Giai đoạn 2: Tổ chức quá trình dạy học kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 55 - 59)

8. Kết cấu chung của đề tài

2.2.2.Giai đoạn 2: Tổ chức quá trình dạy học kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS

theo mô hình VARK

Để dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS có hiệu quả, dựa trên các đặc điểm của mô hình VARK và nguyên tắc dạy học theo PCHT VARK chúng tôi đề xuất quy trình dạy học gồm 6 bước:

Sơ đồ 2. Quy trình tổ chức quá trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS

Bước 1. Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề

Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình dạy học, GV chủ động đưa ra một tình huống hoặc câu hỏi nêu vấn đề như một cách dẫn nhập vào bài học Kể chuyện. Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi nghiên cứu của HS.

Bước 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm HS khám phá, tìm tòi, tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK

- Trên cơ sở khảo sát PCHT VARK của HS, GV tổng hợp thông tin về từng HS trong lớp, ghép nhóm các HS có cùng PCHT. Mỗi nhóm cần có nhóm trưởng để điều khiển hoạt động nhóm, thư kí để tổng hợp thông tin của nhóm và có báo cáo viên để báo cáo lại nhiệm vụ của nhóm khi GV yêu cầu.

- Với các nguồn học liệu và các điều kiện phù hợp với từng nhóm PCHT, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: Hướng dẫn HS tiếp nhận nhiệm vụ, có thể nêu ý kiến, phản hồi về nhiệm vụ để GV phải giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu trước khi bắt đầu thực hiện. Nhiệm vụ ở các nhóm có thể giống nhau nhưng HS sẽ được tiếp cận nguồn học liệu khác nhau: kênh hình, kênh chữ hoặc các mảnh ghép.

Có hai cách giao nhiệm vụ cho HS tùy thuộc vào mục đích nhất định:

Bước 1. Nêu tình huống xuất

phát hoặc câu hỏi nêu

vấn đề Bước 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm HS khám phá, tìm tòi, tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK Bước 3. Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả Bước 5. Yêu cầu HS tự kiểm tra, đánh giá Bước 6. Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức

- HS ở các nhóm PCHT khác nhau sẽ thực hiện, tương tác với các tài liệu học tập khác nhau; HS ở mỗi nhóm sẽ phát huy những mặt mạnh của mình tích cực, chủ động khám phá kiến thức mới dựa vào các kênh thông tin phù hợp với bản thân.

- HS cả lớp sẽ cùng làm việc với một tài liệu học tập: GV thiết kế, sưu tầm các tài liệu này và giao cho các HS với mục đích vừa phát huy thế mạnh của người học đồng thời giúp HS khắc phục những điểm yếu, hạn chế.

* Lưu ý:

Việc ghép nhóm HS cần thực hiện linh hoạt trong các giờ học. Không nên tuyệt đối ghép theo PCHT, mà cần có sự thay đổi cho phù hợp. Điều đó có nghĩa là chúng ta không chỉ biết vận dụng thế mạnh PCHT tự nhiên của HS mà còn biết uốn nắn mềm dẻo, biến hóa phong cách đó thành một phong cách mới dung hòa được đặc tính vốn không quen thuộc với bản thân các em.

Như vậy HS có cơ hội nhận biết và sử dụng thế mạnh của mình, sẽ dần lấy lại tự tin và dám dũng cảm bước ra môi trường thoải mái quen thuộc của mình để chinh phục thử thách khó khăn hơn. Hơn nữa, HS dần dần học được cách thích nghi với nhiều PCHT khác nhau.

Bước 3. Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức

Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức bài học, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học.

Dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS, GV không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu HS ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những quy luật, thuộc tính mới của các bài học. Giúp HS không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách, con đường tìm đến những tri thức ấy. Để HS tự tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới, trên cơ sở các nhiệm vụ GV đã đề ra, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm PCHT, đặc biệt cần phát huy vai trò điều hành của nhóm trưởng. Các nhóm trưởng chỉ đạo, điều khiển tất cả các thành viên trong nhóm đều phải suy nghĩ, tham gia các hoạt động để nêu ra ý tưởng cá nhân, sau đó thống nhất kết quả của nhóm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ dựa vào PCHT, giải thích các yêu cầu nếu HS chưa rõ. Cụ thể: với các nhóm PCHT thiên về hình ảnh/ thị giác (V) - HS nghiên cứu các yêu cầu, bài tập, nhiệm vụ được giao và dựa vào việc quan sát các kênh hình (tranh, ảnh) có chứa các thông tin, nội dung bài học mà GV giao cho hoặc tự chuẩn bị ở nhà để trả lời, hoàn thiện các nhiệm vụ; Với các nhóm PCHT thiên về thính giác/ âm thanh (A) - HS nghe các nhiệm vụ, bài tập yêu cầu của GV qua nghe băng catset hoặc file mp3 qua điện thoại thông minh để phát hiện ra nội dung bài học; Với các nhóm PCHT đọc/viết (R/W) - HS đọc thầm các tài liệu học tập để phát hiện ra

kiến thức, nội dung bài học và viết câu trả lời ra phiếu học tập; Với các nhóm PCHT thiên về vận động (K) - Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, HS thực hành, trải nghiệm, thao tác trên các đối tượng, đồ dùng học tập để phát hiện ra thông tin, nội dung bài học.

- Hỗ trợ HS khi HS gặp khó khăn, vướng mắc: Khi HS không hiểu rõ nhiệm vụ, các công việc phải làm, cách thức xử lí thông tin, GV đến từng nhóm gặp khó khăn để giải thích, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ, giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả

Sau khi thảo luận đi đến thống nhất các phương án trả lời cho nhiệm vụ GV nêu ra, HS các nhóm sẽ trình bày báo cáo theo các PCHT khác nhau, HS được phép lựa chọn hình thức để biểu đạt thông tin của mình.

Hình thức trình bày kết quả báo cáo: Tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà HS có thể lựa chọn cách thức trình bày báo cáo theo các phương thức khác nhau: có thể bằng ngôn ngữ nói, trình bày hình ảnh trực quan; qua bài viết hoặc thông qua diễn xuất các tình huống,…

Bước 5. Yêu cầu HS tự kiểm tra, đánh giá

- Yêu cầu HS so sánh, đối chiếu với ý kiến của các nhóm khác với kết quả làm việc của nhóm mình.

- Tự sửa sai, điều chỉnh, bổ sung thêm thông tin để hoàn thiện nội dung: Một yếu tố quan trọng của quá trình học tập để đạt mức nắm vấn đề là yêu cầu HS tự sửa lỗi và thiếu sót của mình đã được chỉ ra trong các nhiệm vụ, bài tập, bài kiểm tra

- Rút kinh nghiệm về cách học, xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề trong các hoạt động tiếp theo.

Bước 6. Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức

* Đánh giá quá trình hình thành kiến thức: Đánh giá thái độ tham gia các hoạt động dạy học, quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin dựa vào PCHT theo mô hình VARK; năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,…

* Bổ sung và chính xác hóa kiến thức: GV bổ sung thêm các thông tin còn thiếu, loại bỏ các thông tin thừa.

GV nhận xét nội dung thực hiện nhiệm vụ của HS đồng thời GV phải đưa ra hệ thống nhận xét sao cho chỉ rõ những mặt mạnh mà các em đã đạt được đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục. Hơn nữa, cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ HS cải thiện những điểm yếu của bản thân, nâng cao hiệu quả dạy học.

- Chính xác hóa kiến thức: Để đảm bảo phù hợp với nhiều nhóm PCHT của HS, khi GV kết luận, chính xác hóa kiến thức cần phối hợp các nguồn liệu, kết hợp các giác quan khác nhau khi trình bày thông tin như: lời nói, hình ảnh, cử chỉ điệu bộ,…

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 55 - 59)