Kế hoạch bài học 1

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 62 - 66)

8. Kết cấu chung của đề tài

2.3.1.Kế hoạch bài học 1

Bài: “Thỏ con không vâng lời”

(sách giáo khoa vi sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục)

I. Yêu cầu cần đạt về bài học: 1.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực

- Bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện Thỏ con không vâng lời; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những hành động của các nhân vật trong câu chuyện và những tình huống giả định trong cuộc sống. (NL Ngôn ngữ)

- Nhận biết được câu chuyện Thỏ con không vâng lời là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Câu chuyện này giáo dục học sinh bài học rất bổ ích, đó là phải biết nghe lời ông bà bố mẹ và phải có thói quen khi đi chơi phải xin phép hoặc đi cùng người lớn để không bị lạc. (NL Văn học)

1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung

- Hào hứng, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC Chăm chỉ)

- Sẵn sàng nhận lỗi khi biết được bản thân có những hành động chưa đúng (biểu hiện của PC Trung thực)

- Tự giác, tích cực tham gia, thực hiện các hoạt động học tập. (NL Tự chủ và tự học)

- Trả lời những câu hỏi trong bài, thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm, thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với bài kể chuyện. (NL giao tiếp và hợp tác)

- Bình giá được nội dung câu chuyện, sử dụng từ ngữ kể chuyện có tính biểu cảm, sáng tạo. (NL giải quyết vấn đề và sáng tạo).

II. Chuẩn bị

1/ Tranh ảnh về câu chuyện Thỏ con không vâng lời

2/ File âm thanh về nội dung câu chuyện Thỏ con không vâng lời 3/ Kênh chữ về nội dung câu chuyện Thỏ con không vâng lời

Thỏ con không vâng lời

Một hôm, Thỏ mẹ đi chợ nên dặn dò Thỏ con ở nhà trông nhà. Mẹ vừa đi, Thỏ con đã chạy theo bạn Bươm Bướm ra ngoài đồng cỏ chơi. Thỏ con đi mãi xa, thật xa đến nỗi quên cả đường về. Sực nhớ đến mẹ, Thỏ con ngồi khóc huhu. Đúng lúc đó, bác Gấu đã đi qua. Bác hỏi chuyện rồi đưa Thỏ con về nhà. Về nhà, Thỏ con thấy mẹ đang chờ ở cửa. Thỏ con hối hận khoanh tay xin lỗi mẹ. Hai mẹ con nhà Thỏ cùng cảm ơn bác gấu tốt bụng.

III. Tiến trình dạy học

3.1. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- GV liên hệ thực tế và hỏi: Đã bao giờ em không vâng lời mẹ chưa?

- GV: Ai trong chúng ta cũng có lúc không nghe theo lời mẹ dặn. Và trong câu chuyện hôm nay, có một chú Thỏ con không vâng lời mẹ của mình. Để biết điều gì xảy ra với chú Thỏ, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu nhé!

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM TÒI, KHÁM PHÁ (Kể câu chuyện theo từng diễn biến, nội dung tranh)

* Mục tiêu: Nhận biết nội dung câu chuyện theo trình tự từng diễn biến và kể lại được các nội dung đó.

* Cách tiến hành: Dạy học theo góc dựa vào PCHT của HS Bước 1: Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề

Chúng ta sẽ tìm hiểu những hành động không nghe lời mẹ của chú Thỏ con qua từng diễn biến câu chuyện nhé!

Bước 2: Giao nhiệm vụ cho HS khám phá, tìm tòi, tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK

Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS theo PCHT tại các góc học tập phù hợp: - Góc nghe (PCHT thính giác): Yêu cầu HS đại diện nhóm nghe thông tin trong thiết bị đa phương tiện đã chuẩn bị sẵn tại góc học tập.

- Góc đọc (PCHT đọc/viết): Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin trong phiếu ở góc học tập, có sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV khi cần thiết.

- Góc quan sát (PCHT thị giác): Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh cùng với 1 số kênh chữ tại góc học tập.

- Góc vận động (PCHT vận động): Yêu cầu HS diễn xuất tình huống theo gợi ý trong phiếu tại góc học tập.

Nhiệm vụ chung của cả 4 nhóm là cùng trả lời các câu hỏi dưới đây:

Phiếu học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thỏ mẹ dặn con điều gì? 2. Mẹ vừa đi, Thỏ con đã làm gì? 3. Chuyện gì xảy ra với Thỏ con?

4. Khi được bác Gấu đưa về nhà, Thỏ con đã làm gì?

Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức

Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập tại các góc: HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc dựa vào PCHT. HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc, GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả theo các PCHT

Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, GV yêu cầu HS ở các góc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 5: Yêu cầu HS tự kiểm tra, đánh giá

Sau khi HS các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, tìm tòi kiến thức của mình, các nhóm còn lại trong lớp đối chiếu so sánh với kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình để bổ sung những nội dung còn thiếu, hoàn thiện nội dung tri thức. Bên cạnh đó, GV có thể yêu cầu HS ở các nhóm luân chuyển góc học tập để HS có cơ hội kiểm tra - đánh gia sản phẩm hoạt động của các nhóm.

Bước 6: Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức

GV nhận xét quá trình thực hiện thực hiện nhiệm vụ của HS, tuyên dương, khen ngợi sự nỗ lực cũng như khả năng biểu đạt thông tin dưới các hình thức khác nhau của người học đồng thời bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện và chính xác hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP: Kể toàn bộ câu chuyện

* Mục tiêu: HS Học sinh kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện Thỏ con không vâng lời; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ của các nhân vật trong câu chuyện trên.

* Cách tiến hành: Cho HS chọn nhóm 4 có cùng PCHT để tiến hành kể toàn bộ câu chuyện

- Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm 4

HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kể đoạn 1 (Tranh 1), HS2 – Kể đoạn 2 (tranh 2), HS3 – Kể đoạn 3 (Tranh 3), HS4 – Kể đoạn 4 (Tranh 4).

- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm

HS kể liền mạch nội dung 4 diễn biến chính của câu chuyện trước nhóm và câu nói của hai mẹ con Thỏ. Khi một bạn kể thì HS khác lắng nghe và góp ý. GV hướng dẫn HS thêm các từ để liên kết các câu.

- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

GV mời 4 HS (từ 4 nhóm PCHT) lên bảng chỉ vào tranh và kể chuyện. Cả lớp lắng nghe, theo dõi.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS hiểu thêm được ý nghĩa câu chuyện là nên nghe lời bố mẹ, không đi chơi xa. Và kể tên được một số việc làm vâng lời hay không vâng lời bố mẹ.

- GV: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- GV: Em hãy kể tên một số việc làm vâng lời hay không vâng lời bố mẹ trong cuộc sống hằng ngày?

3.2. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung câu chuyện

- Động viên cả lớp cùng cố gắng để kể được câu chuyện hay.

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 62 - 66)