của giáo viên lớp 1 môn toán của giáo viên lớp 1
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá một hoạt động phát triển được nhận thức của học sinh phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, đặc điểm như sau:
Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nhận thức của các yêú tố trong một tiết dạy học số học toán lớp 1
Cao Trung bình Thấp Phương pháp dạy học Sử dụng các đa dạng các phương pháp dạy học tích cực làm tiết học trở thành một hoạt động nhận thức hoàn chỉnh. Bước đầu sử dụng các phương pháp phát triển được nhận thức của học sinh nhưng chưa toàn diện, triệt để, xuyên suốt cả quá trình học. Sử dụng các phương pháp chưa tích cực hóa được nhận thức của học sinh Hình thức dạy học Kết hợp đa dạng các hình thức để kích thích nhận thức của học sinh. Có kết hợp các hình thức dạy học nhưng chưa đa dạng. Sử dụng xuyên suốt một vài hình thức trong quá trình dạy học làm học sinh