Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 141 - 165)

Nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu tại các quốc gia phát triển đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam và xem xét các nhân tố ảnh hưởng trên góc độ vi mô của công ty niêm yết đến đồng biến động giá cổ phiếu là một chủ đề nghiên cứu còn khá khiêm tốn và chưa được công bố nhiều bởi các nhà nghiên cứu. Với những điểm đặc thù của thể chế kinh tế đó là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam thì nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam là cần thiết và kết quả rút ra từ nghiên cứu sẽ làm phong phú và đầy đủ hơn về sự đồng biến động giá cổ phiếu giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong nghiên cứu này tác giả cố gắng hệ thống hóa lại những vấn đề cơ bản về đồng biến động giá cổ phiếu, các cách đo lường đồng biến động giá cổ phiếu, làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố vi mô thuộc đặc thù của công ty mà trong đó chú trọng đến cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại một quốc gia cụ thể. Do đó tác giả thiết kế nghiên cứu theo hướng cố định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và chỉ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, các nghiên cứu sau này có thể phát triển theo hướng bổ sung các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và so sánh sự khác nhau về môi trường vĩ mô của các quốc gia khác nhau như: môi trường thể chế, chính sách bảo vệ nhà đầu tư, môi trường thông tin giữa Việt Nam với các quốc gia khác để xem xét sự khác biệt trong môi trường vĩ mô của từng quốc gia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đồng biến động giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu sau này có thể phát triển nghiên cứu theo hướng xem xét ảnh hưởng của cơ chế trực tiếp đó là xem xét lợi thế về mặt thông tin và xác suất giao dịch dựa trên lợi thế về mặt thông tin của các nhóm sở hữu ảnh hưởng đến tính thông tin và sự đồng biến động giá cổ phiếu.Trên cơ sở đó, các hướng nghiên cứu tiếp theo cũng có thể nghiên cứuảnh hưởng của đồng biến động giá cổ phiếu đến hiệu quả của thị trường và rủi ro hệ thống của thị trường chứng khoán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Như vậy, Chương 5 tác giả đã tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu chính của luận án và gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo. Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm hạn chế sự đồng biến động và tăng tính thông tin giá cổ phiếu. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý thị trường, đối với các công ty niêm yết và đối với các nhà đầu tư cũng như các nhóm đối tượng khác tham gia thị trường nhằm hạn chế sự đồng biến đồng biến động giá cổ phiếu, tăng hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán và để thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Biến động giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi các thông tin vĩ mô chung toàn thị trường và các thông tin thuộc về đặc thù của công ty niêm yết. Khi giá cổ phiếu phản ánh phần lớn các thông tin chung của thị trường mà ít phản ánh các thông tin thuộc về chính bản thân công ty, điều này làm cho giá cổ phiếu dễ biến động đồng bộ với thị trường và tạo nên sự đồng biến động cao. Trong bối cảnh thị trường, khi tính minh bạch thông tin thấp, thiếu cơ chế trong việc bảo vệ nhà đầu tư và mức độ hiệu quả thông tin của thị trường thấp và năng lực quản trị của các công ty niêm yết còn hạn chế, đồng biến động giá cổ phiếu cao sẽ làm gia tăng rủi ro cho thị trường, làm cho thị trường chứng khoán không còn là kênh đầu tư hấp dẫn và nó khó thực hiện được chức năng phân bổ vốn hiệu quả trọng nền kinh tế. Sử dụng phương pháp hồi qui đa biến với bộ dữ liệu mảng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tại Việt Nam mức độ đồng biến động giá cổ phiếu là ở mức cao, biến động giá cổ phiếu chủ yếu do các thông tin chung toàn thị trường gây ra. Bằng phương pháp hồi qui OLS và FEM, luận án chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu cổ đông lớn, sở hữu nhà đầu tư nước ngoài với đồng biến động giá cổ phiếu và chưa xuất hiện quan hệ phi tuyến tính trong mối quan hệ tương quan giữa ảnh hưởng của cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu; tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sở hữu nhà nước và đồng biến động giá cổ phiếu. Ngoài ra các biến kiểm soát thuộc đặc thù của công ty cũng tồn tại mối quan hệ tương quan với biến đồng biến động giá cổ phiếu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cái nhìn rõ nét hơn về đồng biến động giá cổ phiếu tại một quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các hàm ý và các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường, đối với các công ty niêm yết và đối với các nhà đầu tư nhằm hạn chế đồng biến động, tăng tính thông tin giá cổ phiếu. Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ là kênh tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý thị trường, các công ty niêm yết và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Minh Huệ, Đặng Tùng Lâm, Phan Trọng Nghĩa (2016), ‘Ảnh hưởng

của sở hữu nhà nước đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 234, tr. 58- 65.

2. Nguyễn Thị Minh Huệ, Phan Trọng Nghĩa (2017), ‘Sở hữu nước ngoài và tính

thông tin giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 243(II), tr. 89-97.

3. Phan Trọng Nghĩa, Nguyễn Ngô Bảo Linh (2018), ‘Ảnh hưởng của chính sách cổ

tức lên giá trị thị trường của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,

số 6(01), tr. 37-45.

4. Vũ Thị Thúy Vân, Phan Trọng Nghĩa, Bùi Thị Thúy Anh (2017), ‘Influence of

ownership structure on systemic risk of Vietnam listed commercial banks’,

International Conference For Young Researchers In Economics And Business (ICYREB 2017), Đại học Đà Nẵng, Việt Nam, tr. 171-178.

5. Phan Trọng Nghĩa, Vũ Thị Thúy Vân (2017), ‘Cấu trúc sở hữu và sự đồng biến

động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia:Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt

Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr. 424-432.

6. Vũ Thị Thúy Vân, Nguyễn Thị Kiều Hạnh, Phan Trọng Nghĩa (2017), ‘Tác động

của các nhân tố đến lợi tức vượt trội của các công ty chứng khoán niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Khoa

học quản trị và kinh doanh lần thứ VI (COMB 2017), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, tr. 724-733.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aggarwal, R., Erel, I., Ferreira, M., Matos, P. (2011), ‘Does governance travel around the world? Evidence from institutional investors’, Journal of Financial Economics, 100, pp. 54-181.

2. Akerlof, G. (1970), ‘The market for lemons: quality uncertainly and the market

mechanism’, The Quarterly Journal of Economics, 84 (3), pp.488-500.

3. Allen, F., Qian, J., & Quian, M. (2005), ‘Law, finance, and economic growth in

China’, Journal of Financial Economics, 77, pp. 57-116.

4. An, H., & Zhang, T. (2013), ‘Stock price synchronicity, crash risk, and

institutional investors’, Journal of Corporate Finance, 21, pp. 1-15.

5. Attig, N., Fong, W.M., Gadhoum, Y., Lang, L.H.P. (2006), ‘Effects of large

shareholding on information asymmetry and stock liquidity’, Journal of Banking

& Finance, 30, pp. 2875-2892.

6. Bae, K., Ozoguz, A., Tan, H., Wirjanto, T. (2012), ‘Do foreigners facilitate

information transmission in emerging markets?’, Journal of Financial

Economics, 105, pp. 209-227.

7. Bekaert, G., Harvey, C., Lundblad, C. (2005), ‘Does financial liberalization spur

growth?’, Journal of Financial Economics, 77, pp. 3-56.

8. Bekaert, G., Harvey, C., Lundblad, C. (2011), ‘Financial openness and

productivity’, World Development, 39, pp. 1-19.

9. Beuselinck, C. A. C., Joos, P., Khurana, I. K., & Van der Meulen, S. (2010),

‘Mandatory IFRS reporting and stock price informativeness’, Available

at SSRN 1381242, http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1381242.

10. Boubaker, S., Labégorre, F. (2008), ‘Ownership structure, corporate governance

and analyst following: a study of French listed firms’, Journal of Banking & Finance, 32, pp. 961-976.

11. Boubaker, S., Mansali, H., Rjiba, H. (2014), ‘Large controlling shareholders and

stock price synchronicity’, Journal of Banking & Finance, 40, pp. 80-96.

12. Brockman, P., Chung, D. (2003), ‘Investor protection and firm liquidity’,

Journal of Finance, 58, pp. 921-937.

13. Brockman, P., Yan, X. (2009), ‘Block ownership and firm-specific information’,

Journal of Banking and Finance, 33, pp. 308-316.

14. Bushman, R. M., Smith, A. J. (2003), ‘Transparency, financial accounting

15. Bushman, R., Piotroski, J., Smith, A. (2004), ‘What determines corporate

transparency?’, Journal of Accounting Research, 42(2), pp. 207-252.

16. Campbell, J., Lettau, M., Malkiel, b., Xu, Y. (2001), ‘Have individual stocks

become more volatile? An empirical exploration of idiosyncratic risk’, Journal of

Finance, 56, pp. 1-43.

17. Chan, K., Hameed, A. (2006), ‘Stock price synchronicity and analyst coverage in

emerging markets’, Journal of Financial Economics, 80, pp.115-147.

18. Chan, K., Hameed, A., Kang, W. (2013), ‘Stock price synchronicity and

liquidity’, Journal of Financial Markets, 16, pp. 414-438.

19. Chan, K., Chan, Y. C. (2014), ‘Price informativeness and stock return

synchronicity: Evidence from the pricing of seasoned equity offerings’, Journal

of Financial Economics, 114, pp. 36-53.

20. Chen, Q., Goldstein, I., Jiang, W. (2007), ‘Price informativeness and investment

sensitivity to stock price’, Review of Financial Studies, 20, pp.619-650.

21. Claessens, S., Djankov, S., Fan, J., Lang, L. (2002), ‘Disentangling the incentive

and entrenchment effects of large shareholdings’, Journal of Finance, 57, pp. 2741-2771.

22. Cornett, M.M., Marcus, A.J., Saunders, A., Tehranian, H. (2007), ‘The impact of

institutional ownership on corporate operating performance’, Journal of Banking

& Finance, 31, pp. 1771-1794.

23. Dang, T. L., Moshirian, F., Zhang, B. (2015), ‘Commonality in news around the

world’, Journal of Financial Economics, 116, pp. 82-110.

24. DeAngelo, Elizabeth, L. (1986), ‘Accounting numbers as market valuation

subtitutes: A study of management buyouts of public stockholders’, Accounting

Review, 61 (3), pp. 400-419.

25. Del Guercio, D., Hawkins, J. (1999), ‘The motivation and impact of pension fund

activism’, Journal of Financial Economics, 52, pp. 293-340.

26. Devos, E., Hao, W., Prevost, A. K., Wongchoti, U. (2015), ‘Stock return

synchronicity and the market response to analyst recommendation revisions’,

Journal of Banking & Finance, 58, pp. 376-389.

27. Diệp Gia Luật (2015), ‘Tác động của khối lượng giao dịch lên sự biến động thị

trường cổ phiếu Việt Nam: Nghiên cứu tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(4), tr. 69-86.

28. Ding, R., Hou, W., Kuo, J. M., Lee, E. (2013), ‘Fund ownership and stock price

informativeness of Chinese listed firms’, Journal of Multinational Financial

29. Djankov, S., Qian, Y., Roland, G., Zhuravskaya, E. (2006), ‘Who are China’s

entrepreneurs?’, American Economic Review, 96(2), pp. 348-352.

30. Dlugosz, J., Fahlenbrach, R., Gompers, P., Metrick, A. (2006), ‘Large blocks of

stock: Prevalence, size, and measurement’, Journal of Corporate Finance, 12,

pp. 594-618.

31. Douch, M., Farooq, O., Bouaddi, M. (2015), ‘Stock price synchronicity and tails

of return distribution’, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 37, pp. 1-11.

32. Durnev, A., Morck, R., Yeung, B., Zarowin, P. (2003), ‘Does greater firm-

specific return variation mean more or less informed stock pricing?’, Journal of

Accounting Research, 41, pp. 797-836.

33. Durnev, A., Morck, R., Yeung, B. (2004), ‘Value-enhancing capital budgeting

and firm-specific stock return variation’, Journal of Finance, 59, pp. 65-105.

34. Đặng Tùng Lâm (2016), ‘Ảnh hưởng của cổ đông lớn đến sự đồng biến động giá

cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Phát

triển kinh tế, số 27(5), tr. 63-77.

35. Eun, C., Wang, L, Xiao, C. (2015), ‘Culture and R2’, Journal of Financial

Economics, 115, pp. 283-303.

36. Faccio, M., Lang, L. (2002), ‘The ultimate ownership of Western European

corporations’, Journal of Financial Economics, 65, pp. 365-395.

37. Fama, E.F. (1965), ‘The behavior of stock market prices’, Journal of Business, 38, pp. 34-105.

38. Fama E.F. (1970), ‘Efficient capital market: a review of theory and empirical

word’, The Journal of Finance, 25, pp. 383-417.

39. Fan, J.P.H., Wong, T.J. (2002), ‘Corporate ownership structure and the

informativeness of accounting earnings in East Asia’, Journal of Accounting and

Economics, 33, pp. 401-425.

40. Fan, J., Wong, T.J. (2005), ‘Do external auditors perform a corporate

governance role in emerging markets? Evidence from East Asia’, Journal of

Accounting Research, 43, pp. 35-72.

41. Feng, X., Hu, N., Johansson, A.C. (2016), ‘Ownership, Analyst Coverage, and Stock

Synchronicity in China’, International Review of Financial Analysis, 45, pp. 79-96.

42. Fernandes, N., Ferreira, M. A. (2008), ‘Does international cross-listing improve

the information environment’, Journal of Financial Economics, 88, pp. 216-244.

43. Fernandes, N., Ferreira, M. A. (2009), ‘Insider trading laws and stock price

44. Ferreira, M. A., Laux, P. A. (2007), ‘Corporate governance, idiosyncratic risk,

and information flow’, Journal of Finance, 62, pp. 951-989.

45. Ferreira, D., Ferreira, M.A., Raposo, C.C. (2011), ‘Board structure and price

informativeness’, Journal of Financial Economics, 99, pp. 523-545.

46. French, K.R., Roll, R. (1986), ‘Stock return variances: The arrival of information

and the reaction of traders’, Journal of Financial Economics, 17(1), pp. 5-26.

47. Gao, P., Wang, Y. (2011), ‘Lack of comovement and property rights protection:

Firmlevel evidence’, Working Paper.

48. Grossman, S. J., Hart, O. D. (1979), ‘A theory of competitive equilibrium in

stock market economies’, Econometrica: Journal of the Econometric Soceity, pp.

293-329.

49. Grossman, S.J. Stiglitz, J.E. (1980), ‘On The Impossibility of Informationally

Efficient Markets’, American Economic Review, 70 (3), pp. 393-408.

50. Gujarati, D.N. (2003), Basic econometrics (4th ed.), Mc Graw-Hill.

51. Gul, F. A., Cheng, L. T. W., Leung, T. Y. (2011), ‘Perks and the informativeness

of stock prices in the Chinese market’, Journal of Corporate Finance, 17, pp. 1410-1429.

52. Gul, F.A., Kim, J.B., Qiu, A.A. (2010), ‘Ownership concentration, foreign

shareholding, audit quality and stock price synchronicity: evidence from China’,

Journal of Financial Economics, 95, pp. 425-442.

53. Haggard, K. S., Martin, X., Pereira, R. (2008), ‘Does voluntary disclosure

improve stock price informativeness?’, Financial Management, 37, pp. 747-768.

54. Hamdi, B.N., Cosset, J. C. (2014), ‘State ownership, political institutions, and

stock price informativeness: Evidence from Privatization’, Journal of Corporate

Finance, 29, pp. 179-199.

55. Hartono, J.(2008), Portfolio Theory and Investment Analysis(Fifth edition),

London: BPFE.

56. Hasan, I., Song, L., Wachtel, P. (2013), ‘Institutional development and stock price

synchronicity: Evidence from China’, BOFIT Discussion papers, 1, pp. 4-38.

57. He, W., Li, D., Shen, J., Zhang, B. (2013), ‘Large foreign ownership and stock

price informativeness around the world’, Journal of International Money and

Finance, 36, pp. 211-230.

58. He, W., Shen, J. (2014), ‘Do foreign investors improve informational efficiency of stock prices? Evidence from Japan’, Pacific-Basin Finance Journal, 27, pp. 32-48.

59. Healy, P.M (1985), ‘The effect of bonus schemes on accounting decisions’,

60. Healy, P. M., Palepu, K. G. (2001), ‘Information asymmetry, corporate disclosure, and the capital markets: A review of the empirical disclosure

literature’, Journal of Accounting and Economics, 31, pp. 405-440.

61. Healy, P. M., Wahlen, J. M. (1999), ‘A review of the earnings management: Literature

and its implications for standard setting’, Accounting Horizons, 13(40), pp. 365-383.

62. Heflin, F., Shaw, K.W. (2000), ‘Blockholder ownership and market liquidity’,

Journal of Financial and Quantitative Analysis, 35, pp. 621-633.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 141 - 165)