VI. Dự kiến đóng góp:
4.2.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả
được phát triển và chứa đựng biết bao cảm xúc của tác giả. Hệ thống các phương tiện tu từ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tình tiết đó một cách cụ thể, sinh động và tràn đầy cảm xúc, không chỉ thể hiện được các sắc thái tình cảm của nhân vật mà con thể hiện được điều mà tác giả muốn truyền tải.
4.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật
Nhân vật là đại diện cho một kiểu người, một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội. Người sáng tạo xây dựng nên một hình tượng nhân vật nhằm cá tính hóa, cụ thể hóa nhưng cũng đồng thời là khái quát hóa những điều đó. Thông qua hình tượng nhân vật, tác giả gửi gắm đến các thể hệ bạn đọc biết bao quan điểm, thái độ của mình về hiện thực của đời sống trong văn bản. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân vật mà mình tạo ra là chỉ có một, là một cá thể mang những điểm khác biệt, không thể trộn lẫn, “có độ nhận diện cao” đối với độc giả. Đó còn dựa vào cái tài điều khiển ngôn từ của nhà văn. Trong ba truyện ngắn thuộc phạm vi khảo sát, Bình nguyên Lộc đã thực sự tạo nên các nhân vật gây ấn tượng mạnh, đem nhiều cảm xúc cho người đọc: Trong Rừng mắm, có thể kể đến nhân vật thằng Cộc; trong Ba con cáo là nhân vật Sáu Sửu và ả hồ ly; trong Pì Pế
Hán là nhân vật Tôn.
4.2.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả nhân vật vật
4.2.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả nhân vật Cộc trong Rừng mắm nhân vật Cộc trong Rừng mắm
Hình tượng nhân vật được hiện lên đầu tiên là nhờ vào sự miêu tả, trần thuật của tác giả. Trong Rừng mắm, thằng Cộc được tác giả miêu tả với một vẻ bề ngoài rắn rỏi
“Cộc mới mười lăm, nhưng cao lớn gần bằng người đàn ông kia. Mình trần của nó nổi u
nổi nần những bắp thịt rắn như nắn bằng đất sét gắn vào đó rồi nung cho đen và cứng”
[16]. Đó chính là vẻ đẹp về hình thể của những con người lao động, đặc biệt ở vùng Nam Bộ, với khí hậu nóng nực và ánh nắng mặt trời chói chang lại càng khiến cho thân hình kia trên nên săn chắc, khỏe mạnh, đầy sức sống. Với thân hình ấy, thằng Cộc cũng có những rung động đầu tiên của tuổi trẻ, tuy nó chẳng nói ra với ai, nhưng thông qua lời miêu tả của tác giả, ta có thể thấy rõ điều đó. Thằng Cộc “bị một hình ảnh mới quyến rũ,
“những cô gái lớn chưa thấy hình ấy, mà đã có tiếng kêu được, chúng âm thầm gọi Cộc,
tiếng gọi như văng vẳng đâu trong không trung” [17; tr.21], “ừ, nó sẽ hò đối đáp với con Thôi”, “Nếu con Thôi mà hỏi đố nó câu ấy chắc nó phải ngậm câm cho dẫu được phép trả lời bằng văn xuôi” [17; tr.23]. Nó liên tục nhớ đến những cô con gái lớn, đặc biệt là hình
ảnh của con Thôi, người mà nó đã cảm mến chỉ qua lời miêu tả của chị nhổ bồn bồn và anh gác cuốc. Đó là một thứ tình cảm trong sáng và tha thiết, bắt nguồn từ sự “thèm người” của thằng Cộc, cộng với cái bản chất tò mò của một thanh niên đang trưởng thành. Âu đó cũng là điều dễ hiểu.
Lúc thằng Cộc đang quan sát những con chim ngay từ đầu tác phẩm, tác giả miêu tả “Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức”. Khi còn đang quan sát chim bói cá, ánh mắt của thằng Cộc lại bị “một đàn cò lông bông bay
qua đó, đủ làm cho thằng nó quên thằng chài ngay” [17; tr.11]. Không phải ngẫu nhiên
mà tác giả lựa chọn miêu tả thằng Cộc lúc nó ngắm những con chim kia bay lượn. Từ lâu, chim là biểu tượng của sự tự do, tự tại, phóng khoáng, của sự không giới hạn về khả năng. Chính vì thế mà việc thằng Cộc ngắm chim cũng chính là việc thằng Cộc đang thầm ngưỡng vọng đến sự tự do kia, tức thằng Cộc đang muốn rời xa cuộc sống gò bó ở U Minh – nơi khí hậu đã khắc nghiệt mà thú vui cũng chẳng có. Suy cho cùng, tuy cơ thể của nó đã trưởng thành, nhưng tâm hồn của thằng Cộc vẫn chỉ là một đứa trẻ yêu tự do. Thằng Cộc rất thèm ngọt, cũng như những đứa trẻ khác thích ăn kẹo, “có vườn cây trái,
có nước ngọt quanh năm” [17; tr.11], “nó sướng như có lần tía nó cho nó ăn một cục đường từ nơi xa mang về” [17; tr.12], “nó tiếp tục thèm chè, thèm xưng xa” [17; tr.20], rồi
nó cũng thích được vui chơi với người ta “có trẻ con để nó làm bạn, để nó đùa giỡn với” [17; tr.11], “Thằng Cộc lại thích lên đó, ban đầu chỉ vì Ô Heo có sức quyến rũ của một
trái cấm. Nhưng về sau, nó đã gặp người nơi đó” [17; tr.13], “nhớ đám cúng đình, nhớ hát bội”[20]. Thằng Cộc vẫn chỉ là một đứa trẻ nên nó chưa bao giờ hiểu được lí do tại
sao ông nội nó, tía nó, má nó và nó lại bỏ lại làng quê trù phú phía sau lưng mà đến đây lập nghiệp, chính vì thế mà ít nhiều, trong nó có những cảm giác tủi thân, buồn bực, vì nó phải sống trong một hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn quá “Ở đây mình có ruộng, nhưng
cũng khổ cả đời. Tui muốn đi quá, đi đâu cũng được, miễn là ở đó có làng xóm, có người ta” [17; tr.21].
Nhưng không phải vì vậy mà thằng Cộc không yêu thương gia đình nó. Biết bao nhiêu lần tác giả miêu tả sự quan tâm của nó đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là đối với ông nội “Nó nhìn ông nội nó rồi chợt nhận ra năm nay ông cụ già quá”, “nó bùi ngùi thương ông, nên dòm ra sân để quên” [17; tr.19], “thằng Cộc nhìn lại ông
nội nó và thương không biết bao nhiêu ông già đã bỏ mồ, bỏ mả ông cha để hì hục năm năm trong đồng chua, nước mặn ở Ô Heo”, “nó nắm chặt tay ông nội nó và thấy ông nội nó giỏi quá” [17; tr.27]. Bằng những phương tiện tình thái, tác giả đã miêu tả thằng Cộc
với những nghĩa tình ấm áp, lay động mà nó dành cho ông nội của nó, người đàn ông lớn tuổi, người đã hy sinh tất cả để con cháu được hưởng.
Tác giả miêu tả thằng Cộc thông qua các sự tình cùng với những phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đã thực sự khắc họa nên nhân vật Cộc một cách cụ thể từ ngoại hình, đến sự biến đổi về mặt tâm lí. Thông qua sự miêu tả đó, ta có thể thấy hình ảnh của một thằng Cộc có ngoại hình khỏe mạnh, cường tráng, đã có những rung động đầu đời nhưng cũng rất trẻ con và sống vô cùng tình nghĩa.
4.2.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả nhân vật Sáu Sửu và ả hồ ly trong Ba con cáo nhân vật Sáu Sửu và ả hồ ly trong Ba con cáo
Với câu truyện Ba con cáo, nhân vật trung tâm chính là Sáu Sửu và ả hồ ly. Nhìn chung, tác giả xây dựng hai nhân vật này đều là những kẻ giang hồ với những công việc và quá khứ tày trời.
Về nhân vật Sáu Sửu, tác giả không hề khắc họa về ngoại hình mà ngay từ đầu truyện ngắn, tác giả đã miêu tả “Mặc dầu là tay “bán trời không mời thiên lôi”, Sáu Sửa
vẫn nghe rùng rợn khi nhìn ra ngoài” [17; tr.40]. Hắn chính là một thằng ăn cắp, lừa đảo
và cướp giật “trước khi lường gạt và cướp giựt, anh cũng đã đi ăn cắp gà như chú chồn
này vậy”, “ngày nay anh thôi ăn cắp, nhưng lại biến thành con cáo già chuyên môn gạt gẫm thiên hạ” [17; tr.45]. Anh còn là một kẻ giết người không gớm tay “anh đã giết người, mà nhớ ra là anh đã không nghe mảy may sợ hãi” [17; tr.54]. Một kẻ xấu xa, đê
tiện lại rất dễ đồng cảm với những kẻ xấu xa và đê tiện khác. Anh Sáu dễ dàng đồng cảm và thân thiết với con chồn khi thấy nó tha về một con vịt. Sự đồng cảm đó nảy sinh từ tình “đồng đạo” tức là đồng đạo chích. Theo sau đó, anh lại nhanh chóng thân thiết với cả ả hồ ly, cũng là một kẻ chuyên đi ăn cắp mà không phải ăn cắp tiền, hay đồ vật, mà chính là “ăn cắp” chồng của người khác. Sự đồng cảm của anh Sáu đối với những đối tượng như vậy liệu có được gọi là tình người chân chính? Với sự gan lì như thế, không ngạc nhiên khi Sáu Sửu không hề có cảm giác kiêng dè với người chết. Anh ngang nhiên đem “một
mái nhà lá dựng ngay trên ngôi mộ cổ ấy” [17; tr.43] mà lại là ngôi mộ đồ sộ nhất, lâu đời
nhất và phúc tạp nhất khu nghĩa địa, chứng tỏ nó không phải là một ngôi mộ bình thường như những ngôi mộ bên cạnh. Đó chính là sai lầm của anh Sáu khi phạm phải một ngôi mộ thiêng. Đó không chỉ là sự ích kỉ mà còn là thái độ lạnh lùng, thờ ơ với những điều xung quanh. Anh chọn việc xây nhà trong nghĩa địa vì anh biết với địa hình ở nơi đó, anh có thể dễ dàng ẩn náu và tránh bị công an bắt, anh cứu con chồn để anh không còn lo việc rắn rít ở dưới nhà lá của anh, anh chỉ “xem qua thì biết nữ tướng thuộc vào hạng người
nào trong xã hội rồi” [17; tr.49]. Cuộc đời của anh đã mài dũa cho anh sự nhanh nhẹn
tinh ranh đó. Anh Sáu đã được tác giả khắc họ như là một kẻ “coi trời bằng vung”, coi thường tất cả, sống mặc kệ, ích kỉ với những người khác nhưng với những kẻ xấu xa giống như mình lại hết sức gần gũi, ra sức bảo vệ và chăm sóc.
Nhân vật ả hồ ly lại được tác giả miêu tả ngay qua về bề ngoài “Chị không có vẻ
lao động chút xíu nào hết. Móng tay chị đỏ choét và nhọn hoắt, nước da mặt của chị bị phấn ăn, chỗ thì mét chằng, chỗ thì thâm đen sì, mắt chị mệt đừ và sâu hóm như mắt cô đào hát bội”, “y phục của chị cũng không phải y phục của những kẻ đầu tắt mặt tối: lai quần gắn ren, áo cổ bà lai thêu rằn rịt xanh đỏ, tóc thì kẹp thành đuôi ngựa, cột bằng
ruy-băng màu” [17; tr.48]. Ngay ở vẻ bề ngoài, tác giả đã cho người đọc thấy nhân vật ả
hồ ly này không phải là người phụ nữ đô thị đường hoàng, lương thiện, ả “là một thứ hồ
ly không hớp hồn nho sĩ mà chỉ hốt cắc bạc của mấy anh lao động thôi” [17; tr.49]. Giọng
điệu miêu tả đầy mỉa mai của tác giả cho ta thấy thái độ đầy khinh miệt của tác giả đối với nhân vật này. Về hành động của nữ tướng này, ngay từ lúc đầu gặp gỡ Sáu Sửu, ả “bình
tĩnh chào anh Sáu bằng một mỉm cười im lặng” [48] rồi sau đó “mỉm cười giây lát hất hàm hỏi anh” [17; tr.49]. Sự bình tĩnh cùng với hành động “hất hàm” thách thức anh Sáu
chứng tỏ ả chẳng cũng chẳng phải là một kiểu người phụ nữ dịu dàng, đằm thắm gì. Ả cũng là kẻ đã phiêu bạt trong chốn giang hồ từ lâu. Ở ả cũng có sự tinh ranh giống như anh Sáu. Ả đến đây để trốn lính kiểm tục, mặc kệ đây có là nơi thờ cúng người chết, ả cũng nhận ra anh Sáu là người như thế nào, “tuy bắt nạt hắn không được nhưng bắt bồ với
hắn có thể có lợi” [17; tr.49]. Ả biết ngay ả với anh Sáu là những “tay đồng điệu”. Thế
nhưng ả cũng chỉ là đồng điệu với một kẻ cũng xấu xa giống như ả, đó chẳng phải là một tình cảm chân chính. Để rồi cuối cùng, sự suy thoái của tính người lên ngôi, chỉ phản bội lại Sáu Sửu – người đã bên cạnh hàn thuyên với chị, kẻ đã chăm sóc chị lúc đau ốm – chỉ để lấy được tiền thưởng mà nuôi sống bản thân. Hình ảnh “Hồ ly trốn cái nhìn của anh,
ngồi day mặt vô vách lá mà đếm tiền” [17; tr.55] sao mà xót xa khi nó đã bộc lộ rõ bản
chất không có tính người trong ả hồ ly. Như vậy, ả hồ ly hiện ra là một người phụ nữ giang hồ, thô tục, xấu xa, ích kỉ, mất đi tính người.
Tác giả đã khắc họa hai kẻ bất hảo, một người chuyên làm nghề lừa đảo, trộm cắp, luôn coi thường mọi thứ xung quanh, tinh ranh, ích kỉ; một người là gái làng chơi “dày dạn”, khôn lỏi và mất đi nhân tính thông qua những câu văn miêu tả chứa đầy các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, khinh miệt, phê phán, đồng thời là sự đau khổ khi chứng kiến sự mất dần của tính người.
4.2.1.3. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả nhân vật Tôn trong Pì pế Hán nhân vật Tôn trong Pì pế Hán
Với nhân vật Tôn trong Pì Pế Hán, tác giả gần như không miêu tả điều gì về ngoại hình hay hành động mà phần lớn tập trung vào dòng suy tư, chiêm nghiệm của anh.
Tôn hiện lên là một chàng thi sĩ có tài “Tôn là một thi sĩ mà tài thơ đang vào độ
nảy nở tột cùng” [17; tr.79], không những vậy, anh còn là một người quý trọng tài năng
và có niềm thương cảm đối với những người nghệ sĩ nói chung “Thật là đau lòng! Một
nhạc sĩ Việt Nam đàn đệm ở nhà hàng thường than số phận tủi nhục của người nghệ sĩ, đêm đêm phải đánh đĩ ngón đàn để giúp vui cho một mớ người hành lạc say mê trước ly rượu hay trước một người đàn bà, thờ ơ không biết có tiếng đàn, không biết có một người nghệ sĩ nhiều khi thanh cao hơn họ, đang phụng sự họ, để được sống những ngày cam khổ”, anh nhận thấy rằng “họ như van xin cầu khẩn một buổi nghe đàn” [17; tr.76], anh
không nỡ phụ lòng những người nghệ sĩ, nhưng anh cũng không muốn họ phải bán rẻ tài năng ở đây “Tôn lắc đầu trả cuốn sổ lại sau khi lật sơ vài trang”. Thế nhưng á xẩm vẫn kéo bừa một bản, “À, thật là mỉa mai: một người đàn bà Tàu, đờn một bản nhạc Tây cho
nghe tủi thân nghệ sĩ hơn đêm đó”. “cơn lạnh của ả ca nhi kia, có phải chăng là cơn lạnh của chính chàng, của bao nhiêu người nghệ sĩ khác” [17; tr.79].
Rồi từ niềm thương cảm cho những số phận nghệ sĩ chân chính bị ghẻ lạnh kia, anh nhớ đến bản thân mình cũng là một người nghệ sĩ, anh cũng thương xót cho chính bản thân mình “Thế mà chàng đã trải qua những ngày cơ cực, thì còn nói gì vài năm nữa
đây, khi thơ sẽ cạn nguồn, lời sẽ hủ lậu, thì thật là ‘không kẻ đoái người hoài’”. Chàng
hiểu rõ ràng “người ta mời chàng đi ăn đêm hôm nay chỉ cốt để khoe với thế gian rằng
người ta quen với nghệ sĩ, một nghệ sĩ đang lên”, anh cũng nghĩ là anh nên “từ chối mọi cuộc đưa đón mời mọc của những ông nhà giàu thích ké cái thơm lây của văn nghệ sĩ”
nhưng rồi anh cũng không thể từ chối vì “còn khối ông nhà giàu khác chẳng coi văn nghệ
sĩ ra cái cóc rác gì hết thì sao!” [17; tr.80]. Sự miêu tả về suy tư của Tôn đến đây được
tác giả đẩy lên đến đỉnh điểm, phó từ biểu thị nghĩa tình thái phủ định “chẳng”, cộng với từ chêm xen “cóc rác” khiến cho câu văn dường như trở thành câu chửi, nói lên cái bức xúc trong lòng Tôn cũng như là trong lòng Bình nguyên Lộc.
Bình nguyên Lộc tập trung khắc họa Tôn qua dòng suy tư, chiêm nghiệm của anh để làm nổi bật việc anh là con người trí thức, nói thì ít, nhưng quan sát, tư duy thì nhiều.