Kế hoạch bài học 2

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 66 - 74)

8. Kết cấu chung của đề tài

2.3.2. Kế hoạch bài học 2

Bài: “Ai ngoan sẽ được thưởng”

(sách giáo khoa vi sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục)

I. Yêu cầu cần đạt về bài học: 1.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực

- Bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng đã đọc; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những hành động của các nhân vật trong câu chuyện và những tình huống giả định trong cuộc sống. (NL Ngôn ngữ)

- Nhận biết được văn bản nói về sự yêu quý giữa Bác Hồ đối với các bạn thiếu nhi, và các bạn thiếu nhi đối với Bác Hồ. Bác khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm. (NL Văn học)

1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung

- Hào hứng, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC Chăm chỉ)

- Sẵn sàng nhận lỗi khi biết được bản thân có những hành động chưa đúng (biểu hiện của PC Trách nhiệm)

- Có lòng yêu quý, kính trọng đối với Bác Hồ và yêu thương những người bạn của mình (biểu hiện của PC Nhân ái)

- Tự giác, tích cực tham gia, thực hiện các hoạt động học tập. (NL Tự chủ và tự học)

- Trả lời những câu hỏi trong bài, thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm, thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với bài kể chuyện. (NL giao tiếp và hợp tác)

- Bình giá được nội dung câu chuyện, sử dụng từ ngữ kể chuyện có tính biểu cảm, sáng tạo. (NL giải quyết vấn đề và sáng tạo).

II. Chuẩn bị

1/ Tranh ảnh về câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng

2/ File âm thanh ghi âm nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng. 3/ Tài liệu kênh chữ có nội dung như sau:

Ai ngoan sẽ được thưởng

Một lần, Bác Hồ đến thăm các em bé ở trại nhi đồng. Khi Bác Hồ đang chia kẹo cho các em, một bạn thưa: “Cháu thưa bác, ai ngoan thì được thưởng kẹo, ai không ngoan thì không được ạ”. Bác Hồ ôn tồn hỏi lại: “Các cháu có đồng ý với bạn không?”. Các em bé liền đáp: “Có ạ! Có ạ!”. Khi Bác chia kẹo cho bạn Tộ thì bạn Tộ không dám nhận kẹo. Bạn ấy lí nhí nói: “Thưa Bác…thưa Bác, cháu chưa ngoan nên không dám nhận kẹo ạ”. Bác Hồ nhẹ nhàng nói với bạ Tộ: “Cháu biết nhận lỗi như vậy là rất ngoan. Cháu vẫn xứng đáng được nhận kẹo như các bạn khác”. Bạn Tộ nghe thế thì vui lắm, bạn chìa hai tay ra nhận kẹo và mừng rỡ đáp: “Cháu cảm ơn Bác”.

4/ Hình ảnh câm về diễn biến từng đoạn câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, các thẻ từ: Bác Hồ hỏi thăm các bạn ở trại thiếu nhi, Bác Hồ chia kẹo cho các bạn, Bạn Tộ không dám nhận kẹo, Bác Hồ khen bạn Tộ ngoan.

5/ Bức tranh bài tập đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng

III. Tiến trình dạy học

3.1. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- GV cho học sinh nghe và hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

- GV cho HS xem hình ảnh bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng (hình phóng to) và hỏi: Bức tranh này trong bài tập đọc nào?

- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng đã đọc.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM TÒI, KHÁM PHÁ: Kể câu chuyện theo từng diễn biến (nội dung tranh)

* Mục tiêu: Nhận biết nội dung câu chuyện theo trình tự từng diễn biến và kể lại được các nội dung đó.

* Cách tiến hành: Dạy học dựa vào PCHT của HS Bước 1: Nêu tình huống xuất phát hoặc nêu vấn đề

- GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng

- GV: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, qua bài tập đọc đã học, ta thấy Bác luôn có lòng yêu thương đối với người dân Việt Nam, đặc biệt đối với các em thiếu niên nhi đồng. Vậy để kể lại và thấy rõ hơn các tình yêu thương đó, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng đoạn diễn biến câu chuyện: “Ai ngoan sẽ được thưởng”

Bước 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS khám phá, tìm tòi, tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK

- Nhóm HS có PCHT thị giác (V):

Phiếu học tập

Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát các bức tranh của câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng (Bức tranh ở phần đồ dùng dạy học đã trình bày ở trên), khoanh vào chữ cái trước đáp án em cho là đúng:

+ Bác Hồ đã hỏi thăm các cháu như thế nào? A. Các cháu chơi có vui không? Ăn có no không? B. Các cháu có thấy mệt không?

+ Khi Bác Hồ chia kẹo thì một bạn có ý kiến gì?

A. Thưa Bác, chúng cháu ai cũng ngoan và ai cũng xứng đáng nhận kẹo B. Thưa Bác, ai ngoan thì được kẹo, ai không ngoan thì không được ạ! + Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo?

A. Vì bạn Tộ muốn nhường cho các bạn khác B. Vì bạn ấy chưa ngoan

+ Bác Hồ đã nói gì với bạn Tộ?

A. Cháu biết nhận lỗi như vậy là rất ngoan. Cháu vẫn xứng đáng được nhận kẹo như các bạn khác.

nhận kẹo như các bạn khác.

- Nhóm HS có PCHT thính giác (A):

Phiếu học tập

1/ Hãy bật file âm thanh có trong máy ghi âm (điện thoại, cát set,..) và chăm chú lắng nghe nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

2/ Hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Bác Hồ đã hỏi thăm các cháu như thế nào? + Khi Bác Hồ chia kẹo thì một bạn có ý kiến gì? + Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Nhóm HS có PCHT đọc/viết (R):

Phiếu học tập

Hãy đọc nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng và viết câu trả lời cho những câu hỏi sau:

+ Bác Hồ đã hỏi thăm các cháu như thế nào?... + Khi Bác Hồ chia kẹo thì một bạn có ý kiến gì?... + Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo? ……… + Câu chuyện kết thúc như thế nào?...

- Nhóm HS có PCHT vận động (K):

Phiếu học tập

1/ Quan sát các hình ảnh câm về diễn biến từng đoạn câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng), hãy: Sử dụng các thẻ chữ (nhận từ GV) gắn nội dung phù hợp vào các ô trống trên các hình ảnh.

2/ Dựa vào sản phẩm vừa hoàn thành, hãy kể lại câu chuyện ai ngoan sẽ được thưởng theo từng đoạn diễn biến.

Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm PCHT, các nhóm PCHT được bố trí ngồi tại các vị trí phù hợp để không làm ảnh hưởng đến công việc của các nhóm khác.

- GV hướng dẫn HS các nhóm cách thực hiện nhiệm vụ nếu các em gặp khó khăn đồng thời hỗ trợ cho các em những thông tin cần thiết.

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả

- GV yêu cầu các nhóm HS trình bày sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đối chiếu, so sánh kết quả thảo luận của các nhóm với kết quả của nhóm mình để góp ý, bổ sung thêm các thông tin cần thiết.

Bước 6: Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức

- GV nhận xét quá trình HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập (những điều đã đạt được, hạn chế và phương hướng học tập tiếp theo).

- GV sử dụng mô phỏng kết hợp với giảng giải bằng lời nói để kết luận, chính xác hóa kiến thức về nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: Kể toàn bộ câu chuyện

* Mục tiêu: HS Học sinh kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ của các nhân vật trong câu chuyện trên.

* Cách tiến hành: Cho HS chọn nhóm 4 có cùng PCHT để tiến hành kể toàn bộ câu chuyện

- Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm 4

HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kể đoạn 1 (Tranh 1), HS2 – Kể đoạn 2 (tranh 2), HS3 – Kể đoạn 3 (Tranh 3), HS4 – Kể đoạn 4 (Tranh 4).

- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm

HS kể liền mạch nội dung 4 diễn biến chính của câu chuyện trước nhóm. Khi một bạn kể thì HS khác lắng nghe và góp ý. GV hướng dẫn HS thêm các từ để liên kết các câu.

- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

GV mời 4 HS (từ 4 nhóm PCHT) lên bảng chỉ vào tranh và kể chuyện. Cả lớp lắng nghe, theo dõi.

- GV tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm PCHT

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS hiểu thêm được ý nghĩa câu chuyện là nói về sự yêu quý giữa Bác Hồ đối với các bạn thiếu nhi, và các bạn thiếu nhi đối với Bác Hồ. Bác khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm. Và HS biểu đạt những kiến thức đã học bằng nhiều PCHT khác nhau

* Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp và đánh giá dựa vào PCHT của HS (Sử dụng kĩ thuật VKTC)

▪ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- GV: Vì sao Bác Hồ khen bạn Tộ ngoan? (Vì Tộ biết nhận lỗi/ Tộ trung thực) - GV: Bác Hồ dành tình cảm như thế nào cho các bạn nhỏ? (Trìu mến, quan tâm, yêu thương)

▪ Biểu đạt những kiến thức đã học bằng nhiều PCHT khác nhau - Bước 1: Giáo viên giới thiệu bảng chọn VKTC tới HS

Vai trò Khán giả Thể loại Chủ đề

Diễn viên Các bạn trong lớp Đóng vai Ý nghĩa câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng. Họa sĩ Nhân dân Vẽ tranh Cảm nhận về câu chuyện

Ai ngoan sẽ được thưởng. Cô giáo Học sinh Bài viết Kể lại câu chuyện Ai ngoan

sẽ được thưởng. Nhà phê bình

văn học

Bố mẹ và người thân Nói, hoặc thuyết trình

Tình cảm, suy nghĩ của em đối với Bác Hồ kính yêu. - Bước 2: Hướng dẫn HS cách đọc thông tin trong bảng

Đọc cột thứ nhất (vai trò) và quyết định lựa chọn vai mà em quan tâm (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ hai (khán giả): lựa chọn và quyết định đối tượng, địa chỉ mà bài tập muốn nói đến (đánh dấu, tô màu vào bảng).

Đọc cột thứ ba (thể loại): cách thức em làm việc, lựa chọn cách mà em sẽ trình bày (đánh dấu, tô màu vào bảng) (phù hợp với PCHT của HS).

Đọc cột thứ tư (chủ đề): lựa chọn chủ đề, thông tin em muốn khám phá, tìm hiểu (đánh dấu, tô màu vào bảng).

- Bước 3: Nhóm học sinh (cặp đôi hoặc nhóm nhỏ ba đến bốn học sinh) có cùng chủ đề và thực hiện nhiệm vụ

GV khuyến khích HS lựa chọn theo đúng ý thích và hướng dẫn, động viên HS hoàn thành nhiệm vụ để kích thích hứng thú của HS.

HS có PCHT thị giác có thể chọn V là họa sĩ; K là học sinh, các bạn trong lớp hoặc nhân dân; T là vẽ tranh và chủ đề là kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

HS có PCHT thính giác có thể chọn V là cô giáo hoặc nhà phê bình văn học, K là học sinh hoặc các bạn trong lớp hoặc nhân dân; T là bài nói hoặc bài thuyết trình; C là Cảm nhận về câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng…

- Bước 4: Trình bày, chia sẻ kết quả theo PCHT của nhóm, cá nhân (cặp đôi hoặc nhóm nhỏ ba đến bốn học sinh) có cùng chủ đề và thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 5: Trình bày chia sẻ kết quả theo PCHT của bản thân

- Bước 6: Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, cụ thể:

Năng lực đề xuất, lựa chọn giải pháp (Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn): Ví dụ, các em thuộc nhóm PCHT thính giác sẽ chọn vai trò là Nhà phê bình văn học, thể loại là các bài nói hay bài thuyết trình).

Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề (Tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn)

Ghi nhận những ưu điểm mà HS đạt được, chỉ dẫn những điểm còn hạn chế, thiếu sót để giúp HS phát triển hơn

3.2. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

- GV nhận xét tiết học

- Động viên cả lớp cùng cố gắng để kể được câu chuyện hay.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã tìm hiểu và đề ra các nguyên tắc khi dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1 (chú ý đến tính cá biệt; đảm bảo thực hiện tốt chuẩn kiến thức - kĩ năng môn học; đảm bảo phát triển các năng lực cho HS và đặc biệt cần đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả), đồng thời cũng tìm hiểu và xây dựng quy trình dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1 (cụ thể gồm các bước: 1) Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề; 2) Giao nhiệm vụ cho nhóm HS khám phá, tìm tòi, tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK; 3) Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức; 4) Tổ chức cho HS báo cáo kết quả; 5) Yêu cầu HS tự kiểm tra, đánh giá; 6) Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức). Việc nghiên cứu các vấn đề này là cơ sở để chúng tôi thiết kế được các kế hoạch bài học để vận dụng chúng vào dạy học Kể chuyện 1.

Qua nghiên cứu các phần, mục ở chương 2, chúng tôi thấy được với mục đích kích thích hứng thú học tập của HS, thúc đẩy HS tự mình tìm tòi, khám phá kiến thức phát huy những thế mạnh của bản thân, các biện pháp dạy học Kể chuyện nhằm đáp ứng PCHT được đề xuất. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính chất gợi ý, tùy thuộc vào đặc điểm HS, điều kiện của từng trường, từng địa phương và năng lực của người GV, có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học ở lớp 1 nói riêng.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)