Các yếu tố tác động đến phong cách học tập của HS

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 28 - 29)

8. Kết cấu chung của đề tài

1.1.4.2.Các yếu tố tác động đến phong cách học tập của HS

Theo Rita Dun và Kenneth Dun [18], có năm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến PCHT của HS: cảm xúc, môi trường, xã hội, sinh lí và tâm lí của người học. Trong năm yếu tố này lại có các yếu tố thành phần tạo thành hệ thống gồm 21 yếu tố ảnh hưởng đến PCHT của HS, cụ thể:

- Yếu tố môi trường

Âm thanh: Một số người cần học trong một môi trường hoàn toàn yên tĩnh, số khác lại thích vừa học vừa nghe nhạc.

Ánh sáng: Có người thích không gian học có cường độ chiếu sáng mạnh, số khác chỉ thích có cường độ chiếu sáng vừa phải.

Nhiệt độ: Một số thích làm việc trong môi trường ấm áp, số khác thích nhiệt độ mát mẻ.

Bố trí chỗ ngồi: Một số thích học trong phòng học có bàn ghế ngồi đúng kiểu cách, số khác lại thích chỗ ngồi phóng khoáng, tự do.

- Yếu tố cảm xúc

Động cơ học tập: Mỗi HS có động cơ khác nhau trong quá trình học tập; Tính kiên trì; Tính trách nhiệm; Tính nhất quán; Tính cấu trúc.

- Yếu tố xã hội

Làm việc cá nhân: Theo Dunn và Griggs, có 13% HS (phần lớn là HS tài năng) có khả năng học tốt nhất khi làm việc một mình.

Làm việc cặp đôi: Một vài HS thích làm việc cặp đôi với các bạn cùng lớp. Làm việc nhóm nhỏ: Một vài HS (ít hơn 1/3) thích làm việc nhóm nhỏ.

Làm việc nhóm lớn: Số lớn HS thích làm việc nhóm lớn với các bạn cùng trong một lớp.

Làm việc với người lớn: có khoảng 28% HS thích có người lớn chỉ dẫn trong quá trình học tập.

Dạng phối hợp: kết hợp các kiểu làm việc trên

- Yếu tố sinh lí

Tri giác: Một số học tốt qua nghe (thính giác), số nữa thích học qua nhìn (thị giác), số khác qua thao tác sờ mó (xúc giác), còn lại thích di chuyển trong quá trình học tập (vận động).

Nhu cầu ăn uống: Một số thích vừa ăn hay uống thứ gì đó trong khi học bài, số khác thì không quan tâm đến ăn uống mà chỉ tập trung cao độ cho việc nghiên cứu một kiến thức mới.

Thời gian (đồng hồ sinh học): Có người học tốt nhất vào buổi sáng, có HS thấy học tốt hơn vào buổi chiều, còn lại có HS lại học tốt hơn vào buổi tối.

Trạng thái: Một số HS cần ngồi yên để tập trung học bài, số khác đòi hỏi phải được di chuyển đi lại mới có thể tiếp thu bài tốt.

- Yếu tố tâm lí

Người học tuần tự/ tổng thể: Người học tuần tự có xu hướng theo sát các bước logic và có sự hiểu biết qua các bước, do đó bước nọ kế tiếp bước kia một cách logic. Người học tổng thể lại có xu hướng học theo những bước nhảy dài, nghiên cứu tài liệu một cách ngẫu nhiên.

Người học bốc đồng hay phản xạ: Người học bốc đồng thường có những phản ứng, câu trả lời nhanh mà ít khi suy nghĩ kĩ càng tính toàn diện của vấn đề (đôi khi có sai lầm). Người học phản xạ có phản ứng nhanh với vấn đề, câu hỏi, câu trả lời thường chắc chắn, suy xét cẩn thận.

Theo bán cầu não (bán cầu não trái/ bán cầu não phải)

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 28 - 29)