Về các năng lực được hình thành

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 78 - 99)

8. Kết cấu chung của đề tài

3.5.2.2. Về các năng lực được hình thành

Thông qua tiết dạy bài Kể chuyện “Thỏ con không vâng lời” ở lớp TN và lớp ĐC mà chúng tôi đã tổ chức. Chúng tôi dựa trên kết quả mà HS thể hiện ở phiếu học tập, quá trình tham gia và làm việc theo nhóm để đánh giá tại lớp và sử dụng phiếu quan sát đối với từng học sinh để tiến hành phân tích, xử lí số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả về các năng lực được hình thành của các em. Bước đầu nhận thấy các HS ở lớp TN có kết quả vượt trội hơn so với lớp ĐC. Cụ thể:

▪ Các năng lực chung được hình thành

Qua tiết dạy TN cho thấy HS học tập dựa vào PCHT có điều kiện để phát triển các năng lực chung một cách hiệu quả hơn so với lớp ĐC, đáp ứng đầy đủ mục tiêu của bài học đưa ra, kết quả cụ thể qua bảng sau:

Bảng 10. Các năng lực chung được hình thành của HS

TT Năng lực chung được hình thành

Các mức độ (Tỉ lệ %) Lớp TN Lớp ĐC Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt 1 Năng lực tự chủ và tự học 90.7 9.3 0 43.2 45.5 11.3 2 Năng lực giao tiếp và hợp tác 83.7 16.3 0 31.8 63.6 4.6 3 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo

50 45.5 4.5 25 52.3 22.7 Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, ở lớp TN các em được thực hiện các hoạt động học tập theo phong cách học của bản thân nên phần nào có ý thức tự chủ, tự học và dễ hấp dẫn vào bài học kể chuyện hơn so với HS ở lớp ĐC. Do đó HS ở lớp TN

được hình thành và phát triển năng lực tự học đạt mức Tốt nhiều hơn lớp ĐC là 47.5 %.

Việc dạy học dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK tạo điều kiện tốt cho HS làm việc theo nhóm phong cách học tập trong từng hoạt động hay xuyên suốt bài học. Do đó là điều kiện thuận lợi để HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Các em đã biết xác định được một số nhiệm vụ, và thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự điều hành của lãnh đạo và trao đổi cùng các bạn trong nhóm PCHT. Theo số liệu thu được thì 100% HS lớp TN đều đạt kết quả ở mức Tốt (83.7%) và Đạt (16.3%). Ở lớp ĐC thì còn một số HS chưa hình thành được năng lực này (4.6%).

Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ở lớp TN đa số các em (95.5 %) có khả năng phát hiện và làm rõ các vấn đề học tập từ những nhiệm vụ theo PCHT. Từ đó đưa ra hướng giải quyết và bình giá được nội dung câu chuyện đã học. Đồng thời sử dụng được từ ngữ kể chuyện biểu cảm, sáng tạo. Ngoài ra, còn một số em chưa hình thành được năng lực này (4.5%). Đối với lớp ĐC, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở mức Chưa đạt chiếm tỉ lệ khá cao (22.7%).

▪ Năng lực ngôn ngữ được hình thành

Thông qua việc quan sát HS trong việc thực hiện từng hoạt động học tập. Chúng tôi tiến hành ghi chép và có sự đánh giá khách quan đối với năng lực ngôn ngữ được hình thành ở HS. Cụ thể:

Bảng 11. Năng lực ngôn ngữ được hình thành của HS

TT Năng lực ngôn ngữ được hình thành Các mức độ (Tỉ lệ %) Lớp TN Lớp ĐC Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt 1 Sử dụng cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói 51.2 48.8 0 29.5 65.9 4.6 2 Kể lại được rõ ràng câu chuyện đã

học

86.0 14 0 63.6 29.5 6.9 3 Trao đổi, chia sẻ những cảm xúc,

thái độ của bản thân đối với các những vấn đề được nói đến.

44.2 51.2 4.6 25 61.4 13.6

Nhìn vào bảng trên dễ dàng nhận thấy HS ở lớp TN được hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ ở mức Tốt và Đạt cao hơn đối với các HS ở lớp ĐC. Đa số các em HS ở hai lớp đều biết sử dụng cử chỉ và điệu bộ thích hợp khi nói, nhưng còn một số em HS ở lớp ĐC (4.6%), chưa đáp ứng được mục tiêu này.

Đa số tất cả HS đều kể lại được nội dung câu chuyện đã học, nhưng đối với các em HS khó khăn học tập ở lớp ĐC (6.9%) vẫn chưa đạt được đối với yêu cầu này.

Nguyên nhân là do các em chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình, chưa được sử dụng những thói quen, phong cách học tập của bản thân để tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất như lớp TN.

Đa số các em HS bước đầu đã biết trao đổi, chia sẻ những cảm xúc, thái độ của bản thân đối với các những vấn đề được nói đến trong bài học. Tuy nhiên ở lớp TN có 4.6% và lớp ĐC có 13.6% xếp mức Chưa đạt ở vấn đề này. Tuy nhiên, với kết quả đưa ra thì dễ dàng nhận thấy các HS lớp TN đã hình thành được năng lực ngôn ngữ ở mức độ cao hơn so với HS lớp ĐC. Và qua những kết quả thể hiện ở trên thì phần nào đó đã thể hiện được sự thành công nhỏ của đề tài.

▪ Năng lực văn học được hình thành

Qua tiết dạy TN cho thấy HS học tập dựa vào PCHT có điều kiện để phát triển năng lực văn học một cách hiệu quả hơn so với lớp ĐC, đáp ứng đầy đủ mục tiêu của bài học đưa ra. Các em đa số nhận biết được các nhân vật trong câu chuyện, nội dung văn bản, bước đầu biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong khi nói. Kết quả cụ thể qua bảng sau:

Bảng 12. Năng lực văn học được hình thành của HS

TT Năng lực văn học được hình thành Các mức độ (Tỉ lệ %) Lớp TN Lớp ĐC Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt

1 Nhận biết được các nhân vật trong câu chuyện

100 0 0 77.3 22.7 0 2 Nhận biết được nội dung câu

chuyện

51.2 48.8 0 36.4 45.5 18.1 3 Bước đầu biết liên tưởng, tưởng

tượng và diễn đạt có tính văn học trong khi nói.

37.2 46.5 16.3 18.2 45.5 36.3

Kết quả thu được cho thấy 100% HS ở lớp TN và ĐC đều nhận biết được nhân vật trong câu chuyện. Trong đó, tất cả các em HS ở lớp TN đều đáp ứng mục tiêu này ở mức độ Tốt. Đối với lớp ĐC có 73.3% đạt mức Tốt và 22.7% đạt mức Đạt.

Đối với HS lớp 1, việc biết cách liên tưởng, tưởng tượng, diễn đạt có tính văn học khi nói không phải là điều đơn giản đối với các em. Nhưng dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS đã tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể phát triển điều đó. Thông qua việc tiếp nhận các kiến thức bằng các hình thức gần gũi, phù hợp với khả năng nhận thức của HS nên có 83.7% HS đáp ứng được mục tiêu này. Và kết quả này vượt trội hơn so với lớp ĐC (63.7%).

Qua kết quả thực nghiệm để đánh giá rõ ràng, sâu sát hơn về hiệu quả mà các bài học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK mang lại, cụ thể thông qua bài học “Thỏ con không vâng lời”, chúng tôi nhận thấy rằng các bài học Kể chuyện theo PCHT của HS có tính khả thi nhất định trong việc nâng cao năng lực dạy – học Kể chuyện ở lớp 1.

Tiểu kết chương 3

Qua phần thực nghiệm khảo sát, thăm dò ý kiến của các GV về quy trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK, chúng tôi nhận thấy quy trình đã đề xuất có tính khả thi, nó phù hợp dễ dàng trong việc tổ chức dạy học đối với GV, phù hợp với năng lực nhận thức của HS.

Thông qua việc quan sát, ghi chép và phân tích kết quả về các hoạt động học tập của HS và các năng lực mà HS được hình thành qua việc tổ chức dạy học Kể chuyện bài “Thỏ con không vâng lời” như trên, chúng tôi nhận thấy: việc tổ chức dạy học kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK mà đề tài đã đề xuất bước đầu đã đạt được kết quả nhất định về cả tri thức, năng lực và phẩm chất. Kế hoạch dạy học kể chuyện có tác động mạnh mẽ đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em phát triển được các năng lực cần có và thu hút được sự quan tâm, tích cực, chủ động trong học tập của HS. Ngoài ra, các hoạt động của kế hoạch dạy học kể chuyện được bám sát yêu cầu cần đạt, nội dung của bài học và phù hợp với trình độ của học sinh.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã cho thấy quy trình và kế hoạch dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS đã đề xuất có tính khả thi, và có khả năng ứng dụng rộng rãi vào thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đồng thời, qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, mỗi hình thức, mô hình dạy học nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Và thông qua quá trình thực nghiệm này sẽ đưa đề tài của chúng tôi đến gần hơn với GV có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình giảng dạy nhằm làm nâng cao năng lực học kể chuyện cho học sinh lớp 1.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. PCHT là những đặc trưng riêng mang tính nổi trội tương đối ổn định của cá nhân HS trong quá trình tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin trong các tình huống học tập. Dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK góp phần tối đa hóa tiềm năng học tập của HS, nâng cao hiệu quả dạy học đã được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT theo mô hình VARK còn khá mới mẻ, chưa được thực hiện phổ biến đặc biệt là với lớp 1.

2. Dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK có nhiều ưu thế hết sức tốt đẹp, khi GV hiểu biết PCHT của HS và thiết kế các hoạt động dạy học kể chuyện phù hợp với từng nhóm PCHT thì sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển, phát huy tiềm năng sẵn có của HS, kích thích hứng thú học tập, hình thành động cơ học tập tích cực cho người học.

3. HS lớp 1 bước đầu hình thành PCHT, do vậy cần xác định và bồi dưỡng định hướng PCHT cho các em để phát huy thế mạnh của bản thân HS đồng thời cũng không coi nhẹ việc khắc phục những điểm yếu góp phần phát triển toàn diện cho người học.

4. Có nhiều cách phân loại, mô hình PCHT trên thế giới. Với mỗi mô hình PCHT có các tiêu chí riêng phản ánh PCHT của người học; tùy thuộc vào từng đối tượng HS - căn cứ vào đặc điểm tâm lý, nhận thức mà ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định chúng ta có cách lựa chọn mô hình PCHT phù hợp để có các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với HS lớp 1 do đặc điểm nhận thức còn thiên về trực quan cụ thể - mang tính giác quan. Vì vậy đề tài đã lựa chọn mô hình PCHT dựa vào giác quan theo cách phân loại của Neil Feming làm căn cứ cho việc xây dựng quy trình cũng như đề xuất các PPDH, kĩ thuật dạy học Kể chuyện đáp ứng PCHT của người học.

5. Để dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK đạt hiệu quả thì cần thực hiện theo một quy trình khoa học và tuân theo những nguyên tắc dạy học nhất định. Bên cạnh đó, việc xác định các PPDH, xây dựng các phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp với PCHT là rất quan trọng, không thể thiếu. Tất cả các yếu tố này đều không có sẵn mà phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học nhất định phù hợp với đối tượng HS và đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học nói chung và dạy học theo cách phát triển năng lực nói riêng.

6. Khi thực hiện dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã thể hiện được các ưu thế nổi bật của cách tiếp cận này. HS được học tập theo PCHT của bản thân nên đã thể hiện sự hứng thú, tích cực trong quá trình nhận thức đồng thời phát huy được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề để hình thành, tiếp thu kiến thức mới. Bên cạnh đó, người học có cơ hội tự khẳng định mình

thông qua hoạt động phản hồi thông tin, tự đánh giá với nhiều cách thể hiện khác nhau. Các kết quả đó khẳng định quy trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT theo mô hình VARK và các PP, kĩ thuật dạy học đặt ra có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao.

II. Kiến nghị

1. Đối với các cấp quản lí giáo dục

Các nhà quản lí giáo dục ở các cấp nên thấy được tầm quan trọng của việc dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK để từ đó có các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho GV, giúp GV có kiến thức về PCHT của HS cũng như dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS; tăng cường chỉ đạo, yêu cầu GV trực tiếp giảng dạy có các kế hoạch tìm hiểu, khảo sát HS ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, xây dựng các kế hoạch dạy học có sử dụng các biện pháp dạy học tích cực có tác động tới PCHT của HS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

2. Đối với giáo viên tiểu học

Để giúp HS có cơ hội, điều kiện thuận lợi phát huy được các thế mạnh tiềm năng của bản thân thì đòi hỏi trong quá trình dạy học Kể chuyện GV phải hiểu và tường tận được PCHT của HS. Để thấy được vai trò của PCHT của HS trong dạy học Kể chuyện, GV phải được cung cấp, trang bị những vấn đề lí luận cơ bản về PCHT của HS - một trong những vấn đề mới của giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt ở tiểu học nói riêng.

Trong quá trình dạy học Kể chuyện với việc vận dụng các biện pháp dạy học dựa vào PCHT của HS cần có sự trao đổi và rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để khắc phục các thiếu sót, hạn chế đồng thời phát huy những ưu điểm đã đạt được.

3. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học

Trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học nên xây dựng chuyên đề dạy học theo PCHT của HS để trang bị cho sinh viên những kiến thức lí luận về PCHT, thấy được sự cần thiết và vai trò của dạy học đáp ứng PCHT của HS; hướng dẫn sinh viên biết cách sử dụng bộ công cụ khảo sát PCHT của HS; tổ chức cho sinh viên biết cách thiết kế các kế hoạch bài học dựa vào quy trình dạy học dựa vào PCHT đã được xây dựng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo các biện pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với nhóm PCHT của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Adam Khoo & Gary Lee (2009), Con cái chúng ta đều giỏi, NXB Phụ Nữ

2. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

4. Đặng Thành Hưng (2012), Giáo trình Cơ sở tâm lý học giáo dục

5. Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa (2007), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục

6. Đỗ Việt Hùng (Tổng Chủ biên), Lê Phương Nga (Chủ biên), Thạch Thị Lan Anh (2020), Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”, Nxb Giáo dục.

7. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phong cách và phong cách Hồ Chí Minh, NXB Chính trị 8. Hoàng Tiến Dũng (2014), Dạy học dựa vào PCHT của học viên người lớn tại trung

Một phần của tài liệu Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark (Trang 78 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)