Các phương tiện tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thá

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 76 - 77)

VI. Dự kiến đóng góp:

4.3.1. Các phương tiện tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thá

câu truyện khác nhau, ba chủ đề khác nhau và hệ thống nhân vật cũng hoàn toàn khác nhau, tác giả đã có một lối viết hết sức linh hoạt.

4.3.1. Các phương tiện tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thái của Bình nguyên Lộc Bình nguyên Lộc

Trong Rừng mắm, những câu trần thuật, những lời miêu tả của tác giả chứa đựng

đầy cái tình nồng thắm dành cho những con người di cư. Tác giả hiểu họ là những con người chấp nhận đối mặt với những khó khăn, thử thách ở vùng đất lạ, họ kiệt sức, có lúc họ thay đổi mà chính họ cũng không biết “Những người này, sống biệt tịch ở đây lâu

ngày, đã gần biến thành á khẩu vì thói quen” [17; tr.19], từ đó tác giả không những đồng

cảm, mà còn thương xót cho những con người này. Không những vậy, họ như những cây mắm “đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã

gục cho kẻ khác là con cháu được hưởng”, “họ đã ngã rạp trong chốn ma thiêng nước độc này để lót đường cho con cháu họ đi tới, y như đàn kiến xung phong, tốp đầu liều chết đuối lội qua tô nước rộng hũ đường để làm cầu cho bạn đi sau vào đến nơi có chất ngọt” [17; tr.27-28]. Tác giả đã miêu tả sự hy sinh của các thế hệ người tiên phuông như

đàn kiến tốp đầu “liều chết” để đưa những người sau đến nơi có “chất ngọt” – thành quả của quá trình khai hoang. Họ nghĩ cho con, cho cháu, cho các thể hệ dân di cư mai sau, họ cũng chỉ là những con người nhỏ bé nhưng khả năng lao động, niềm tin và sự hy sinh đó là không thể nào đong đếm được. Đó là cả một hành trình khó khăn, gian truân nhưng tác giả cũng đã khẳng định, sự hy sinh đó là “không uổng”, từ đó thể hiện sự tin tưởng về thế hệ những dân di cư như ông nội, tía, má và thằng Cộc sẽ là những con người bước đầu tạo nên một vùng đất thuần cho các thế hệ nối tiếp được hưởng. Qua đó, ta có thể cảm nhận được Bình nguyên Lộc là con người có cái tình thuần hậu, nống nàn đối với đất, đối với thiên nhiên và đặc biệt là đối với những con người lao động đang ngày đêm gầy dựng lên tương lai tươi đẹp ở nơi đó.

Với truyện Ba con cáo, thông qua các phương tiện tình thái. Bình nguyên Lộc bộc lộ cái nhìn trăn trở, xót xa đối với sự “vơi cạn tính người”. “Người sống cũng biết đau

lòng khi phải giẫm lên những gò mả còn mới rành rành (nhiều mộ bia, thánh giá, đề năm chôn là 1951) nhưng họ, ác thay, lại cũng biết lạnh. Cho nên họ cứ cất nhà trên những nấm đất ấy, xin người chết thứ lỗi, miễn là có chỗ núp mưa thì thôi” [17; tr.42]. Bình

nguyên Lộc vẫn rất hiểu cho những kiếp người tội nghiệp đó, họ sống trong đô thị hiện đại nhưng lại thiếu thốn nhiều thứ, đặc biệt là đất sống, đó chính là lí do khiến họ trở nên thờ ơ, vô cảm, không còn biết phải trái, đúng sai. Tình người cũng bắt đầu le lói giữa hai kẻ bất hảo “Trong cảnh khổ giống nhau, tuy họ không tương đắc với nhau được mà vẫn

phải tương thân để bảo vệ nhau, khi cần. Mà nhứt là để an ủi nhau” [17; tr.50], “họ đánh bài, mà hạ bài cho nhau thấy. Bao nhiêu thối tha nhơ nhớp trong đời họ, họ phơi cả ra”

nói “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, hai nhân vật đó đã liên tục phản bội con chồn và phản bội nhau, chính vì thế mà cuối cùng, tác giả phải thốt lên một tiếng than “Trời ơi!

Kéo cuộc đời nhơ nhớp này biết đến bao giờ mới thôi? Đã nhơ nhớp lại đê hèn, bước từ phản bội này qua phản bội khác cho đến một khi kia thì mình chỉ còn phản bội được chính mình” [17; tr.55-56]. Tác giả bày tỏ sự thất vọng, uất ức đến tận tâm can qua câu

đặc biệt dùng để cảm thán “Trời ơi” khi cuối cùng, lòng người vẫn ích kỉ đến như thế. Xét

Một phần của tài liệu Các phương tiện tình thái trong câu văn bình nguyên lộc qua một số truyện ngắn (Trang 76 - 77)