VI. Dự kiến đóng góp:
4.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nội dung câu chuyện
Trong ba truyện ngắn thuộc phạm vi khảo sát, có thể thấy được rằng chúng có nội dung hoàn toàn khác nhau: Rừng mắm nói về một gia đình đã di cư và cố gắng lập nghiệp ở vùng đất phía Nam khắc nghiệt; Ba con cáo nói về cuộc sống của một con chồn, một
tên sát nhân và một cô gái làng chơi ở một bãi tha ma; và Pì Pế Hán nói về cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa một nhà văn đang trên đà phát triển với một á xẩm (từ dùng của Bình nguyên Lộc) đã qua thời xuân sắc.
Với Rừng mắm, tác giả đã phản ánh một hiện thực khách quan về những đoàn
người di cư thời đó. Chỉ bằng một câu ghép đẳng lập, tác giả gợi lên cả một quá trình một gia đình dắt díu nhau hướng về vùng đất phía Nam “Nhưng không biết sao một hôm, tía
nó bán chiếc chòi lá đi, rồi ông nội nó, tía nó, má nó và nó, một đứa bé mười tuổi, kéo nhau xuống chiếc xuồng cui, một thứ xuồng to mà người ta gọi là xuồng mẹ, ghe con” cho
phú, tươi đẹp, tấp nập, đông vui. Rồi “họ đi lang thang từ rạch hoang vắng này đến kinh
hiu quạnh nọ” nhưng điểm để lại là “nơi cái xó không người này mà ông nội nó đặt tên là xóm Ô Heo”. Ở đó, họ bắt đầu một cuộc sống mà mỗi ngày đều là một cuộc chiến với
thiên nhiên, sẵn sàng để quật ngã họ bất cứ lúc nào “khí hậu tàn ác: nóng ẩm, còn muỗi
mòng thì quơ tay một cái là nắm được cả một nắm đây”[17; tr.12], “mắt Cộc bỗng dưng như đổ hào quang trước ánh nắng tháng mười. Không khí bị đốt cháy đang rung rinh như nước xao, và nó tưởng chừng như máy nhà lá nó, đen thui dưới kia, sắp cháy đến nơi”[17;
tr.22]. Phó từ phủ định “không” cùng với phó từ hạn định “chỉ” cho thấy một cuộc sống thiếu thốn nhiều thứ “cho đến tiếng cho sủa, tiếng gà gáy nó cũng không nghe từ lâu” [17; tr. 12], “họ hay kể chuyện xóm làng, chuyện đám cưới, đám ma, đám hát, đám cung đình,
tóm lại là tất cả sinh hoạt làng mạc mà từ lâu Cộc không thấy và ngậm ngùi tưởng đến như nhớ những kỉ niệm xa xôi” [17;tr.13], “không có quán, tiệm gì hết” [tr. 17], “không có biết món ngọt là gì” [17; tr.18], “nó chỉ có một chiếc quần xà lỏn trên người” [17; tr.23],
trồng trọt thì luôn thất thu “mười công đất chỉ gặt được có tám giạ” [17; tr.17] Thậm chí, ở vùng đất đó, con người cũng trở nên khó gặp gỡ, “Cộc chưa thấy con gái lớn” [17; tr.21] đến mức khiến thằng Cộc trở thành một con người... “thèm người”. Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng con người sống nơi đó không những chẳng bao giờ chịu khuất phục “Thằng
Cộc ngạc nhiên mà vẫn thấy sao người vẫn không chết”[17; tr.12] mà còn chưa bao giờ
nghi hoặc tương lai của họ. Họ sống với đầy đủ lòng tin về một tương lai “sắp được
hưởng tuy không nhiều, mà rồi sẽ nhiều”, “sẽ gọi dân gặt ở xa tới”, “sẽ lấy vợ cho con, rồi thiên hạ sẽ bắt chước tràn tới đây mà phá rừng, vùng Ô Heo sẽ sầm uất”, “nước sẽ ngọt một khi đất thuần”, “chè thì sẽ có lu bù” [17; tr.27-28]. Bình nguyên Lộc đã xây
dựng nên một hoàn cảnh sống hết sức thiếu thốn, khổ cực trong một vùng thiên nhiên khắc nghiệt của dân di cư luôn tin tưởng vào cuộc sống, luôn nghĩ cho các thế hệ mai sau, thông qua đó, ông bộc lộ biết bao sự đồng cảm, yêu thương, nể phục và sự tin yêu đối với những con người chất phát, mộc mạc ấy.
Ở truyện ngắn Ba con cáo, Bình nguyên Lộc lại phản ánh một hiện thực hoàn toàn khác. Đó không còn là câu chuyện về những người di cư chống chọi với thiên nhiên nữa, mà đó là câu chuyện về những kẻ bất hảo sống chung với nhau trên đất của người chết. Bằng hàng loạt các phó từ đứng sau, không gian câu truyện mở ra với không khí rùng rợn, lạnh lẽo “thánh giá trắng đứng mơ hồ trong ánh sáng lờ mờ của nghĩa địa, sắp thành
hàng ngũ đông đúc, nhánh ngang của thánh giá trông mường tượng như những cánh tay người giăng ra để đón bắt ai”, “từ một ngôi mả cũ đằng xa, một ánh lửa lóe lên, nhỏ bằng ngón tay, từ từ bay lên cao rồi đi bơ vơ qua các hàng thánh giá” [17; tr.40]. Vậy mà ở
giữa không gian rùng rợn đó, hằng ngày vẫn luôn xảy ra các cuộc xâm lấn của người sống vào đất của người chết – khu nghĩa trang “Ban đầu vài người mạo hiểm cất nhà ngay trên
ranh đất thánh. Thấy không ai nói gì, một số người khác lách qua khỏi mấy cái nhà vừa cất lên, để vô trong mà xây cất” [17; tr.41]. Trong đó có anh Sáu, một kẻ trộm cắp và giết
người, và ả hồ ly, một cô gái của làng chơi, lần lượt cất nhà ngay trên các ngôi mộ để tránh công an và lính kiểm tục. Hai con người ấy cùng với một con chồn chính hiệu “chịu
đựng nhau để sống chung nhau”, “họ khác nhau ý tứ, phong tục ,thói quen, lối sống, nhưng cả ba con cáo đều có một nỗi băn khoăn chung là cả ba đều sợ” [17; tr.50]. Vì đều
là những kẻ bất hảo như nhau nên ở họ có sự đồng cảm và cũng không cần che giấu bất cứ điều gì về cuộc đời giang hồ của họ. Tưởng chừng như ba con cáo sẽ tiếp tục sống với nhau hòa thuận như thế nhưng cuối cùng, vì cái đói, cái nghèo, anh Sáu đã phản bội con chồn bằng cách giết thịt nó, kế sau đó là ả hồ ly “bán đứng” anh Sáu cho công an để lấy tiền thưởng. Thông qua câu chuyện, tác giả Bình nguyên Lộc tái hiện một hiện thực khắc nghiệt trong đời sống tâm hồn của con người: họ đã trở nên lạnh lùng, vô cảm. Với quan niệm của người Việt Nam xưa nay, con người ta luôn có một sự kiêng dè nhất định đối với những người đã quá cố, cho nên họ sẽ tránh làm những việc mang ảnh hưởng xấu đến người chết. Thế mà giờ đây, họ ngang nhiên xây nhà lên khu nghĩa địa với thái độ ngang ngược “Ông đã chết rồi, ông choán đất làm chi cho nhiều, trong khi tôi không có lấy một
vuông nhở để mà cắm cây cột gỗ; ông thứ lỗi nhé! Rồi ngày sau tôi cũng hoàn lại đất như ông vậy mà; trần gian này chỉ là cõi tạm thôi, tranh nhau làm gì!” [17; tr.42]. Rồi khi
thấy một cái nhà xuất hiện ngay trên ngôi mộ to nhất, đẹp nhất, phức tạp nhất của nghĩa địa, ban đầu con người cũng tò mò, thế rồi “họ đành thôi”, “mắt họ quen đi”, “họ nhận
cho nó ở đó mà không bàn tới bàn lui gì nữa cả” [17; tr.43]. Hay khi anh Sáu giết và cùng
với ả hồ ly ăn thịt con chồn, “họ cũng biết xúc cảm, nhưng chỉ xúc cảm vậy thôi”, “họ nhỏ
trên máu con chồn vài giọt nước mắt rồi ăn thịt nó liền mà không nghe nhờm răng” [17;
tr.54]. Như vậy mới thấy, con người sao mà lạnh lùng quá, ác độc quá, họ chỉ sống vì cái no, cái ấm của bản thân mà không hề quan tâm đến những điều khác. Không gian lạnh lẽo khiến lòng người co lại hay chính vì lòng người đã hóa băng nên mới làm cho không gian hiu hắt? Bình nguyên Lộc đã thực sự bộc lộ thái độ phê phán, đồng thời cũng là những trăn trở của ông về nhân tính thông qua nội dung phản ánh của câu truyện.
Đến với câu truyện thứ ba trong phạm vi khảo sát – Pì Pế Hán – ta lại có một chủ đề hoàn toàn khác. Tác giả Bình nguyên Lộc phản ánh hiện thực về đời sống của những người nghệ sĩ, dù đó là những con người đang trong giai đoạn nở rộ về tài năng hay đó là những người đã héo úa lúc về già. Câu truyện chỉ đơn giản là kể về một cuộc gặp gỡ giữa một nhà thơ – Tôn – và một á xẩm tại một quán rượu Trung Hoa, Tôn là khách uống rượu, còn á xẩm là thành viên của một đoàn người chơi đàn, phục vụ cho khách trong quán đó. Từ ngay khi đoàn chơi nhạc bước vào phòng của Tôn, chàng đã ngay lập tức cảm thấy xót xa cho những người nghệ sĩ này “Thật là đau lòng! Một nhạc sĩ Việt Nam đàn đệm ở nhà
hàng thường than số phận tủi nhục của người nghệ sĩ, đêm đêm phải đánh đĩ ngón đàn để giúp vui cho một mớ người hành lạc say mê trước ly rượu hay trước một người đàn bà, thờ ơ không biết có tiếng đàn, không biết có một người nghệ sĩ nhiều khi thanh cao hơn họ, đang phụng sự họ, để được sống những ngày cam khổ” [17; tr.76]. Đó là nỗi khổ tâm
đến từ tâm hồn của một thi sĩ luôn rung động với cái bi, nhưng đó cũng là sự rung động của một con người quý trọng tài năng đối với những người nghệ sĩ chân chính bị khinh rẻ trong cuộc đời. Sự gặp gỡ với cô á xẩm đàn vi-ô-lông khiến “bỗng chút Tôn nhớ lại
Họ chia tay nhau để ra về nhưng Tôn, một lần nữa, lại gặp cô á xẩm, và dường như có một điều gì đó khiến “Tôn không đừng được, day lại nhìn” á xẩm. Có thể điều khiến Tôn quay lại chính vì lòng cảm thương đối với người nghệ sĩ đánh đàn còn chưa dứt sau cuộc gặp gỡ trong quán rượu kia, nay lại được gặp khiến Tôn lại để tâm đến cô. Họ cùng đứng với nhau để trú mưa và Tôn lại chợt nhớ đến “Tỳ bà hành”, anh hỏi cô nhưng mất một lúc lâu cô mới nhận ra ý của Tôn nên đã khiến cô vô cùng mừng rỡ. Thế rồi sự vui vẻ đó không kéo dài được bao lâu khi á xẩm chợt nhớ đến ý nghĩa của bài thơ. Cô buồn và có lẽ là cô đã khóc “Bỗng Tôn nghe cô ta nấc lên mấy tiếng” rồi cô lặp lại tên của bài thơ một các thổn thức “Pì Pế Hán! Pì Pế Hán!” [17; tr.82]. Đây là truyện ngắn mang đầy sự triết lý nhất trong số ba truyện thuộc phạm vi khảo sát. Cốt truyện không có quá nhiều các sự kiện nhưng nó lại chứa đầy những trăn trở của Tôn, hay của chính tác giả Bình nguyên Lộc về những nhà văn nghệ sĩ chân chính. Qua đó không chỉ là ta có thể thấy được sự cảm thương của Bình nguyên Lộc đối với những con người tài năng đó, mà đó còn là sự cảm thương cho chính số phận đã theo nghiệp cầm bút của mình.
Thông qua nội dung được phản ảnh của cả ba truyện ngắn trên, có thể thấy được Bình nguyên Lộc đã tiếp cận đến với nhiều cuộc đời khác nhau, nhiều kiếp sống khác nhau để mà giao thoa, để mà đồng cảm, để rồi nhận ra những cái bi, cái hài, cái đáng phê phán, cái đáng thương,... trong những số phận kia. Ba câu truyện là ba chủ đề, ba hệ thống nhân vật hoàn toàn khác nhau, không có một chút liên quan đến nhau, nhưng không phải vì thế mà giữa chúng không có điểm chung. Ở cả ba câu truyện, tác giả đều phản ánh một niềm tin, một niềm hi vọng vào thực tế kia, cho dù đó là thực tế xấu xa, thối nát đến nhường nào. Ở đoạn cuối của Rừng mắm, tác giả đã cho Cộc tỉnh ngộ bằng những lời tâm sự như rứt ruột của ông nội nó “Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn.
Đời con là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau”, “Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi”
[17; tr.27]. Niềm tin của những con người chân chất đó được tác giả phản ánh bằng hàng loạt các phó từ chỉ quan hệ sự tình với thời gian tương lai: “Tràm sẽ khỏi buồn nữa”, “sẽ
gọi dân cấy gặt ở xa tới để phụ lực”, “tía con sẽ cưới vợ cho con”, “thiên hạ sẽ bắt chước tràn tới đây”, “vùng Ô Heo sẽ sầm uất”, “tràm hết buồn vì sẽ đẻ ra cau, dừa, xoài, quít đầy nhà”, “nước sẽ ngọt một khi đất thuần”, “sẽ có chè để ăn”, “người ta sẽ đồn đất Ô Heo thuần” [17; tr.27-28]. Những niềm hi vọng đó cũng phản ánh chính niềm tin của tác
giả vào tương lai tốt đẹp hơn của những con người lao động đã hết mình hi sinh vì thế hệ mai sau. Trong truyện Ba con cáo, như đã trình bày trên, cả truyện xoay quanh hiện thực về sự thờ ơ, vô cảm của con người, nhưng ở cuối truyện, ta vẫn thấy le lói một chút ánh sáng của tình người. Ả hồ ly – một cô gái làng chơi – đã nhận ra sự mất dần đi tính người trong mình “Trời ơi! Kéo cuộc đời nhơ nhớp này biết đến bao giờ mới thôi?”, “Hồ ly rùng
mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người”, rồi chị hứa “ngày mai tôi sẽ ra khỏi chốn này và ra khỏi vực đen của đời tôi nữa” [17; tr.55-56]. Dường như ả hồ ly đã thực
đối với người. Nay tác giả đã cho ả nhận ra điều đó, cho thấy rằng tác giả cũng tin tưởng vào sự hoàn lương của con người. Tuy đó chỉ là lời hứa về tương lai chưa biết chắc của một kẻ bất hảo, nhưng với những câu bộc lộ cảm xúc trực tiếp, tác giả đã cho người đọc phần nào có niềm tin vào sự những sự chuyển biến đó. Những niềm hi vọng đó vẫn được nối tiếp đến truyện Pì Pế Hán. Ở phần cuối của câu chuyện, khi nhà thơ nhắc với á xẩm về Tỳ bà hành, á xẩm đã cảm thấy buồn vì cô thấy chính mình trong bài thơ đó của Bạch Cư Dị, đồng thời cô cũng liên tưởng Tôn với Bạch Cư Dị khi bị đày làm Tư Mã Giang Châu “và chắc cô cũng đã liên tưởng đến một vạt áo lam hoen bụi viễn tái” [17; tr.82]. Có thể Tôn đã hiểu ý ánh nhìn của cô. Á xẩm khóc nhưng Tôn thì không “viên Tư Mã tưởng
tượng của đất Giang Châu không cho lệ thấm lam y vì trong giây phút trấn tĩnh, hắn thấy mình chưa chịu chiến bại như ả ca nhi kia” [17; tr.82]. Đó là nhờ vào lòng tin của Tôn
đối với tương lai mà anh sẽ tiếp tục bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Đó cũng chính là niềm tin vào tác giả vào Tôn, cũng như là niềm tin của tác giả đối với khả năng sáng tạo của bản thân và đối với tấm lòng của các thế hệ người đọc của ông.
Nhìn chung, cả ba câu truyện trong phạm vi khảo sát đều hướng đến phản ánh những thực tại khác nhau, thông qua các phương tiện tình thái, tác giả gởi gắm vào đó nhiều quan niệm, triết lí, tâm tương khác nhau nhưng cuối cùng, tác giả vẫn luôn bộc lộ một niềm tin mãnh liệt vào sức sống, tương lai, nhân tính, phẩm chất của con người. Nhờ vào các phương tiện biểu thị tình thái, người đọc đã thật sự ra cái tình, cái thuần hậu trong các trang văn và cũng như là trong con người của tác giả Bình nguyên Lộc.
4.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với các tình tiết nghệ thuật
Tình tiết nghệ thuật là các sự việc dẫn đến sự xoay chuyển trong đời sống của cá nhân vật trong truyện, khiến họ bộc lộ bản chất, qua đó người đọc có thể nhận thấy được tư tưởng, quan niệm của tác giả.
Trong Rừng mắm, có thể nói tình tiết đã làm xoay chuyện cuộc sống của các nhân
vật chính là cuộc gặp mặt giữa Cộc và chị nhổ bồn bồn ở trên Ô Heo. Gặp chị, thằng Cộc mới biết “chỉ có một đứa em gái ngộ lắm” [17; tr.15], “trắng lắm” [17; tr.18]. Câu nói của chị “Trời ơi, ruộng gì mười công đất chỉ gặt được có tám giạ thôi?” [17; tr.17] cũng đã khiến thằng Cộc nhận thức được rằng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên như thế này,