Giai đoạn 3: Đánh giá

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 59 - 62)

8. Kết cấu chung của đề tài

2.2.3.Giai đoạn 3: Đánh giá

Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, và khả năng vận dụng trong học tập và thực tiễn của người học. Đối với HS - nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình thay đổi lại cách học của bản thân.

Mục đích trong đánh giá là phát triển năng lực học tập của HS. Đặc trưng của đánh giá năng lực là sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tập trung vào đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp và năng lực phát triển bản thân.

Các công cụ thường sử dụng trong đánh giá là hệ thống các mẫu phiếu quan sát, câu hỏi điều tra - phỏng vấn, bài kiểm tra viết. Tuy nhiên, công cụ được sử dụng thường xuyên trong đánh giá quá trình là các phiếu quan sát và thông qua các câu hỏi đáp trực tiếp giữa GV và HS. Dạy học dựa vào PCHT của người học khích lệ HS có nhiều phương thức biểu đạt thông tin phản hồi tới GV có thể bằng ngôn ngữ, hình ảnh hay hành động... Chúng ta biết rằng khả năng biểu đạt thông tin là một yêu cầu thiết yếu cần hình thành cho HS.

Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng biểu đạt thông tin tốt bằng ngôn ngữ. Do vậy, trong quá trình dạy học GV cần linh hoạt tùy từng nội dung kiến thức, mục tiêu cụ thể mà có thể để HS biểu đạt thông tin dựa vào PCHT của cá nhân mình.

● Kỹ thuật đánh giá dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK

Sử dụng kĩ thuật “VĐTC” là một kĩ thuật đánh giá trong đó yêu cầu HS trình bày vấn đề, thông tin kiến thức với nhiều cách thức, thể loại khác nhau phù hợp nhất với PCHT của HS về những kết quả nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khám phá kiến thức.

Cấu trúc kĩ thuật “VĐTC” gồm 4 yếu tố: Vai trò (V) - Độc giả (Đ) - Thể loại (T) - Chủ đề (C). Trong đó: V - có nghĩa là vai trò, vai của người trình bày thông tin; Đ - có nghĩa là độc giả, là đối tượng mà người trình bày thông tin muốn hướng đến; T - có nghĩa là thể loại, cách thức thể hiện thông tin mà người trình bày lựa chọn và C - là chủ đề, nội dung thông tin được chọn để tìm hiểu, khai thác, diễn thuyết, thuyết minh.

Như vậy, với kĩ thuật này sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo của người học, giúp HS có hứng thú, động cơ để thực hiện nhiệm vụ hơn bởi nó đáp ứng PCHT đa dạng

thông qua phần lựa chọn kiểu trình bày, biểu đạt những thông tin mà HS nghiên cứu (trò chơi, hình ảnh, bài thuyết trình, bài quảng cáo, công thức, chỉ dẫn,..).

● Cách tiến hành:

a) Chuẩn bị:

GV nghiên cứu nội dung bài học kể chuyện, lựa chọn thông tin, nội dung phù hợp với việc sử dụng kĩ thuật VĐTC.

Thiết kế nội dung sử dụng kĩ thuật VĐTC: Xác định vai trò của người nghiên cứu (Chủ thể hành động); xác định vai của người thực hiện nhiệm vụ (vai có thể là người như nhà phê bình văn học, GV, họa sĩ; có thể vai là đồ vật như chiếc xe, quyển sách, cặp sách; có thể vai là cây cối, con vật,...)

Xác định đối tượng, khán giả hay địa chỉ mà chủ thể hành động muốn hướng đến (Đ): là những người sẽ đọc, xem, nghe phần báo cáo của bạn. Họ có thể là GV, HS, phụ huynh, cộng đồng hoặc là các nhân vật mô phỏng, giả tưởng (các nhân vật trong câu chuyện).

Xác định thể loại, cách thức trình bày (T): thể loại mà người học thích trình bày, thể loại hoạt động mà HS tạo ra - đây là yếu tố mà GV tạo cơ hội cho HS có nhiều khả năng lựa chọn nhất đáp ứng PCHT. Ví dụ có các thể loại như: cho HS viết nhật kí, quảng cáo, vẽ tranh, xây dựng hội thoại, bài hát, trò chơi,...

Xác định chủ đề, nội dung (C) của hoạt động: là những vấn đề, quan điểm thuộc nội dung bài học kể chuyện phù hợp với kĩ thuật này.

GV trình bày thông tin dưới dạng bảng có cấu trúc như sau

Vai trò Đối tượng/khán giả Chủ đề Nội dung

(HS đóng giả vai trò gì?)

(Ai sẽ là người nghe, xem, đọc hoặc sử dụng?)

(Biện pháp biểu đạt thông tin phản hồi tới GV phù hợp với PCHT của HS)

(Vấn đề được quan tâm, nội dung HS sẽ tìm cách giải quyết, trình bày?) b) Thực hiện

Bước 1: GV giới thiệu bảng VĐTC

GV giải thích cho người học các nội dung của kĩ thuật đánh giá theo VĐTC và thông hiểu được cấu trúc vai trò của biện pháp.

Bước 2: Hướng dẫn HS lựa chọn các yếu tố trong bảng theo hứng thú, PCHT của cá nhân hoặc giáo viên lựa chọn cho các em, cụ thể:

Đọc cột thứ nhất (vai trò) và quyết định lựa chọn vai mà em quan tâm (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ hai (khán giả): lựa chọn và quyết định đối tượng, địa chỉ mà bài tập muốn nói đến (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ ba (thể loại): cách thức em làm việc, lựa chọn cách mà em sẽ trình bày (đánh dấu, tô màu vào bảng) (phù hợp với PCHT của HS).

Đọc cột thứ tư (chủ đề): lựa chọn chủ đề, thông tin em muốn khám phá, tìm hiểu (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Bước 3: Nhóm học sinh (cặp đôi hoặc nhóm nhỏ ba đến bốn học sinh) có cùng chủ đề và thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: Trình bày, chia sẻ kết quả theo PCHT của nhóm, cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS (thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, thao tác thực hiện kĩ năng; các năng lực được hình thành.

● Ví dụ minh họa:

Bài: “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Sách giáo khoa vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục), GV có thể áp dụng kĩthuật này trong hoạt động đánh giá cuối bài:

a) Chuẩn bị

GV nghiên cứu nội dung bài học, lựa chọn thông tin, nội dung phù hợp với việc sử dụng kĩ thuật VĐTC: hoạt động đánh giá thường xuyên

Thiết kế nội dung sử dụng kĩ thuật VĐTC:

Vai trò Khán giả Thể loại Chủ đề

Diễn viên Các bạn trong lớp Đóng vai Ý nghĩa câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng. Họa sĩ Nhân dân Vẽ tranh Cảm nhận của em về câu

chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

Cô giáo Học sinh Bài viết Kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

Học sinh Bố mẹ và người thân Bài nói hoặc bài thuyết trình

Tình cảm, suy nghĩ của em đối với Bác Hồ kính yêu. b) Thực hiện

Bước 1: GV giới thiệu bảng VĐTC

GV giải thích cho người học các nội dung của kĩ thuật đánh giá theo VĐTC và thông hiểu được cấu trúc vai trò của biện pháp.

Bước 2: Hướng dẫn Học sinh lựa chọn các yếu tố trong bảng theo hứng thú, phong cách học tập của cá nhân hoặc giáo viên lựa chọn cho các em, cụ thể:

Đọc cột thứ nhất (vai trò) và quyết định lựa chọn vai mà em quan tâm (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ hai (khán giả): lựa chọn và quyết định đối tượng, địa chỉ mà bài tập muốn nói đến (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ ba (thể loại): cách thức em làm việc, lựa chọn cách mà em sẽ trình bày (đánh dấu, tô màu vào bảng) (phù hợp với PCHT của HS).

Đọc cột thứ tư (chủ đề): lựa chọn chủ đề, thông tin em muốn khám phá, tìm hiểu (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Bước 3: Nhóm học sinh (cặp đôi hoặc nhóm nhỏ ba đến bốn học sinh) có cùng chủ đề và thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: Trình bày, chia sẻ kết quả theo PCHT của nhóm, cá nhân

Bước 5: Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS (thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, thao tác thực hiện kĩ năng; các năng lực được hình thành).

Năng lực đề xuất, lựa chọn giải pháp (Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn): Ví dụ, các em thuộc nhóm PCHT hình ảnh sẽ chọn vai trò là Họa sĩ, thể loại sản phẩm là các bức tranh liên quan đến nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng).

Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề (Tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn)

Ghi nhận những ưu điểm mà HS đạt được, chỉ dẫn những điểm còn hạn chế, thiếu sót để giúp HS phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 59 - 62)