8. Kết cấu chung của đề tài
1.2.4.1. Thực trạng nhận thức của GV về PCHT và vai trò của PCHT trong dạy
chuyện 1
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về PCHT của HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: Theo thầy (cô) phong cách học tập của học sinh có nghĩa là gì?
Bảng 1: Mức độ hiểu biết của giáo viên về PCHT của học sinh
Ý kiến Số lượng Tỉ lệ (%)
PCHT là những đặc trưng riêng mang tính nổi trội tương đối ổn định của cá nhân HS trong quá trình tiếp nhận, xử lý, tìm tòi và phân tích thông tin, kiến thức diễn ra trong các hoạt động học tập ở môi trường cụ thể
30 60
PCHT là sự khác biệt giữa những người học trong việc sử dụng một hay nhiều giác quan để tiếp nhận, tổ chức và lưu giữ thông tin.
12 24
PCHT là những cách thức đặc trưng của cá nhân trong việc chiếm lĩnh xử lý và lưu giữ thông tin.
6 12
PCHT là tác phong học tập của mỗi cá nhân học sinh. 2 4 Kết quả khảo sát GV ở hai trường tiểu học đều cho kết quả chung, tương đối đồng nhất về nhận thức của GV đối với PCHT của HS, có 60% GV hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về PCHT; còn lại 40% GV vẫn còn chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này. Nguyên nhân là do lí luận giáo dục ở Việt Nam chưa đề cập nhiều về PCHT của HS, ít tài liệu, sách báo bàn về PCHT, thuật ngữ PCHT còn khá mới mẻ và tương đối lạ lẫm với GV đặc biệt là GV ở tiểu học. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng cần trang bị các kiến thức về mặt lí luận cho GV, giúp GV hiểu bản chất, ý nghĩa của PCHT từ đó sẽ tác động tích cực tới hoạt động dạy và học Kể chuyện của GV và HS lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn này.
Để tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS trong quá trình dạy học ở lớp 1, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Hãy đánh dấu X vào mức độ mà thầy (cô) thấy phù hợp về vai trò của dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK:
Bảng 2. Nhận thức của GV về vai trò của PCHT trong dạy học Kể chuyện theo mô hình VARK
TT Vai trò của dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT theo mô hình VARK
Các mức độ (%) Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý
1 Thực hiện dạy học phát triển năng lực 30 46 24 0 2 Phát huy tối đa tiềm năng học tập của
mỗi cá nhân học sinh
68 24 8 0
3 Kích thích hứng thú học tập của HS 78 16 6 0 4 Giúp HS biết cách học tập phù hợp để
tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất
82 14 4 0
5 Giúp người học tự tin và có lòng tự trọng
90 10 0 0
6 Hình thành động cơ tích cực cho việc học tập
84 12 4 0
7 Giúp GV thu được tín hiệu ngược có độ tin cậy cao
60 34 6 0
Qua khảo sát cho thấy, có 90% GV khẳng định rằng dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT theo mô hình VARK có vai trò giúp người học tự tin và có lòng tự trọng – đây là một điều rất có ý nghĩa bởi vì học trò có sự tự tin thì sẽ thực hiện hiệu quả các công việc học tập cũng như giải quyết các tình huống trong giờ học hay rộng hơn là ngoài cuộc sống. Có 84% ý kiến rất đồng ý rằng dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT sẽ hình thành động cơ tích cực cho việc học tập – HS học để biết, học để tự khẳng định mình bản thân.
Trong mỗi giờ học của bộ môn này, GV luôn phải cố gắng nỗ lực làm thế nào để kích thích hứng thú học tập của HS, với 78% ý kiến rất đồng ý và 16% ý kiến GV đồng ý thấy rằng dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT theo mô hình VARK thì HS sẽ tích cực trong nhận thức. Có 82% ý kiến nhấn mạnh dạy học theo PCHT theo mô hình VARK sẽ giúp HS biết cách học tập một cách phù hợp để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức sao cho hiệu quả nhất – điều quan trọng của dạy học hiện nay là giúp HS biết cách học và tự điều chỉnh quá trình học tập sao cho đạt hiệu quả nhất. Quan trọng hơn nữa là dạy học Kể chuyện phải hướng tới phát huy tối đa tiềm năng học tập của các em, có 68% rất đồng ý và 24% ý kiến GV đồng ý là dạy học dựa vào PCHT phát huy được vai trò này. Bên cạnh đó, dạy học theo PCHT theo mô hình VARK còn góp phần đáp ứng việc phát triển năng lực, cụ thể: 30% ý kiến rất đồng ý và 46% đồng ý với vai trò này. 1.2.4.2. Phong cách học tập của HS lớp 1
Tìm hiểu những PCHT của HS lớp 1 để có thể phát triển phương pháp tiếp cận dạy và học thích hợp trong các bài học Kể chuyện. Chúng tôi sử dụng công cụ VARK để đánh giá PCHT của HS trên cơ sở tham khảo và điều chỉnh cho việc học với các lĩnh vực cảm giác do Fleming xây dựng (PHỤ LỤC).
Cụ thể chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi và điều tra trên đối tượng 176 em HS ở hai trường tiểu học. Qua kết quả thống kê cho thấy có 4 dạng PCHT ở HS tiểu học: người học thị giác, người học thính giác, người học kiểu đọc/ viết và người học vận động.
Biểu đồ 1. Nhóm PCHT của HS lớp 1
Thông qua biểu đồ ta thấy có 63.6% HS ưa thích một PCHT cơ bản trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội thông tin trong đó có 30.1% HS ưa thích PCHT thị giác (học tập từ kênh hình như tranh ảnh, biểu đồ và sơ đồ tư duy), 16.5% HS ưa thích PCHT thính giác (nghe, đọc thông tin), 9.7% HS ưa thích PCHT đọc/viết và 7.3% HS ưa thích PCHT vận động trong học tập (học hỏi từ việc tương tác, sờ mó, nghe, ngửi, nếm, và cảm nhận). Bên cạnh đó, có một bộ phận HS (36.4%) có nhiều ưa thích với các PCHT khác nhau (2 chế độ (23.3%), hoặc 3 chế độ (13.1%)).
Từ đó nhận thấy rằng không có cá nhân HS nào sở hữu một phong cách duy nhất, mỗi HS có một phong cách chủ đạo hoặc pha trộn nhiều phong cách với nhau, cho ra một kết hợp độc đáo giữa những điểm mạnh và các khả năng bẩm sinh.
Trong nhóm các PCHT cơ bản thì có sự khác biệt tương đối về giới tính đối với PCHT đặc trưng của cá nhân.
Biểu đồ 2. So sánh các nhóm PCHT giữa Nam và Nữ
Kết hợp 3 PCHT Kết hợp 2 PCHT Vận động Đọc/viết Nghe Nhìn 0 5 10 15 20 Nhìn Nghe Đọc/viết Vận động Nam Nữ
Thông qua biểu đồ trên, ta thấy:
Với người học thị giác: chiếm tỉ lệ cao hơn các PCHT còn lại trong đó HS nữ chiếm 17.04%, HS nam chiếm 13.06%.
Với người học thính giác: tỉ lệ HS nữ chiếm 10.8% cao hơn so với tỉ lệ HS nam (5.7%).
Với người học đọc/viết: tỉ lệ HS nam chiếm 5.7%, tỉ lệ HS nữ chiếm 4%.
Với người học vận động: HS nam có tỉ lệ PCHT vận động cao hơn so với HS nữ bởi các em HS nam thường hiếu động, thích di chuyển, tham gia các hoạt động hơn là các hoạt động tĩnh, ngồi yên một chỗ, cụ thể chiếm 5.1% trong khi tỉ lệ này ở HS nữ chỉ là 2.2%.
Như vậy, chúng ta thấy rằng sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng tương đối đến PCHT cho nên trong quá trình dạy học Kể chuyện đòi hỏi người GV cần nhận biết PCHT của HS để lựa chọn các PPDH, tác động phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học đối với phân môn này.
1.2.4.3. Thực trạng dạy học Kể chuyện 1 dựa vào phong cách học tập của HS
Để tìm hiểu mức độ hứng thú khi học Kể chuyện của HS lớp 1, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Em thường dành bao nhiêu thời gian để học Kể chuyện ở nhà?
Sau khi khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn 176 em học sinh lớp 1. Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh trung thực tình hình học tập của HS đối với các bài học Kể chuyện hiện nay như sau:
Bảng 3: Thời gian học kể chuyện của học sinh ở nhà
STT Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Khoảng dưới 1 tiếng 102 57.95
2 Khoảng 2 – 3 tiếng 35 19.88
3 Khoảng 3 tiếng – 4 tiếng 27 15.34
4 Nhiều hơn 4 tiếng 12 6.81
Qua khảo sát, ta thấy có khoảng 57.95% trong tổng số 176 học sinh dành khoảng dưới 1 tiếng đồng hồ để học kể chuyện ở nhà. Nhưng chỉ khoảng 6.81% HS dành hơn 4 tiếng cho việc này ở nhà mỗi tuần. Điều này, khẳng định HS chưa thực sự hứng thú với nội dung này nên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề trước khi lên lớp.
Để tìm hiểu về thực trạng tìm hiểu đặc điểm của HS lớp 1 trước khi lên lớp, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Khi tiếp nhận HS lớp 1 thầy (cô) thường tìm hiểu những gì từ HS?
Biểu đồ 3. Khảo sát thông tin HS lớp 1 trước khi lên lớp
Thông qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, khi bắt đầu tiếp nhận HS lớp 1, hầu hết các GV thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS (chiếm 58%), sau đó GV tìm hiểu tính cách của HS (24%). Ngoài ra, GV cũng quan tâm tìm hiểu đến việc khám phá năng khiếu riêng của mỗi cá nhân (chiếm 12%) và có khoảng 6% GV quan tâm đến sở thích của HS. Từ đó, dẫn đến việc GV khi xây dựng kế hoạch bài học chủ yếu dựa trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, khả năng nhận thức của HS và phương tiện dạy học là chủ yếu, số GV quan tâm đến PCHT và thiết kế kế hoạch dạy học dựa vào PCHT của HS chỉ có 26%. Từ kết quả này cho thấy, thầy cô chưa quan tâm đến việc dạy học dựa vào PCHT của học sinh.
0 10 20 30 40 50 60 70 Tìm hiểu hoàn cảnh
Để tìm hiểu về mức độ sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) hãy cho biết mức độ sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học dưới đây vào giờ học kể chuyện:
Bảng 4. Thực trạng sử dụng các PPDH, biện pháp, kĩ thuật dạy học TT Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học Tần suất (Tỉ lệ %) Luôn luôn Thường xuyên Ít khi Không bao giờ 1 Dạy học theo góc 0 0 12 88 2 Dạy học theo hợp đồng 0 0 10 90 3 Phương pháp đóng vai 56 40 4 0 4 Phương pháp quan sát 88 12 0 0
5 Phương pháp thảo luận nhóm 24 76 0 0
6 Phương pháp hỏi đáp 92 8 0 0
7 Phương pháp bàn tay nặn bột 32 30 38 0
8 Phương pháp khác 0 0 0 0
Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các PPDH mà GV thường sử dụng trong quá trình dạy học Kể chuyện ở tiểu học là phương pháp dạy học truyền thống, phổ biến và quen thuộc như: thảo luận nhóm (76%), phương pháp quan sát (88%), phương pháp hỏi đáp (92%), … Các PPDH này nói chung đều mang tính tích cực, có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS. Tuy nhiên, những PP này được sử dụng chỉ mang tính chất đại trà, chưa có tác động nhiều đến các cá nhân HS. Các PP, kỹ thuật dạy học như dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc còn rất ít GV biết đến, rất ít GV vận dụng trong quá trình giảng dạy. Trong khi các kỹ thuật dạy học này có tác động lớn đến người học, đáp ứng được PCHT của HS.
Để tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức thành lập các nhóm học tập, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: Trong quá trình dạy học Kể chuyện, thầy (cô) thành lập các nhóm học sinh theo cách nào dưới đây?
Bảng 5. Thực trạng các cách thành lập nhóm học tập TT Cách thành lập nhóm học tập Tần suất (Tỉ lệ %) Luôn luôn Thi thoảng Ít khi Không bao giờ
1 Nhóm theo vị trí ngồi của HS 100 0 0 0
2 Nhóm theo sở trường của HS 12 24 0 0
3 Nhóm theo năng lực học tập của HS 28 42 16 14 4 Nhóm HS tự chọn thành viên 10 22 36 32 5 Nhóm theo PCHT (nhóm quan sát, nhóm nghe – đọc, nhóm thực hành – vận động) 0 0 0 0 6 Nhóm theo số thứ tự 8 46 32 14 7 Cách khác 0 0 0 0
Trong quá trình thành lập nhóm, GV thành lập các nhóm HS hầu hết theo vị trí ngồi của HS (100%), theo số thứ tự (8%), tự chọn nhóm (10%), theo năng lực học tập của HS (28%); một số GV khác cho rằng việc thành lập nhóm căn cứ vào từng bài học mà có cách chia nhóm phù hợp. Chúng tôi nhận thấy rằng chưa có GV nào có ý tưởng thành lập nhóm HS theo PCHT.
Đối chiếu với nhận thức của GV về PCHT và tầm quan trọng của dạy học dựa vào PCHT thì với cách tổ chức nhóm học tập đã thể hiện phần nào thực tế dạy học Kể chuyện chưa thực sự đáp ứng PCHT của HS.
Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS ở tiểu học, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) hãy cho biết nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS ở lớp 1 theo mô hình VARK. Và chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1theo mô hình VARK
TT Nguyên nhân Thái độ (Tỉ lệ %)
Đồng ý Không đồng ý
1 Sĩ số lớp học quá đông 72 28
2 GV chưa hiểu về PCHT và vai trò của việc dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS
86 14
3 Không có bộ công cụ để xác định PCHT của HS
92 8
4 GV không biết quy trình dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS
84 16
5 GV không biết xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS
72 28
6 GV không biết lựa chọn các PP và kĩ thuật dạy
học phù hợp với PCHT
82 18
7 Mất nhiều thời gian để xây dựng nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp PCHT của HS
96 4
8 Tính tích cực, độc lập của học sinh chưa cao 52 48
9 Nguyên nhân khác 0 0
Kết quả khảo sát về các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK cho thấy: 96% GV khằng định là tốn nhiều thời gian để xây dựng nhiệm vụ và tài liệu học tập phù hợp với PCHT của HS. Khó khăn có vị trí thứ 2 đó là không có bộ công cụ để xác định PCHT của HS (92%)
Có 84% ý kiến GV không biết thực hiện dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT theo quy trình như thế nào là phù hợp, khoa học. Bên cạnh đó, phần nhiều GV (86%) vẫn chưa hiểu về PCHT cũng như vai trò của việc dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS vì thế cũng không đặt vấn đề là dạy học phải đáp ứng điều đó. Thêm nữa, GV
chưa biết lựa chọn, vận dụng các PP, kĩ thuật dạy học nào để phù hợp với PCHT (82%). Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT cũng là một khó khăn đối với người dạy. Hơn thế nữa, trường học ở quận, thành phố, số HS quá đông trong một lớp cũng là khó khăn cho việc tổ chức dạy học.
Yếu tố cuối cùng phải bàn đến đó chính là tính tích cực, chủ động của HS là còn chưa đồng đều với nhau (52% ý kiến GV có nhận định này).
Tóm lại, thông qua quá trình khảo sát, vừa quan sát và phân tích kết quả về nhận thức của giáo viên đối với PCHT và vai trò của PCHT trong dạy học Kể chuyện theo mô hình VARK, cho thấy: GV nhận thức về PCHT và vai trò của PCHT trong dạy học Kể chuyện tương đối tốt. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động vẫn chưa có