Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 45 - 55)

8. Kết cấu chung của đề tài

2.2.1.Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bước 1. Nhận diện phong cách học tập của học sinh

Nhận diện PCHT là bước đầu tiên, khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT. Để quyết định lựa chọn bộ công cụ phù hợp với đối tượng HS lớp 1 ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi (items) có số lượng vừa phải, bên cạnh đó điều chỉnh cách diễn đạt một số nội dung câu hỏi cho phù hợp với văn hóa, nhận thức và đặc điểm của HS lớp 1 Việt Nam. Khi tiến hành khảo sát PCHT, hướng dẫn GV cách thức sử dụng một cách cụ thể và tỉ mỉ. Bên cạnh đó, do là các em đang là HS lớp 1 nên GV đã đọc nội dung câu hỏi khảo sát và hướng dẫn HS lựa chọn phương

Giai đoạn 1. Chuẩn bị

Bước 1. Nhận diện PCHT của HS theo VARK • Bước 2. Thiết kế dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT

Giai đoạn 2. Tổ chức quá trình dạy học

dựa vào PCHT

Bước 1. Nêu tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề • Bước 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm HS khám phá, tìm tòi,

tiếp nhận kiến thức theo nhóm PCHT VARK

Bước 3. Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm HS theo VARK tự hình thành kiến thức

Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả • Bước 5. Yêu cầu HS tự kiểm tra, đánh giá

Bước 6. Đánh giá quá trình hình thành kiến thức, bổ sung và chính xác hóa kiến thức

Giai đoạn 3. Đánh giá

• Đánh giá quá trình học tập • Đánh giá kết quả học tập

án trả lời nào phù hợp với bản thân nhất. Trên cơ sở tổng hợp các thông tin khảo sát từ HS, GV sẽ có thông tin về những điểm mạnh cũng như điểm yếu về con đường yêu thích khi tiếp nhận thông tin của HS để có căn cứ ghép nhóm HS, vừa có căn cứ để xây dựng vật liệu học tập và yêu cầu cụ thể với từng HS.

Dựa vào bộ câu hỏi VARK phiên bản 7.1 được trình bày trên trang web của Fleming trích từ website http://www.vark-learn.com chúng tôi điều chỉnh để đưa ra phiếu khảo sát PCHT theo mô hình VARK phù hợp với đặc điểm HS lớp 1 ở Việt Nam và được trình bày cụ thể trong (PHỤ LỤC).

Sau khi GV khảo sát PCHT của HS thông qua phiếu, cần phân tích kết quả khảo sát và thông báo cho HS để các em nhận thức được mình thuộc PCHT nào. Việc làm này sẽ khiến HS cảm thấy thú vị vì đã khám phá ra “bản chất” của bản thân mình. Đặc biệt là những HS vốn gặp khó khăn trong việc học sẽ rất hào hứng khám phá ra rằng chúng cũng thông minh, và sẽ háo hức cho chúng ta biết chúng thích gì và phải làm như thế nào thì chúng mới học bài một cách hiệu quả nhất. Tùy vào các giờ học Kể chuyện nhất định mà GV sẽ yêu cầu HS làm việc dựa vào PCHT của HS.

Bước 2. Thiết kế dạy học Kể chuyện dựa vào phong cách học tập theo mô hình VARK

a) Chuẩn bị

Nghiên cứu mục tiêu, nội dung bài học kể chuyện để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với dạy học dựa vào PCHT VARK của HS lớp 1:

Nghiên cứu mục tiêu bài học: xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất của HS cần đạt được qua bài học.

Nghiên cứu nội dung bài học, lựa chọn chủ đề nội dung kể chuyện phù hợp dạy học dựa vào PCHT của HS. Nội dung dạy học là cơ sở để xác định những thông tin chính về kiến thức, kĩ năng mà HS sẽ phải nỗ lực để làm chủ nó và có khả năng sử dụng nó trong tình huống mới. Nó bao gồm yếu tố kiến thức như: thông tin sự kiện, khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp và tiến trình; yếu tố kĩ năng cần hình thành cho người học. Nội dung bao gồm cả những thông tin mà GV thiết lập để người học có thể tiếp cận được thông tin.

Nghiên cứu nội dung bài học kể chuyện để xác định và lựa chọn các chủ đề, nội dung thông tin kiến thức nào phù hợp với việc dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1, trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp với nội dung bài học đồng thời thiết kế nhiệm vụ và các hoạt động học tập của HS dựa vào PCHT.

Yêu cầu phân hóa nội dung dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của người học: những thông tin cần trao cho người học hoặc là các tài liệu mà người học sẽ thông qua đó để khám phá tri thức. Mặc dù những nội dung cốt lõi vẫn như cũ, nhiệm vụ của

người GV phải trình bày các thông tin đó dưới nhiều cách khác nhau để hấp dẫn toàn bộ HS.

Có hai cách tiếp cận nội dung dạy học Kể chuyện theo PCHT của HS lớp 1: - Thứ nhất, theo phương thức, quá trình truyền đạt và tiếp cận thông tin: HS được tiếp cận với các thông tin ở các định dạng khác nhau: hình ảnh, sách âm thanh, bài viết, truyện đọc, phương tiện tương tác, vật thật để HS được thao tác với đối tượng,…

- Thứ hai, theo nội dung thông tin (cái mà HS sẽ học): Cùng hình thành một nội dung câu chuyện, GV có thể cho HS nghiên cứu, làm việc với nguồn ngữ liệu khác nhau, kênh thông tin khác nhau. Những nội dung phù hợp với dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1:

1) Tìm hiểu đặc điểm; tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của các sự vật, hiện tượng.

2) Những bài học, nội dung câu chuyện mà người học có thể truy cập thông tin qua các nguồn học liệu khác nhau: sách báo, tranh ảnh, âm thanh, video.

3) Những bài học ôn tập, tổng kết (các nhiệm vụ, bài tập có thể thực hiện không theo thứ tự) phù hợp trong việc tổ chức dạy học kể chuyện tự định hướng (dạy học hợp đồng - HS được tự do lựa chọn hoạt động, sản phẩm trình bày,...);

4) Hoạt động kiểm tra, đánh giá của HS: các hoạt động đánh giá thường xuyên trong tiến trình (kiểm tra năng lực biểu đạt của HS dưới nhiều hình thức khác nhau).

b) Thiết kế bài học Kể chuyện

* Thiết kế nguồn học liệu đa dạng đáp ứng PCHT của HS

Nguồn học liệu học tập là các kênh thông tin (kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh,...) có chứa đựng nội dung kiến thức mà HS cần tương tác để khám phá, tìm tòi kiến thức được chứa đựng trong mỗi câu chuyện. Thông qua các nguồn học liệu này mà HS tiếp nhận được sự kiện, nguyên tắc, phương pháp, tiến trình; lĩnh hội được kĩ năng của bài học. Cùng một nội dung thông tin giống nhau nhưng có thể được thể hiện khác nhau về cách thức sao cho phù hợp với PCHT của người học.

Chúng ta biết rằng mỗi HS sẽ có các PCHT khác nhau, có HS thích học qua quan sát (quan sát người khác làm, quan sát hình ảnh để rút ra nội dung câu chuyện hoặc thu nhận kiến thức). Có HS thích học qua việc nghe người khác giảng giải, phân tích (nghe catset, nghe đài hoặc nghe người khác đọc tài liệu). Cũng có HS thích được đọc thông tin hướng dẫn và viết ra các câu trả lời của mình. Bên cạnh đó thì có những HS muốn tự mày mò, trải nghiệm, sờ mó, thao tác trên các đối tượng, sự vật cụ thể để tìm tòi, khám phá, làm thử để rút ra kết luận tri thức khoa học.

Để đáp ứng các PCHT nêu trên, GV cần phải thiết kế nhiệm vụ dạy học Kể chuyện theo mỗi nhóm PCHT của HS, giúp HS vừa đạt được mục tiêu học tập (mục

tiêu chung của bài học) vừa có cơ hội phát triển năng lực cá nhân (năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề) theo những cách khác nhau (HS có cùng PCHT sẽ hợp tác với nhau để cùng chia sẻ, giải quyết nhiệm vụ; với các nguồn học liệu phù hợp với PCHT HS sẽ tự mình phát hiện ra tri thức; với các kỹ thuật đánh giá dựa vào PCHT - HS được lựa chọn cách thức biểu đạt thông tin riêng).

Thực tế dạy học Kể chuyện hiện nay cho thấy, phần lớn các GV tiểu học thường sử dụng các nguồn học liệu có sẵn trong sách giáo khoa hay sách GV để thiết kế nhiệm vụ, cung cấp thông tin cho HS. Điều này một mặt có tính chất đơn điệu, nhàm chán, làm giảm hứng thú của người học bởi vì các thông tin đó đã có trong SGK (HS có thể biết trước vì đã xem qua nội dung đó ở nhà), mặt khác có một số bài học Kể chuyện trong SGK có cách trình bày không rõ ràng khiến cho việc dạy học cũng như quá trình nhận thức của HS diễn không thuận lợi. Do vậy, trong quá trình dạy học Kể chuyện đặt ra một yêu cầu đối với GV cần thiết kế các nguồn học liệu học tập đa dạng để đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Nguồn thông tin này nhất thiết phải được trình bày dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau như các sách đọc, mức độ đa dạng của văn bản, sơ đồ ý,...

Để thiết kế nguồn học liệu theo PCHT của HS chúng ta cần thực hiện các công việc cụ thể: Sau khi nghiên cứu nội dung bài học Kể chuyện, GV xác định nội dung kiến thức sẽ thiết kế dạy học kể chuyện dựa vào PCHT của người học. Lựa chọn phương thức thiết kế (phân hóa quy trình hướng dẫn hay phân hóa ngữ liệu dạy học). Từ đó, GV có thể thiết kế mới các tài liệu học tập (sơ đồ hóa thông tin, hình ảnh) hoặc sưu tầm các thông tin kiến thức trên các kênh thông tin báo chí, truyền thanh, truyền hình, làm phong phú thêm các loại học liệu đa dạng đáp ứng từng nhóm đối tượng HS.

* Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Trong bài “Con chuột nhanh trí?” (Sách giáo khoa vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục)

- Sau khi nghiên cứu nội dung bài học kể chuyện, GV xác định nội dung kiến thức sẽ thiết kế dạy học dựa vào PCHT của người học: Lựa chọn nội dung tìm hiểu nội dung câu chuyện Con chuột nhanh trí.

- Lựa chọn phương thức thiết kế: phân hóa quy trình hướng dẫn hay phân hóa ngữ liệu dạy học; thiết kế các nguồn học liệu tương ứng cho các nhóm PCHT như sau:

Nhóm 1 - Nhóm PCHT thiên về hình ảnh, thị giác: thiết kế, sưu tầm sơ đồ/ tranh ảnh về nội dung câu chuyện Con chuột nhanh trí và yêu cầu HS quan sát các bức tranh để nhận biết được nội dung của câu chuyện này. Sau đó trình bày lại trước lớp.

Nhóm 2 - Nhóm PCHT thiên về âm thanh, thính giác: ghi âm một đoạn âm thanh nói nội dung câu chuyện Con chuột nhanh trí và yêu cầu HS nghe đoạn âm thanh đó (qua các phương tiện: vi tính, điện thoại thông minh, đài cát - set) rồi yêu cầu HS ghi nhớ nội dung câu chuyện sau đó sẽ trình bày trước lớp.

Nhóm 3 - Nhóm PCHT thiên về đọc/viết: chuẩn bị nội dung câu chuyện Con chuột nhanh trí dưới dạng kênh chữ sau để HS nhận biết được nội dung của câu chuyện. Sau đó yêu cầu HS trình bày trước lớp:

Con chuột nhanh trí

Chuột con không may trượt chân rơi vào trong một chiếc bình thủy tinh. Bình trơn trượt và lại cao, nó không sao nhảy ra ngoài được. Thấy mèo đang nhìn chằm chằm bên ngoài, chuột bèn nghĩ ra một cách. Nó chạy qua chạy lại trong bình để trêu chọc mèo. Mèo tức tối đưa tay vào bình, muốn bắt con chuột hỗn láo. Vì vương quá mạnh, mèo trượt chân ngã nhào trong bình. Lập tức, chuột trèo lên lưng mèo nhảy phắt ra ngoài. Mèo bị nhốt trong bình, tức giận gầm gừ nhưng không làm gì được. Chuột phá lên cười khoái chí, giơ tay thích thú chào mèo rồi bỏ đi

Nhóm 4 - Nhóm PCHT thiên về vận động, xúc giác: Cho bức tranh như nhóm PCHT thị giác đồng thời cho các thẻ từ thông tin giống nhóm PCHT đọc/viết. Yêu cầu người học vừa quan sát tranh vừa sắp xếp các thẻ từ theo trình tự của câu chuyện Con chuột nhanh trí và ghi nhớ nội dung câu chuyện để trình bày trước lớp.

Ví dụ 2: Trong bài “Chuyện ở sở thú” (Sách giáo khoa vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục)

- Sau khi nghiên cứu nội dung bài học kể chuyện, GV xác định nội dung kiến thức sẽ thiết kế dạy học dựa vào PCHT của người học: Lựa chọn nội dung tìm hiểu nội dung câu chuyện Chuyện ở sở thú.

- Lựa chọn phương thức thiết kế: phân hóa quy trình hướng dẫn hay phân hóa ngữ liệu dạy học; Thiết kế các nguồn học liệu tương ứng cho các nhóm PCHT như sau:

Nhóm 1 - Nhóm PCHT thiên về hình ảnh, thị giác: thiết kế, sưu tầm sơ đồ/ tranh ảnh về nội dung câu chuyện Chuyện ở sở thú và yêu cầu HS quan sát các bức tranh để nhận biết được nội dung của câu chuyện này. Sau đó trình bày lại trước lớp.

Nhóm 2 - Nhóm PCHT thiên về âm thanh, thính giác: Ghi âm nội dung thông tin (giống với nhóm PCHT đọc/viết) nói về nội dung câu chuyện Chuyện ở sở thú từ đó yêu cầu HS thực hiện ghi nhớ nội dung câu chuyện nhằm hoàn thành quá trình khám phá tri thức.

Nhóm 3 - Nhóm PCHT thiên về đọc/viết: Chuẩn bị nội dung câu chuyện Chuyện ở sở thú dưới dạng kênh chữ để HS nhận biết được nội dung của câu chuyện. Sau đó yêu cầu HS trình bày trước lớp:

Chuyện ở sở thú

Chủ nhật, bé được bố mẹ dẫn đi sở thú. Sở thú có bao nhiêu con vật lạ: nào khỉ, nào hà mã, nào gấu, nào voi,… Bé thích nhất xem gia đình nhà voi. Chú voi nào cũng cao lớn như những chiếc xe ô tô. Cái vòi dài như một bàn tay có thể cầm nắm hết mọi thứ. Trong khi mải xem voi mẹ âu yếm voi con, bé sơ ý làm rơi chú gấu bông vào chuồng voi. Bé lúng túng chưa biết làm thế nào thì voi con đã dùng vòi cuốn lấy gấu bông đưa cho bé. Bé sung sướng nhận lấy chú gấu bông từ voi con.

Nhóm 4 - Nhóm PCHT thiên về vận động, xúc giác: Cho HS nghe đoạn băng ghi âm về nội dung câu chuyện như nhóm thính giác sau đó cho HS xem một số hình ảnh liên quan đến nội dung câu chuyện và yêu cầu HS sắp xếp tranh ảnh lại đúng trình tự nội dung của câu chuyện đó.

* Thiết kế các hoạt động dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS lớp 1

Hoạt động học tập được thiết kế căn cứ vào mục tiêu dạy học, vấn đề học tập trong nội dung dạy học. Tuy nhiên, trong dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của người

học, việc xác định hoạt động học tập cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại PCHT để thật sự phù hợp với từng nhóm học tập của người học (nhóm học tập được xây dựng dựa trên tiêu chí PCHT). Muốn vậy, GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập cho từng nhóm học tập của HS tương ứng với đặc trưng trội trong tiếp nhận, xử lý thông tin của HS ở từng loại PCHT.

Yêu cầu khi thiết kế các hoạt động học tập phân môn Kể chuyện với các nhóm PCHT:

1) Với PCHT người học thị giác (V): Người học thị giác sẽ có thể nhớ lại những gì họ đã nhìn và có xu hướng thích các chỉ thị, hướng dẫn dưới dạng hình ảnh hơn. Họ là những người học bằng thị giác. Do vậy, các nhiệm vụ học tập được thiết kế tốt nhất là chuẩn bị giới thiệu cho HS một thông tin nào đó qua tranh ảnh, kênh hình. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ thông qua việc quan sát các hình ảnh; phim hoạt hình; bảng quảng cáo; biểu đồ; thiết kế đồ hoạ; một bài kể chuyện với rất nhiều tranh ảnh minh hoạ.

2) Với PCHT người học theo thính giác (A): Những người học có phong cách này sẽ có thể nhớ lại những gì đã nghe và sẽ thích các chỉ thị lời nói hơn. Vì thế, các nhiệm vụ học tập giao cho nhóm học tập của những HS này cần tập trung vào các hoạt động như: nghe thông tin, nội dung câu chuyện từ các đoạn băng âm thanh hoặc nghe người khác đọc; tham gia vào các cuộc thảo luận; thực hiện các báo cáo lời nói.

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 45 - 55)