VI. Dự kiến đóng góp:
3.2.1.4. Câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ mục đích – sự kiện
Câu ghép chính – phụ biểu thị mối quan hệ mục đích – sự kiện là loại câu ghép mà vế chính biểu thị nghĩa sự tình về sự kiện và vế phụ biểu thị nghĩa sự tình về mục đích.
Kiểu câu này biểu thị nghĩa sự tình rằng sự vật, hiện tượng, hoạt động, tĩnh chất này là mục đích, động lực khiến một sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất khác diễn ra. Qua đó diễn tả nghĩa tình thái rằng tác giả muốn khẳng định mối quan hệ mục đích – sự kiện giữa hai sự tình, tùy từng trường hợp mà khẳng định tính thực hữu hoặc không thực hữu của sự tình. Khi vị trí vế chính và vế phụ bị đảo, nghĩa tình thái sẽ khác với khi chưa bị đảo. Khảo sát trong một số truyện ngắn của Bình nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy rằng tồn tại 8 câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ mục đích – sự kiện, tuy nhiên lại không tồn tại câu nào có vế chính và vế phụ bị đảo khác đi so với thứ tự được quy ước.
(80) Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng. (Rừng mắm)
+ Nghĩa sự tình: Thể hiện hành động ngã xuống của người đi trước nhằm hướng đến mục đích là con cháu được hưởng.
+ Nghĩa tình thái: Ông nội thằng Cộc khẳng định mối quan hệ giữa hai sự tình “họ ngã gục” và “con cháu được hưởng” có mối quan hệ mục đích – sự kiện với nhau; đồng thời ông cũng khẳng định tính thực hữu của hai sự kiện này. Với các vế câu được sắp xếp đúng với trật tự được quy ước cho thấy ông nội thằng Cộc nhấn mạnh vào mục đích, thể hiện mong muốn của những người đi trước là con cháu của mình được hưởng một tương lai tốt hơn.
(81) Tức thì cô trao cho Tôn một quyển sổ con ghi tên các bản nhạc, để chàng lựa
chọn, Việt có, Tây có, Tàu phần nhiều.
+ Nghĩa sự tình: Thể hiện việc á xẩm đưa quyển sổ con ghi tên các bản nhạc cho Tôn nhằm mục đích là Tôn lựa chọn bài nhạc.
+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định mối quan hệ giữa sự tình “cô trao cho Tôn một quyển sổ con ghi tên các bản nhạc” với sự tình “chàng lựa chọn” là mối quan hệ mục đích – sự kiện, đồng thời khẳng định tính thực hữu của hai sự tình đó. Tác giả nhấn mạnh vào mục đích “chàng lựa chọn” để thể hiện mong muốn của á xẩm là có tiền để sống qua ngày.
Sau khi khảo sát và phân tích một số ví dụ dẫn chứng thuộc phạm vi ba truyện ngắn của Bình nguyên Lộc, có thể thấy được rằng tuy tác giả không vận dụng nhiều kiểu câu này trong các truyện ngắn của mình nhưng chúng lại là những kiểu câu có khả năng biểu đạt nghĩa tình thái tốt. Không những vậy, khi trật tự các vế câu khác đi, nó lại tạo ra nét nghĩa tình thái mới, diễn tả điều mà người phát ngôn và cũng là tác giả muốn nhấn mạnh. Đó chính là những lí do khiến chúng tôi quyết định khảo sát và phân tích kiểu câu ghép chính – phụ thay vì các kiểu câu ghép khác.