Các phương tiện tình thái gợi dẫn lối viết văn đậm tính khẩu ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 77 - 97)

VI. Dự kiến đóng góp:

4.3.2. Các phương tiện tình thái gợi dẫn lối viết văn đậm tính khẩu ngữ Nam Bộ

người của ông. Ông đau xót cho những con người mãi mà không vượt lên được những hố đen nhơ nhớp của cuộc đời họ.

Tình yêu người của Bình nguyên Lộc lại một lần nữa được thể hiện qua truyện ngắn Pì Pế Hán mà đối tượng chính là những người nghệ sĩ chân chính bị khinh rẻ. Tình cảm đó được tác giả bộc lộ một cách trực tiếp “Thật là đau lòng! Một nhạc sĩ Việt Nam

đàn đệm ở nhà hàng thường than số phận tủi nhục của người nghệ sĩ, đêm đêm phải đánh đĩ ngón đàn để giúp vui cho một mớ người hành lạc say mê trước ly rượu hay trước một người đàn bà, thờ ơ không biết có tiếng đàn, không biết có một người nghệ sĩ nhiều khi thanh cao hơn họ, đang phụng sự họ, để được sống những ngày cam khổ” [17; tr.76]. Tác

giả khẳng định tài năng của những người nghệ sĩ, nhưng cũng phủ nhận những sự kính trọng mà họ đáng được nhận từ những người khác. Cuộc đời của người nghệ sĩ không hoa lệ, không nên thơ như nhiều người hay nghĩ, không ít người nghệ sĩ cũng chỉ là những con người bán trí tuệ, tài năng để kiếm sống “Thi sĩ xông pha mưa gió chỉ nên thơ ở đâu,

nhưng ở đây thật là tủi thân” [17; tr.78]. Giọng điệu xen lẫn sự mỉa mai và sự đau xót cho

số phận! Những người thật sự trọng tài năng của họ không nhiều, đã vậy những con người đó cũng sẽ dần vơi bớt khi tài năng của họ bị tuổi già, thời gian làm cho băng hoại. Nghệ sĩ chân chính cũng chỉ là những món trang sức cho những người giàu có khoe với thiên hạ. Phải chăng đó cũng chính là những cảm xúc mà Bình nguyên Lộc cũng đã phải chịu đựng khi ấy. Bình nguyên Lộc khẳng định tài năng của những người nghệ sĩ lao động bằng tài năng chân chính, đồng cảm với những nghệ sĩ và bộc lộ một nỗi xót xa đến tận cùng đối với những tài năng bị người đời coi nhẹ.

Bằng những câu từ đầy tha thiết, êm dịu, có khi là xót xa, trăn trở đã tạo nên những trang văn thấm đẫm chất trữ tình. Tác giả đã thể hiện những quan niệm của chính mình về cuộc đời, về con người, từ đó gửi gắm niềm tin vào chính những con người đó rằng họ có thể vượt lên số phận, thay đổi bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

4.3.2. Các phương tiện tình thái gợi dẫn lối viết văn đậm tính khẩu ngữ Nam Bộ Bình nguyên Lộc. nguyên Lộc.

Khẩu ngữ chính là lời nói chúng ta dùng hằng ngày, lối viết văn đậm tính khẩu ngữ là lối viết văn mà lời văn giống như lời nói hằng ngày, là nghệ thuật ngôn từ nhưng cũng rất mực gần gũi với đời sống. Trong phạm vi khảo sát là ba truyện ngắn của Bình nguyên Lộc ta có thể thấy rõ lối viết văn mang đầy tính khẩu ngữ Nam Bộ.

Một trong số những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ) mà có thể thấy trong văn Bình nguyên Lộc chính là sự sắp xếp trật tự ngữ pháp không đúng

chuẩn, thường xuyên gây khó hiểu cho người đọc. Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, việc người ta sử dụng sai các cấu trúc ngữ pháp là do tính chất tức thời của giao tiếp nên người ta không có đủ thời gian để chú ý chau chuốt từ vựng hay ngữ pháp. Thế nhưng trong văn Bình nguyên Lộc lại xuất hiện những câu văn như thế. Chằng hạn như câu: “Nó

mệt lắm vì nó chạy dưới nước và dưới bùn mặc dầu lúa đã đến mùa gặt” [17; tr.13] có ba

vế câu, các vế câu được ghép với nhau bởi mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) và nhượng bộ - tăng tiến (mặc dầu). Trong đó, “nó chạy dưới nước và dưới bùn” là vế phụ của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, nó đứng sau vế chính; và là vế chính cho mối quan hệ nhượng bộ - tăng tiến, nó lại đứng trước vế phụ. Ta có thể viết lại câu của Bình nguyên Lộc cho dễ hiểu như sau: “Mặc dầu đã đến mùa gặt, ruộng vẫn chỉ đầy nước và bùn. Vì thằng Cộc chạy dưới nước và dưới bùn ấy nên nó mệt lắm”. Hay với câu “Túp lều

tranh ấy trên ngôi mộ anh dùng làm đầu cầu cuối cùng để nhảy vào nhà anh, thì anh còn

làm sao mà về nhà được, nếu hắn không cho anh nhảy ngang qua nhà hắn” [17; tr.47]

cũng có ba vế câu nối với nhau. Nếu dựa vào các từ liên kết thì ta có thể xác định được đây vế câu thứ hai “anh còn làm sao mà về nhà được” và vế câu thứ ba “hắn không cho

anh nhảy ngang qua nhà hắn” có mối quan hệ điều kiện/giả thiết – kết quả, có thể viết lại

là: “Nếu hắn không cho anh nhảy ngang qua nhà hắn thì anh còn làm sao mà về nhà được”; còn vế câu thứ nhất “Túp lều tranh ấy trên ngôi mộ anh dùng làm đầu cầu cuối

cùng để nhảy vào nhà anh” không có mối quan hệ gì với các vế câu còn lại. Tuy nhiên,

nếu xét kĩ, ta cũng có thể thấy được vế câu thứ nhất và vế câu thứ hai vẫn có mối quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả mà ta có thể viết lại là: “Túp lều tranh ấy trên ngôi mộ anh dùng làm đầu cầu cuối cùng để nhảy vào nhà anh nên anh còn làm sao mà về nhà được”. Chính vì thế, xét trong toàn câu văn, vế thứ hai vừa là vế chính trong mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, đứng sau vế phụ; vừa là vế chính trong mối quan hệ điều kiện/giả thiết – kết quả, đứng trước vế phụ. Chính vì vậy mà không tránh khỏi việc tạo lên sự rối rắm trong lời văn.

Bên cạnh cách sắp xếp trật tự các vế câu trong câu, Bình nguyên Lộc cũng thường xuyên sử dụng các kiểu câu tỉnh lược, câu đặc biệt trong các câu trần thuật của mình, khiến câu văn càng mang đậm tính khẩu ngữ. Trong hai câu liên tiếp “Anh Sáu nhờ cậy

con chồn này lắm. Có nó dưới ấy thì không còn lo rắn rít nữa” [17; tr.46], tác giả đã lược

bỏ đi chủ ngữ ở câu thứ hai. Điều đó đã chứng minh được câu văn của ông mang tính khẩu ngữ vì trên thực tế, trong hoàn cảnh của lời nói hằng ngày, với nhu cầu trao đổi thông tin nhanh chóng thì cả người nói và người nghe đều hiểu chủ ngữ ở câu thứ hai là “anh Sáu”. Hay với câu đặc biệt chỉ sự tồn tại định vị như “Không có một người tân

khách nào có mang áo mưa theo cả vì đang giữa mùa nắng” [17; tr.75] cũng không thể

nào xác định được chủ ngữ và nó cũng đóng vai trò như là một câu mang thông tin đến tức thì cho người đọc, người nghe.

Phong cách ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ của Bình nguyên Lộc không chỉ được thể hiện thông qua lời trần thuật của ông mà nó còn được thể hiện thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Với Rừng mắm, lời văn của Bình nguyên Lộc mang đậm tính

khẩu ngữ của vùng Nam Bộ. Nếu như đặc trưng của khẩu ngữ Bắc Bộ sẽ là sự xuất hiện của các quán ngữ tình thái như: ai bảo, ai nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì, kể ra, làm như thể,... thì trong phạm vi khảo sát, Bình nguyên Lộc chưa bao giờ dùng các cụm

từ đó. Với bản chất của con người Bắc Bộ, người ta khi nói thường hay đưa đẩy, luôn có sự rào trước đón sau, làm cho câu nói trở nên mềm mại, mượt mà nhằm dễ dàng đạt được mục đích nói. Còn với người Nam Bộ, tác giả đã cho ta thấy cách ăn nói của người miền Nam, đặc biệt là những con người di dân: họ nói chuyện vô cùng bộc trực, hết sức thơ ngây và thẳng thắn, họ không kiêng nể ai, dù đó là người mới gặp. Khi chị nhổ bồn bồn gặp thằng Cộc lần đầu tiên, sau khi chị biết về tình trạng mười công đát gặt được tám giạ của nhà thằng Cộc, chị đã thốt lên “Trời ơi, ruộng gì mười công đất chỉ gặt được có tám

giạ thôi?” [17; tr.17] mà không hề lo lắng rằng thằng Cộc sẽ phật ý. Hay cả thằng Cộc,

đứa trẻ nhỏ tuổi hơn cả chị nhổ bồn bồn, cũng nói với chị hết sức thoải mái “Tui lạy chị,

đừng có nhắc chè, nhắc xoài nữa tui thèm muốn chết đi” [17; tr.18] và khi thằng Cộc nói

với ông nội nó, người mà nó kính trọng hơn ai hết, cũng như vậy: “Cây mắm? Sao tui

không nghe nói đến cây ấy bao giờ?’ [17; tr.26]. Tương tự, Sáu Sửu và ả hồ ly lần đầu

gặp nhau cũng chẳng có sự kiêng dè nhau, anh Sáu hỏi: “Ở đây không sợ mang tội à?” thì ả hồ ly đáp lại bằng một câu hỏi dò xét: “Chớ còn anh?” [17; tr.49] nhằm lảng tránh việc trả lời câu hỏi của anh Sáu. Cách đối đáp sỗ sàng, có phần bất lịch sự như vậy có thể là vì cả hai đều là những kẻ giang hồ, trình độ văn hóa thấp, tuy nhiên nếu ta nhìn vào nhân vật Tôn trong Pì Pế hán, ta sẽ hiểu nó không hoàn toàn như vậy. Tôn là một thi sĩ với tài văn đang nở rộ, vì thế, Tôn ắt hẳn là một nhà trí thức, một nhà văn hóa tài ba. Thế nhưng khi Tôn cất giọng hỏi á xẩm, Tôn vẫn nói rất ngắn: “Có biết bản Tàu xưa chăng?” [17; tr.77]. Hoặc với nhân vật á xẩm, một nghệ sĩ đánh đàn đã quá thời ắt hẳn cũng không phải là những kẻ “đầu đường xó chợ”, bên cạnh đó, xét về vai vế, cô là người đang phục vụ cho khách (là Tôn), vậy mà khi cô hỏi Tôn, cô rằng: “Khách đi ăn cao lâu mà cũng dầm mưa

về bộ như nhạc sĩ nghèo à?” [17; tr.78]. Từ đó có thể thấy rằng, việc tác giả cho các nhân

vật đối thoại với nhau một cách bộc trực như vậy không nhằm mục đích thể hiện những nhân vật đó là những người nói năng cục mịch, thô lỗ, bất lịch sự mà đó chính là sự tái hiện cách nói năng đặc trưng của những con người vùng Nam Bộ hết mực mộc mạc, chân thành, không dấu diếm, che đậy. Thậm chí, trong lời trần thuật của Bình nguyên Lộc, chúng tôi cũng chưa thấy có sự xuất hiện của các yếu tố này. Chúng tôi lý giải điều đó là vì Bình nguyên Lộc cũng là một con người được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam bộ, chính vì thế mà ngay cả cách viết văn của ông bao giờ cũng toát lên dấu ấn ngôn ngữ của con người phía Nam.

Vì những câu văn đậm tính khẩu ngữ như vậy mà có rất nhiều người không đánh giá cao tài năng của Bình nguyên Lộc, cho rằng chúng không xứng đáng với hai tiếng “văn chương”. Thế nhưng, sự mộc mạc, giản dị mà nồng ấm đó mới chính là những điều tạo nên phong cách Bình nguyên Lộc, là những điều đã đưa ông vào hàng ngũ các thế hệ nhà văn miền Nam Việt Nam vô cùng tài hoa và được biết bao thế hệ bạn đọc ngưỡng mộ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Thông qua chương 4, chúng tôi đã đi vào phân tích tầm tác động của các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đối với văn bản của Bình nguyên Lộc. Trong đó:

- Đối với tầm tác động của các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đối với nội dung phản ánh của tác phẩm, chúng tôi đã đi vào chứng minh chúng có khả năng góp phần vào việc phản ánh những thực tại, tạo nên những tình tiết nghệ thuật đặc sắc để tác giả gởi gắm những quan niệm, triết lí, tâm tương và khả năng bộc lộ một niềm tin mãnh liệt vào sức sống, tương lai, nhân tính, phẩm chất của con người.

- Đối với tầm tác động của các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật, chúng tôi đã đi vào chứng minh chúng có khả năng góp phần vào việc khắc họa nên những nét tính cách, phẩm chất vô cùng đặc trưng, độc đáo, không thể trộn lẫn của nhân vật.

- Đối với tầm tác động của các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Bình nguyên Lộc, chúng tôi đã đi vào chứng minh chúng có khả năng góp phần vào việc thể hiện rõ chất trữ tình trong văn xuôi Bình nguyên Lộc.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên đây là phần trình bày chi tiết về khóa luận tìm hiểu về vấn đề các phương tiện tình thái trong câu văn Bình nguyên Lộc qua một số truyện ngắn. Khóa luận này đã đạt được những kết quả sau đây:

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí thuyết về tình thái và các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái. Đồng thời đã nêu một số những điểm chính trong cuộc đời, sự nghiệp, truyện ngắn, cũng như là những đặc trưng về chủ đề, lối viết của ông. Ở chương 2, chúng tôi đã đi vào khảo sát các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng. Trong đó chúng tôi khảo sát kỉ lưỡng về nhóm các phó từ (bao gồm tiền phó từ và hậu phó từ) và một số tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương. Từ đó chứng minh được rằng tác giả đã sử dụng một hệ thống các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng vô cùng phong phú.

Ở chương 3, chúng tôi đi vào khảo sát các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp. Cụ thể là loại câu ghép chính – phụ, câu tỉnh lược và câu đặc biệt. Trong đó, chúng tôi cũng đưa ra hàng loạt những dẫn chứng để chứng minh cho khả năng biểu đạt nghĩa tình thái đa dạng của các kiểu câu đó.

Ở chương 4, chúng tôi đã đi vào phân tích tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với văn bản truyện ngắn Bình nguyên Lộc. Cụ thể chúng tôi xét đến tầm tác động của chúng ở ba phương diện: nội dung phản ánh, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật và phong cách ngôn ngữ Bình nguyên Lộc. Qua đó cho thấy phương tiện tình thái là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cấu thành một tác phẩm văn học.

Qua đây, có thể thấy rằng phương tiện tình thái là một bộ phận không chỉ mang ý nghĩa là những phương tiện để truyền tải nội dung tác phẩm, mà nó còn truyền tải cả những tâm tư, quan niệm của nhà văn. Đồng thời, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của các phương tiện tình thái không chỉ trong văn chương mà còn trong đời sống thường ngày của con người.

PHỤ LỤC

Dưới đây là một số dẫn chứng thuộc phạm vi khảo sát (đã loại trừ những dẫn chứng đã trích dẫn và phân tích trong khóa luận):

1. CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI TỪ VỰNG

1.1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ đoạn vị từ

1.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm (Tiền phó từ)

KHÔNG

(1) Màu xanh của chim thằng chài đẹp không có màu xanh nào sánh kịp.

(2) Thà là không được ăn, chớ còn ăn một chút xíu thì cái vị của món ăn còn chọc

thèm hơn bao giờ cả.

(3) Họ hay kể chuyện xóm làng, chuyện đám cưới, đám ma, đám hát, đám cung

đình, tóm lại là tất cánh hoạt của làng mạc mà từ lâu Cộc không thấy và ngậm

ngùi tưởng nhớ như nhớ những kỉ niệm xa xôi.

(4) Thành ra ruộng nhà nó mang một hình tròn kì dị, không tròn đều đặn vì không

ai chỉ huy được sự cháy rất là rắn mắt của ngọn lửa.

(5) Họ cất vây tứ phía ngôi đất thánh và vòng vây cứ càng ngày càng xiết chặt lại,

người chết không còn lối nào để thoát ra được nữa cả.

(6) Không bao giờ người sống và kẻ chết lại sát cánh nhau đến thế.

(7) Ông đã chết rồi, ông choán đất làm gì cho nhiều, trong khi tôi không có lấy

một vuông nhỏ để mà cắm cây cột gỗ; vậy ông thứ lỗi nhé!

(8) Đất thánh không phải ở giữa rún đất nên không đọng nước. (9) Qua mặt á xẩm, Tôn không đừng được, day lại nhìn.

(10) Tự nhiên không bảo nhau mà á xẩm và họ đều chạy vội vào núp dưới hàng

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)