Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 37 - 43)

VI. Dự kiến đóng góp:

2.2.1.2.1.Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương

nghĩa nối kết, tác động qua lại (29 lần), gia tăng (26 lần). Và trong đó, bên cạnh các nhóm phó từ đứng sau có số lần xuất hiện khá ít, đặc biệt nhóm phó từ đứng sau biểu thị mệnh lệnh (đi, ngay, lên, thôi, với,...) và biểu thị cách thức (lấy) hoàn toàn không có từ nào xuất hiện. Trong phần này, chúng tôi chỉ sẽ trình bày ba nhóm có các phó từ xuất hiện nhiều nhất như đã trình bày trên.

2.2.1.2.1. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương hướng. hướng.

Phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương hướng là nhóm phó từ đứng sau có số lần xuất hiện nhiều hơn cả với các nhóm còn lại. Nhóm phó từ này biểu thị nghĩa tình thái của người phát ngôn lấy chính họ hoặc một sự vật, sự việc nào đó được nhắc đến trong phát ngôn làm tiêu chuẩn xác định vị trí hoặc phương hướng vận động của một sự việc, hiện tượng, hoạt động, tính chất nào đó. Có thể thấy rõ điều này thông qua truyện ngắn của Bình nguyên Lộc. Truyện của ông chứa phó từ đứng sau biểu thị nghĩa tình thái chỉ phương hướng rất đa dạng, như: xuống, lên, đến, ra, vô (vào),... thể hiện rõ ràng sự nhận định, đánh giá của người phát ngôn.

LÊN

- Nghĩa sự tình: diễn tả hướng chuyển động vật lí đến điểm cao hơn hoặc đi đến phía trước của người phát ngôn hoặc sự vật, hiện tượng này đối với sự vật, hiện tượng khác hoặc sự tác động của sự vật này đến bề mặt của sự vật, hiện tượng khác. - Nghĩa tình thái: tùy theo cách nhìn, cách đánh giá của người phát ngôn đối với sự

vật, sự việc, người phát ngôn lựa chọn chính họ hoặc sự vật, hiện tượng nào đó làm chuẩn và diễn tả những hoạt động đi đến điểm cao hơn hoặc đi đến phía trước của sự vật này đối với sự vật khác hoặc sự tác động của sự vật này đến bề mặt của sự vật khác.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(29) Nên chi Cộc nhìn xuồng chèo khuất dạng thì xây lưng tức khắc chạy lên Ô

Heo. (Rừng mắm)

+ Nghĩa tình thái: Vùng Ô Heo nằm trên một cái gò cao, tác giả viết “chạy lên” cho ta thấy ông đang lấy nơi thằng Cộc đang đứng làm tiêu chuẩn, vùng thằng Cộc đang đứng lại thấp hơn so với gò Ô Heo.

(30) Phiến đá lớn bằng bộ ván hai, và thằng cha chủ nhà này dùng phiến đá để

làm bộ ván luôn, nên không thấy nó lót gì trên ấy cả mà lại để lên đó nào là

vali, dép... à mà sao lại dép đàn bà? (Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Chủ nhân của ngôi nhà mới đặt vali, dép,... trên phiến đá mộ bia lớn bằng bộ ván hai.

+ Nghĩa tình thái: hành động “để” theo lẽ thường sẽ là “để xuống” nếu anh Sáu lấy chính chính anh làm chuẩn (vali, dép... ở vị trí thấp hơn so với con người), thế nhưng anh Sáu dùng “để lên” cho thấy anh lấy phiến đá làm chuẩn, những đồ vật (vali, dép,...) đang ở vị trí cao hơn so với bề mặt phiến đá và bề mặt của phiến đá đang ở vị trí thấp hơn so với các đồ vật đó.

XUỐNG

- Nghĩa sự tình: ngược lại với “lên”, “xuống” diễn tả hướng chuyển động vật lí đến điểm thấp hơn hoặc đi về phía sau của sự vật, hiện tượng này đối với sự vật, hiện tượng khác.

- Nghĩa tình thái: tùy theo cách nhìn, cách đánh giá của người phát ngôn đối với sự vật, sự việc, người phát ngôn lựa chọn sự vật, hiện tượng làm chuẩn và diễn tả những hoạt động đi đến điểm thấp hơn hoặc đi về phía sau của sự vật, hiện tượng này đối với sự vật, hiện tượng khác.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(31) Ở Sa Đéc sao lại không vô Tháp Mười mà nhè xuống U Minh này? (Rừng

mắm)

+ Nghĩa sự tình: Chị nhổ bồn bồn hỏi thằng Cộc lí do vì sao lại đến U Minh.

+ Nghĩa tình thái: phát ngôn cho thấy chị nhổ bồn bồn lấy Sa Đéc làm chuẩn (Sa Đéc ở phía Bắc so với U Minh, U Minh ở phía Nam so với Sa Đéc) và dùng phó từ “xuống” để diễn tả sự di cư của gia đình thằng Cộc về phía Nam (phần đuôi/phần sau) của đất nước.

(32) Anh Sáu cười ha hả rồi cúi xuống sàn mà nói. (Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Anh Sáu cười rồi cúi đầu thấp bằng/ hơn sàn nhà và nói chuyện với con chồn.

+ Nghĩa tình thái: tác giả lấy đầu anh Sáu làm chuẩn và dùng phó từ “xuống” để diễn tả hướng di chuyển của đầu anh Sáu đến một vị trí thấp hơn, trong trường hợp này chính là sàn nhà.

RA

- Nghĩa sự tình: diễn tả hướng chuyển động vật lí từ trong ra ngoài của sự vật, hiện tượng.

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn lựa chọn sự vật, hiện tượng làm chuẩn và diễn tả sự di chuyển từ trong ra ngoài của sự vật, hiện tượng này đối với sự vật, hiện tượng khác.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(33) Con rạch tiếp tục đi xa ra ngoài kia, ngoài một chỗ xa tít mù khơi, hai bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bờ rạch cây vẫn mọc xanh um và ở đầu ngoài kia, hai hàng rào cây như đứt khúc, đâm vào một tấm vách tường xanh như da trời. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Con rạch vẫn kéo dài từ trong đất liền cho đến một chỗ rất xa mà thằng Cộc chỉ thấy đầu bên kia của con rạch là bầu trời.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy khúc rạch trong đất liền làm chuẩn và dùng từ “ra” để diễn tả hướng vận động của dòng nước chảy đến vùng biển ở ngoài xa.

(34) Chồn khua lau sậy sột soạt, rồi chui ra khỏi mộ, ngoái cổ lại dòm cái nhà

mà đêm hôm qua đây chưa có. (Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Con chồn ở trong mộ di chuyển đến vùng đất thánh và ngoái cổ lại nhìn ngôi nhà.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy ngôi mộ làm chuẩn và dùng từ “ra” để diễn tả hướng di chuyển của con chồn từ trong mộ đến vùng đất bên ngoài thuộc nghĩa địa xung quanh khu mộ nó sống.

VÔ (VÀO)

- Nghĩa sự tình: ngược lại với “ra”, “vô (vào)” diễn tả hướng chuyển động vật lí từ ngoài vào trong, từ rộng đến hẹp của sự vật, hiện tượng

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn lựa chọn sự vật, hiện tượng làm chuẩn và diễn tả sự di chuyển từ ngoài vào trong hoặc từ rộng đến hẹp của sự vật, hiện tượng này đối với sự vật, hiện tượng khác.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(35) Gió thổi vô rừng và lửa, như con vật khổng lồ, đã táp một cái vào khối thịt

xanh um của biển rừng tràm này. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Gió thổi về phía khu rừng làm cho ngọn lửa đốt rừng càng cháy mạnh hơn giống như đang cắn khối thịt xanh um.

+ Nghĩa tình thái: Trong câu này, tác giả sử dụng cả từ “vô” và “vào”. Với từ “vô”, tác giả lấy “khu rừng” làm chuẩn rồi diễn tả hướng gió từ bên ngoài khu rừng thổi đến rừng tràm. Với từ “vào”, tác giả lấy “khối thịt” làm chuẩn và diễn tả hướng răng của con vật khổng lồ (lửa) đi từ bên ngoài vào trong khố thịt.

(36) Tôn sực nhớ lại á xẩm bên cạnh vì chàng vừa nghe hai hàm răng cô đánh

vào nhau giòn như người ta nhảy thiết hài. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Tôn sực nhớ là anh đang đứng cạnh cô á xẩm vì nghe thấy tiếng lập cập từ răng của cô.

+ Nghĩa tình thái: Ở trường hợp này, tác giả không lấy duy nhất một sự vật làm chuẩn mà tác giả dùng từ “vào” để diễn tả trạng thái mở rộng đóng hẹp liên tục của hàm răng trên và hàm răng dưới của á xẩm.

QUA

- Nghĩa sự tình: diễn tả hướng chuyển động vật lí theo chiều ngang của sự vật, hiện tượng.

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn lấy sự vật, hiện tượng nào đó làm chuẩn và diễn tả sự di chuyển theo chiều ngang của con người, hiện tượng này với con người, hiện tượng khác.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(37) Cộc chạy qua khỏi ruộng nhà, và đứng lại nghỉ mệt. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Thằng Cộc chạy ngang ruộng nhà và đứng lại nghỉ mệt.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy ruộng làm chuẩn để diễn tả hướng chạy của thằng Cộc là ngang so với mảnh rộng nhà nó.

(38) Một luồng gió lạnh thổi qua. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Một luồng gió lạnh thổi ngang người Tôn và á xẩm. + Nghĩa tình thái: Tác giả lấy Tôn và á xẩm làm chuẩn

TỚI và ĐẾN

- Nghĩa sự tình: diễn tả hướng chuyển động vật lí của sự vật, hiện tượng này đi về phía của một sự vật hiện tượng khác hoặc diễn tả việc nói, nghe, nghĩ, nhớ... về đối tượng nào đó được nhắc đến trong phát ngôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn lấy một sự vật, hiện tượng làm chuẩn và diễn tả các sự vật, hiện tượng khác đi về phía chúng theo không gian vật lí; hoặc diễn tả hành động tinh thần, mang tính trừu tượng của con người (nói, nghe, nghĩ, nhớ, ...) về một sự vật, hiện tượng nào đó.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(39) Thằng Cộc về tới nhà thì cơm trưa đã dọn xong. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Lúc thằng Cộc về nhà thì cơm trưa đã dọn xong.

+ Nghĩa tình thái: tác giả lấy nhà làm chuẩn và diễn tả hướng di chuyển của thằng Cộc về phía nhà của nó.

(40) Nhà thờ không cho chôn xác thêm vào đó, rồi cũng chểnh mảng việc trông

nom đất thánh nên người sống đang thiếu đất, bèn ùa đến mà lấn người chết.

(Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Nhà thờ không cho chôn thêm xác vào đất thánh và cũng không trông coi nên người sống đi vào và xây nhà trên đất thánh.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy khu nghĩa địa làm chuẩn và diễn tả hướng hành động “ùa” của người sống về phía khu nghĩa địa.

(41) Tôn lại nhớ đến cuộc gặp gỡ trên bến Tầm Dương ngày xưa kia. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Tôn lại nhớ câu chuyện về sự gặp gỡ trên bến Tầm Dương trong câu thơ của Bạch Cư Dị.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy câu chuyện về cuộc gặp gỡ đó làm chuẩn, diễn tả hướng của tư duy con người về đối tượng đang được nhớ tới. Trong trường hợp

này, hướng của nỗi nhớ không phải theo chiều không gian vật lí mà nó lại theo chiều không gian tâm tưởng.

LẠI

- Nghĩa sự tình: diễn tả hướng chuyển động vật lí của sự vật, hiện tượng này đi về phía của người phát ngôn hoặc một sự vật, hiện tượng khác; đồng thời diễn tả hành động nói, nghe, nghĩ, nhớ,... hướng về một đối tượng nào đó được nhắc đến trong phát ngôn.

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn lấy mình hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó làm chuẩn và diễn tả hướng chuyển động vật lí của sự vật, hiện tượng này đi về phía của người phát ngôn hoặc một sự vật hiện tượng khác mà gần với người phát ngôn hơn; đồng thời diễn tả hành động nói, nghe, nghĩ, nhớ,... hướng về một đối tượng nào đó được nhắc đến trong phát ngôn.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(42) Qua mặt á xẩm, Tôn không đừng được, day lại nhìn. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Khi đi qua mặt á xẩm, Tôn không ngăn nổi mình mà xoay đầu nhìn về phía á xẩm.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy á xẩm làm chuẩn và diễn tả hành động “day” (xoay đầu hoặc xoay người) của Tôn về phía á xẩm (lúc này đang ở sau lưng Tôn).

(43) Vì vui kết quả của cần cù nên má thằng Cộc quên rằng bà ta đã quá mùa hò

rồi. Tía nó nhắc lại bà ta mới chợt nhận ra. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Vì vui kết quả mùa gặt nên má thằng Cộc cất mấy câu hò mà quên mất bà đã lớn tuổi. Đến khi tía thằng Cộc nhắc nhở thì bà mới nhớ là bà đã lớn tuổi rồi.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả lấy sự kiện “bà ta đã quá mùa hò” làm chuẩn để diễn tả hành động “nhắc” cho nhớ của tía thằng Cộc đối với má thằng Cộc về việc “bà ta đã quá mùa hò”. Từ “lại” trong trường hợp này không mang nghĩa lặp lại hành động “nhắc” vì trong cả truyện ngắn, tía thằng Cộc chưa bao giờ nhắc má nó một lần nào cả.

2.2.1.2.2. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự nối kết, tác động qua lại

Đúng với tên gọi, đây là nhóm phó từ biểu thị mối quan hệ gắn bó, liên quan giữa các sự vật, hiện tượng, tính chất của sự tình. Theo như khảo sát thông qua ba truyện ngắn, nhóm các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự nối kết, tác động qua lại là nhóm có các từ xuất hiện nhiều thứ hai, chỉ sau nhóm phó từ biểu thị nghĩa tình thái về phương hướng như đã trình bày trên, với tổng số lần xuất hiện của các từ là 29 lần. Trong đó, chỉ có hai từ biểu thị nghĩa tình thái này xuất hiện đó là với (17 lần) và nhau

VỚI

- Nghĩa sự tình: diễn tả hành động, tính chất này được cùng chung thực hiện với hành động, tính chất khác hoặc với một đối tượng nào khác (con người, động vật,...) - Nghĩa tình thái: thể hiện sự khẳng định của người phát ngôn về mối quan hệ liên

hệ, gắn kết, chung đụng giữa các đối tượng, hành động, tính chất với nhau. - Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(44) Cả nhà lặng lẽ ngồi quanh mâm cơm, không ai nói với ai lời nào. (Rừng

mắm)

+ Nghĩa sự tình: Cả nhà lặng lẽ ngồi quanh mâm cơm, ăn mà không nói chuyện. + Nghĩa tình thái: Hành động “nói chuyện” luôn luôn cần người nói và người nghe, tức ít nhất phải có hai đối tượng thực hiện hành động. Trong hoàn cảnh này, tác giả nhấn mạnh việc các thành viên trong gia đình không cùng nói chuyện trong lúc ăn cơm.

(45) Tuy bắt nạt hắn không được nhưng bắt bồ với hắn có thể có lợi. (Ba con

cáo)

+ Nghĩa sự tình: Tuy ả hồ ly không thể bắt nạt được anh Sáu nhưng nếu ả cố gắng kết bạn cùng anh Sáu thì có lợi.

+ Nghĩa tình thái: Hành động “bắt bồ” là một hành động cần ít nhất hai đối tượng thì mới có thể kết bạn với nhau được. Tác giả dùng từ “với” để diễn tả hành động cùng nhau kết bạn giữa ả hồ ly và anh Sáu.

NHAU

- Nghĩa sự tình: diễn tả sự tác động qua lại giữa hai đối tượng thực hiện hành động, tính chất.

- Nghĩa tình thái: thể hiện sự khẳng định của người phát ngôn về mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại giữa hai đối tượng.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(46) Trong cảnh khổ giống nhau, tuy họ không tương đắc với nhau được mà vẫn phải tương thân để bảo vệ nhau. (Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Cùng trong cảnh khổ, ả hồ ly, anh Sáu và con chồn với lối sống khác biệt nhưng vẫn giúp đỡ qua lại.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định anh Sáu, ả hồ ly và con chồn sống trong cùng chung một cảnh ngộ cho nên cho dù khác về lối sống nhưng vẫn có sự tương hỗ, tương trợ, bảo vệ qua lại giữa hai con người và một con vật đó.

(47) Tự nhiên không bảo nhau mà á xẩm và họ đều chạy vội vào núp dưới hàng

hiên của một hiệu thuốc bắc đường Đồng Khánh. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Á xẩm và những người khách đều tự động chạy vào núp dưới hàng hiên của cửa tiệm thuốc bắc.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định việc á xẩm và những người khách không hề dùng lời nói để tác động qua lại để khiến cho hành động “đều chạy vội vào núp” xảy ra, họ chỉ tình cờ làm hành động giống nhau.

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 37 - 43)