Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự gia tăng

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 43 - 52)

VI. Dự kiến đóng góp:

2.2.1.2.3. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự gia tăng

Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự gia tăng thường diễn tả sự vận động, phát triển đi lên hoặc sự xuất hiện của hoạt động, tính chất của sự tình. Trong phạm vi khảo sát ba truyện ngắn của Bình nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy rằng đây là nhóm phó từ đứng sau có số lần xuất hiện nhiều thứ ba với các phó từ biểu thị nét nghĩa tình thái này là lên (16 lần) và ra (10 lần). Cụ thể, nghĩa sự tình và nghĩa tình thái

của chúng như sau.

LÊN

- Nghĩa sự tình: diễn tả sự tăng lên về mức độ hoặc sự xuất hiện thêm các hoạt động, tính chất của sự tình.

- Nghĩa tình thái: thể hiện sự khẳng định của người nói về sự gia tăng về mức độ hay sự xuất hiện thêm các hoạt động, tính chất của sự tình, đồng thời khẳng định về sự tồn tại của các hoạt động, tính chất của sự tình được nhắc đến trong phát ngôn. - Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(48) Cái mặt xương của anh đậm nét lên dưới ánh đèn, như là còn ẩn hiện mơ

hồ trên tấm mộ bia. (Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Ánh nến khiến gương mặt của anh Sáu trở nên đậm hơn, như là ẩn hiện mơ hồ trên tấm mộ bia

+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định sự gia tăng về mức độ đậm của đường nét khuôn mặt anh. Vốn dĩ khi bình thường đường nét khuôn mặt không đậm như vậy nhưng nhờ ánh nến mà trở nên đậm hơn.

(49) Bỗng Tôn nghe cô ta nấc lên mấy tiếng. (Pì pế Hán)

+ Nghĩa sự tình: Tôn nghe thấy á xẩm bỗng dưng nấc mấy tiếng.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định sự xuất hiện của tiếng nấc của á xẩm khi cô đang ngâm nga vài câu “Tỳ Bà Hành”. Ban đầu chỉ có tiếng hát, bây giờ xuất hiện thêm tiếng nấc. Đồng thời tác giả cũng khẳng định sự tồn tại của tiếng khóc đó trong thực tế.

RA

- Nghĩa sự tình: diễn tả sự tăng lên về tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng hoặc xuất hiện thêm các hoạt động, tính chất của sự tình.

- Nghĩa tình thái: người phát ngôn khẳng định sự tăng lên đến một mức độ cao hơn về tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng hoặc xuất hiện thêm các hoạt động, tính chất của sự tình; đồng thời khẳng định tính chất, đặc trưng đó tồn tại trong thực tế.

- Phân tích một số dẫn chứng trong phạm vi khảo sát:

(50) Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hằng mấy ngàn

thước. (Rừng mắm)

+ Nghĩa sự tình: Mỗi năm, bờ biển được phù sa bồi thêm cho rộng thêm hằng mấy ngàn thước.

+ Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định sự tăng lên về độ rộng của bờ biển. Vốn dĩ bờ biển không rộng như vậy nhưng nó tăng thêm độ rộng nhờ phù sa.

(51) Cuộc xâm lăng lặng lẽ để tranh sống với người chết, gây ra một tai hại lạ kì.

(Ba con cáo)

+ Nghĩa sự tình: Việc người sống dành đất với người chết đã tạo nên hậu quả. + Nghĩa tình thái: Tác giả khẳng định sự xuất hiện hậu quả vô cùng tai hại của việc người sống giành đất với người chết. Đồng thời khẳng định sự tồn tại của hậu quả đó trong thực tế.

Như vậy, chúng tôi đã phân tích nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của một số phó từ đứng trước và phó từ đứng sau trung tâm có xuất hiện trong ba truyện ngắn Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc. Nhìn chung, phó từ là hư từ, đóng vai trò

bổ sung cho ngữ đoạn vị từ nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nghĩa tình thái của nhân vật hay của tác giả đối với nghĩa sự tình của phát ngôn. Với sự xuất hiện dày đặc của các phó từ, chúng ta có thể thấy được rằng Bình nguyên Lộc thật sự sử dụng triệt để loại từ này để biểu thị nghĩa tình thái, bên cạnh đó ta cũng có thể cảm nhận được mức độ dày đặc của phó từ trong phát ngôn của người Việt nói chung.

2.2.2. Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương

Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cho rằng: “Tiểu từ là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh; hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn với nội dung phản ánh; Ý nghĩa quan hệ của tiểu từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình thái” [1, tr.144]. Đồng thời, hai ông cũng cho rằng tiểu từ có thể chia thành hai nhóm là trợ từ và tình thái từ. Trong đó, tình thái từ thuộc tiểu từ được các ông cho rằng là các từ thường đứng với các mục đích sử dụng: dùng để hỏi (à, ư, chứ, chăng,...), dùng để cầu khiến (đi, với, nhé,...), để bộc lộ cảm xúc (ạ, á, vậy kia, cơ, cơ mà,...), gọi - đáp (ơi, hỡi, ạ,

này,...). Còn đối với Nguyễn Thiện Giáp, ông cho rằng tiểu từ (particle) là những từ

không thể quy vào các từ loại danh từ, vị từ, tính từ, trạng từ... mà trong tiếng Việt còn được gọi bằng một tên gọi khác đó là ngữ khí từ, bao gồm các từ như: à, ư, nhỉ, nhé, đấy,

đã, mà, chứ, chắc, thay,... và thường được đặt ở cuối câu. Bên cạnh đó, Nguyễn Thiện

Giáp cũng cho rằng trợ từ cũng thuộc tiểu từ. Như vậy có thể thấy rằng hai nghiên cứu trên phần nào đưa ra ý kiến giống nhau về tiểu từ và tiểu từ đứng cuối câu. Tiểu từ tình thái cuối câu là các từ như à, ư, chứ, chăng, nhé, nhỉ, ơi, ạ,... có vai trò biểu hiện nghĩa tình thái cho phát ngôn. Trong phạm vi khảo sát ba truyện ngắn Rừng mắm, Ba con cáo

Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy tác giả vận dụng khá nhiều tiểu

từ và tổ hợp đặc ngữ khác nhau để tạo nên lời thoại của nhân vật, đồng thời những tiểu từ và tổ hợp đặc nghĩa đó mang tính khẩu ngữ rất nhiều. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một số tiểu từ tình thái và các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương trong phạm vi khảo sát.

THÔI

Thông qua khảo sát các tiểu từ tình thái đứng cuối câu, chúng tôi nhận thấy rằng từ thôi được tác giả sử dụng nhiều nhất với 9 lần xuất hiện. Với tiểu từ tình thái này đứng

cuối phát ngôn, nghĩa sự tình của phát ngôn diễn tả sự hạn chế của hoạt động, tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, nghĩa tình thái sẽ diễn đat sự khẳng định, nhấn mạnh của người phát ngôn về sự hạn chế của những điều đó so với tiêu chuẩn mà chính họ đặt ra. Có thể thấy rõ ràng thông qua ví dụ sau:

(52)

- Ở miệt này có người sao anh?

- Chỉ có một nhà thôi. Mới tới đây chừng năm năm.(Rừng mắm)

Trong ví dụ này, nghĩa sự tình là chị nhổ bồn bồn hỏi anh gác cuốc về việc quanh đó có nhà dân và anh gác cuốc trả lời chỉ có duy nhất một nhà. Thế nhưng vơi nghĩa tình thái, ta có thể hiểu câu trả lời của anh gác cuốc thể hiện sự đánh giá về số lượng gia đình sống ở miệt đó là ít. Hoặc ở một ví dụ khác:

(53) Anh nhìn hồ ly, không oán giận mà chỉ tội nghiệp thôi. (Ba con cáo)

Nghĩa sự tình của ví dụ trên là anh Sáu nhìn ả hồ ly và chỉ cảm thấy tội nghiệp ả. Còn xét về nghĩa tình thái, ta thấy tác giả đang khẳng định cảm xúc của anh Sáu khi bị ả “bán đứng” là chỉ có một cảm xúc duy nhất – sự thương hại ả hồ ly – ngoài ra không còn bất kì cảm xúc nào khác.

Từ mà là tiểu từ tình thái có số lần xuất hiện nhiều thứ hai, chỉ sau từ thôi, với số

lần xuất hiện là 6 lần. Tiểu từ mà không biểu thị nghĩa sự tình một cách rõ ràng, tuy nhiên nếu xét về nghĩa tình thái, mà biểu thị ý khẳng định, thuyết phục, trình bày, giải thích về sự tình được nhắc đến trong câu, nhưng người đọc (người nghe) phải từ đó mà suy luận ra hàm ý của phát ngôn đó. Lấy ví dụ trong phạm vi khảo sát, ta có câu:

(54) Làm rể có công ba năm thì má chị gả con Thôi cho mày liền. Nói thiệt đó mà.

(Rừng mắm)

Với ví dụ trên, nếu xét về nghĩa sự tình, ta không cảm nhận rõ được nghĩa sự tình của từ

mà đối với phát ngôn, nhưng nếu xét về nghĩa tình thái, ta hiểu chị nhổ bồn bồn đang

khẳng định việc thằng Cộc có khả năng lấy được con Thôi, về ở rể nhà của chị. Đồng thời thông qua đó, ta cảm nhận được hàm ý mà chị muốn truyền cho thằng Cộc: “Hãy tin chị”. Một ví dụ khác:

(55) A ha, đồng đạo đây mà! – Anh Sáu cười mà nói thầm như vậy rồi cảm tình

ngay với con thú này. (Ba con cáo)

Có thể thấy câu trên chính là sự phát hiện của anh Sáu về sự giống nhau giữa anh với con chồn. Tiểu từ mà cho thấy anh Sáu đang khẳng định về sự giống nhau đó, đồng thời cũng thể hiện hàm ý đối với chính bản thân anh. Câu văn bị bỏ lửng vì chính anh cũng đã hiểu cái hàm ý đó: “Không cần phải sợ người đồng đạo với mình”.Bên cạnh đó còn có trường hợp tác giả sử dụng các tổ hợp từ có tính khẩu ngữ mang nghĩa tình thái tương tự: Nhổ

bồn bồn ở dưới ấy, nhưng lên đây cho khô ráo để ăn cơm trưa é mà! (Rừng mắm)

HẾT SỨC

Hết sức là một tổ hợp từ tình thái nhưng có thể đóng vai trò như là một tiểu từ tình

được nữa hoặc không thể xuống thấp được nữa của một hành động, tính chất nào đó. Hết

sức biểu thị nghĩa tình thái đánh giá của người phát ngôn đối với hành động, tính chất đó

là cực độ, không thể lên cao hoặc xuống thấp hơn được nữa. Trong phạm vi khảo sát, tác giả có ba lần sử dụng tiểu từ này:

(56) Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức.

(Rừng mắm)

Nghĩa sự tình trong ví dụ trên là sự thích thú tột độ của thằng Cộc khi nhìn thấy cách con chim bay lượn. Đồng thời thông qua hết sức, ta còn có thể biết được sự đánh giá, nhìn

nhận của tác giả rằng sự thích thú đó của thằng Cộc không thể nào được đẩy lên cao thêm nữa. Hay với ví dụ:

(57) Thật là may mắn hết sức. Á xẩm hiểu thật, lặp lại câu ngắn của chàng đến

hai ba làn, vừa nói vừa cười, vừa gật đầu lia lịa. (Pì pế Hán)

Câu trên có nghĩa sự tình là việc á xẩm cuối cùng cũng hiểu được câu hỏi của Tôn là điều rất may mắn, và tiểu từ hết sức đã diễn tả nghĩa tình thái rằng tác giả đánh giá và khẳng định sự may mắn đó là rất lớn, không thể lớn hơn được nữa. Bên cạnh đó, ta còn ví dụ:

(58) Ả ta mừng rỡ hết sức, đã đoán hiểu được câu hỏi của Tôn, vì chàng nói đúng

tên của bài thơ Tàu ấy bằng thổ ngữ của cô.(Pì pế Hán)

Cũng tương tự như vậy, thông qua nghĩa sự tình (Á xẩm vô cùng vui mừng khi đoán được câu hỏi của Tôn) có thể biết được nghĩa tình thái của câu này: Tác giả khẳng định sự mừng rỡ lên đến tột cùng của á xẩm vì sau một hồi loay hoay, cô cũng đã đoán được ý của Tôn.

Trong phạm vi khảo sát ba truyện ngắn của Bình nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy đây là tiểu từ tình thái cuối câu được dùng để gọi – đáp duy nhất. Với chức năng để gọi đáp, nó thường được gắn ngay sau danh từ để thể hiện nghĩa sự tình về việc gọi một ai đó và thể hiện nghĩa tình thái về việc người phát ngôn muốn lôi kéo sự chú ý của một đối tượng nào đó nhằm đạt được mục đích của bản thân mình. Phần lớn tiểu từ nè dùng để gọi – đáp được sử dụng thường xuyên trong Rừng mắm, giữa các nhân vật có sự gắn bó gần

gũi giữa các nhân vật hoặc để tỏ ra gần gũi với đối phương. Xét một số ví dụ: (59)

- Em nè – chị đàn bà lại hỏi – nhà có mấy người?

- Bốn người. (Rừng mắm)

Nghĩa sự tình trong câu này là chị nhổ bồn bồn gọi thằng Cộc để hỏi thăm về gia đình nó. Thông qua tiểu từ nè ta có thể thấy nghĩa tình thái trong câu này là người đàn bà muốn lôi kéo sự chú ý của thằng Cộc vào câu hỏi chị nhằm nhận được thông tin về gia đinh nó. Hay với một ví dụ khác:

(60) Nội nè, hồi mới tới, giữa mùa nắng, mình uống nước gì tui quên rồi? (Rừng

mắm)

Tương tự như ví dụ (61), nghĩa sự tình của câu này là thằng Cộc gọi ông nội nó để nó hỏi về cái điều mà nó không nhớ ra và nghĩa tình thái là thằng Cộc muốn lôi kéo sự chú ý của

ông nó thông qua tiểu từ nè thể hiện hoạt động gọi ông nó, nhằm để ông nó chú ý vào câu hỏi và trả lời nó.

À và HẢ

À và hả là những tiểu từ đứng cuối câu mang nghĩa sự tình là hỏi về một thông tin

nào đó và có nghĩa tình thái thể hiện sự quan tâm, thắc mắc của người phát ngôn về một vấn đề mà học không chắc chắn và họ muốn xác nhận lại thông tin. Có thể thấy rõ điều đó thông qua một số ví dụ:

(61)

- Ở đây không sợ mang tội à? – Anh hỏi đùa. (Ba con cáo)

Ví dụ trên có nghĩa sự tình là câu nghi vấn của anh Sáu dành cho ả hồ ly về việc ả sợ hay không sợ khi sống trong nghĩa địa. Về nghĩa tình thái, trên thực tế anh Sáu từng cảm thấy sợ khi mới sống ở đây, cho nên từ à diễn tả việc anh đang không biết chắc chắn rằng ả hồ ly này có sợ giống như anh khi xưa hay không. Hay với ví dụ về tiểu từ hả:

(62)

- Tui cũng không biết tại sao? Ở Tháp Mười dễ chịu hơn hả? (Rừng mắm)

Với nghĩa sự tình là thằng Cộc hỏi chị nhổ bồn bồn liệu Tháp Mười có dễ chịu hơn hay không, thì từ hả biểu thị nghĩa tình thái rằng thằng Cộc muốn xác nhận lại thông tin.

Thông qua lời của chỉ nhổ bồn bồn, thằng Cộc đoán ở Tháp Mười dễ sống hơn, nhưng nó không chắc chắn nên hỏi lại chị.

CHĂNG

Nghĩa sự tình của chăng khá giống với à và hả ở việc người phát ngôn dùng chăng để hỏi về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ, nếu à và hả là sự xác nhận lại thông tin thì chăng thể hiện người phát ngôn hoàn toàn không biết trước thông tin và hỏi để được nhận, hiểu rõ về thông tin đó. Lấy ví dụ trong phạm vi khảo sát:

(63) Rồi hối hận và để khỏi mích lòng á xẩm tội nghiệp này, chàng mỉm cười hỏi:

- Có biết bản Tàu xưa chăng? (Pì pế Hán)

Câu này mang nghĩa sự tình về việc Tôn hỏi á xẩm có biết hay không biết một bài nhạc Tàu cổ và nghĩa tình thái là anh vẫn chưa biết thông tin là cô á xẩm có thể chơi hay không thể chơi được bản nhạc Tàu cổ, anh hỏi để được biết về thông tin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng có thể hiểu theo hướng rằng: Tôn đang đề nghị một á xẩm đàn một bản nhạc xưa thông qua hình thức câu nghi vấn để tỏ ý lịch sự.

Có thể thấy được rằng, với các tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Bình nguyên Lộc không sử dụng bất kì tiểu từ nào một cách thường xuyên, lặp lại. Có lúc ông dùng từ à (4 lần), có lúc là từ chăng (3 lần), có lúc lại là hả nhưng với số lượng rất ít (chỉ 1 lần mỗi từ).

Tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương có số lần xuất hiện nhiều thứ hai trong số các phương tiện tình thái thuộc từ vựng trong một số truyện ngắn của Bình nguyên Lộc, tuy nhiên có thể thấy rằng số lần xuất hiện của chúng so với phó từ có khoảng cách vô cùng lớn. Cho dù vậy, qua đó ta vẫn có thể hiểu được khả năng

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)