Xuấtliên quan đến cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 129 - 133)

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu, tác giả đưa ra một số đề xuất liên quan đến cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết nhằm làm tăng tính thông tin và giảm sự đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam như sau:

Thứ nhất, với các lợi thế của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cải thiện tính thông tin và làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp (nâng cao quản trị rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động, minh bạch trong việc công bố thông tin). Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các thông tin đặc thù của công ty thay vì phụ thuộc lớn vào các thông tin chung của toàn thị trường. Như vậy cần có các chính sách khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chiến lược)

đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài góp phần hạn chế rủi ro của TTCK. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo bởi các qui định pháp lý của nhà nước và thông qua sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giúp giảm sự đồng biến động, tăng tính thanh khoản của thị trường, nâng cao quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết, hoàn thiện các qui định pháp lý liên quan đến sở hữu nước ngoài và giúp cho sự phát triển của TTCK trong dài hạn.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và đồng biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, đối với các công ty có sở hữu vốn của nhà nước cần phải cải thiện môi trường thông tin của công ty, tăng tính minh bạch trong công bố thông tin của công ty để qua đó hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu cũng như phụ thuộc vào biến động chung của thị trường. Ngoài ra, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua lộ trình thoái vốn của nhà nước tại các tập đoàn, các DNNN theo 2 cấp độ: Thứ nhất, thoái vốn ở những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%; Thứ hai, thoái vốn đầu tư ngoài ngành đối với các tập đoàn, DNNN. Sau những thất thoát nghiêm trọng tại nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước, việc kiểm soát chặt chẽ tài sản của nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước đã được sự quan tâm của Trung ương Đảng và sau kết luận số 45- KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ chính trị về

“Thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế, chính sách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước; cơ chế, chính sách bán cổ phần cho người lao động” thì việc kiểm soát vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp được chú trọng.Đến cuối năm 2012 việc thoái vốn tại các DNNN được thể hiện rõ hơn trong kết luận số 50-KL/TW, ngày

29/10/2012 về đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

nhà nước”. Việc thoái vốn và giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước được thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa; tăng tính minh bạch, cải thiện môi trường thông tin của các công ty;thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược vào việc quản trị công ty và cải thiện quản trị công ty của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa và thoái vốn của nhà nước còn chậm. Để thực hiện Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội đã đề ra thì Chính phủ ra Quyết

định 707/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm

là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”, việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước phải đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng vốn cho đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó Chính phủ ban hành Quyết định 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh mục DN mà nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỷ lệ thoái vốn tối

thiểu theo từng năm của DN có vốn Nhà nước giai đoạn 2017-2020. Theo đó nhà nước sẽ thoái vốn 406 DN. Cụ thể năm 2017: 135 DN, năm 2018: 181 DN, năm 2019: 62 DN, năm 2020: 28 DN. Việc đưa ra lộ trình thoái vốn nhà nước tại các DN theo từng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các DN mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN, nâng cao năng lực quản trị công ty tiên tiến theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là quản trị rủi ro để hạn chế tác động của các biến động chung toàn thị trường. Thông qua việc giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp và nâng cao quản trị công ty tại các DNNN sẽ giúp làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Thứ ba, tại thị trường Việt Nam sở hữu của các cổ đông lớn có tác động tích cực là làm tăng tính thông tin giá cổ phiếu và hạn chế biến động đồng bộ giá cổ phiếu so với biến động chung của toàn thị trường. Ngoài ra, chưa xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực trong mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu khi tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nên việc khuyến khích gia tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn là cần thiết tại Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng riêng lẻ của sở hữu cổ đông lớn và sở hữu nước ngoài đó là giúp làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu. Ngoài ra khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu khi kiểm soát thêm ảnh hưởng của cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài thì cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài giúp làm giảm sự đồng biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, cần khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với vai trò là các cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược tham gia vào thị trường Việt Nam. Các công ty niêm yết cần cải thiện môi trường thông tin của công ty, tăng tính minh bạch, tính chính xác, tính kịp thời của thông tin công bố, đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị công ty nhằm thu hút các cổ đông lớnlà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào công ty của mình.

Thứ năm, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu khi kiểm soát thêm ảnh hưởng của cổ đông lớn là sở hữu nhà nước thì cổ đông lớn tác động tích cực, trong khi đó sở hữu nhà nước tác động tiêu cực đến đồng biến động giá cổ phiếu. Như vậy cổ đông lớn là Nhà nước lại làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Bên cạnh đó, một thực tế tại Việt Nam đó là nhiều công ty niêm yết trên TTCK có nguồn gốc từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối hay khá nhiều công ty mà cổ đông lớn là do Nhà nước sở hữu. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và thực trạng của TTCK Việt Nam cần phải đẩy nhanh việc thoái vốn và giảm dần tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế đồng biến

động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.

5.2.2 Đề xut t kết qu nghiên cu các biến kim soát thuộc đặc thù ca công ty

Theo kết quả nghiên cứu thì những công ty có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách lớn, lợi nhuận trên tổng tài sản cao và tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu cao thì cổ phiếu của công ty ít biến động đồng bộ với biến động của thị trường hay có thể hiểu tính thông tin trong giá cổ phiếu của công ty cao và biến động trong giá cổ phiếu của công ty do các thông tin thuộc về đặc thù của công ty gây ra và ít chịu tác động bởi các thông tin chung của toàn thị trường. Vì vậy, trong hoạt động điều hành và quản lý công ty thì ban quản lý công ty nên chú trọng đến ảnh hưởng của các tỷ số trên đểtăng tính thông tin trong giá cổ phiếu của công ty và hạn chế đồng biến động giá của công ty trên thị trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những công ty có qui mô công ty (giá trị vốn hóa thị trường) lớn, tính thanh khoản cổ phiếu cao và tính bất ổn định lợi tức cổ phiếu lớn thì biến động của giá cổ phiếu dễ biến động đồng bộ với biến động chung của thị trường.

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến đồng biến động giá cổ phiếu

STT Giả thuyết nghiên cứu Kết quả

1 Qui mô công ty của các công ty niêm yết có

mối quan hệ thuận chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value <0.01

2 Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của

các công ty niêm yết có mối quan hệ ngược chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value <0.01

3 Tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết có mối quan hệ thuận chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value <0.01

4 Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu các công ty niêm

yết có mối quan hệ ngược chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value < 0.01

5 Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu của các

công ty niêm yết có mối quan hệ thuận chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value < 0.01 khi đo bằng β và P-value < 0.1 khi đo bằng 

6 Hệ số đòn bẩy của các công ty niêm yết có

mối quan hệ ngược chiều với SYNCH

Không có ý nghĩa thống kê

7 Lợi nhuận trên tổng tài sản của các công ty niêm

yết có mối quan hệ ngược chiều với SYNCH

Được khẳng định với mức ý nghĩa thống kê là P-value < 0.01 khi đo bằng β

Như vậy, ảnh hưởng của các biến thuộc về đặc thù công ty đối với đồng biến động giá cổ phiếu là một chỉ dấu quan trọng giúp nhà quản trị trong điều hành hoạt động của công ty để tận dụng ảnh hưởng của các thông tin tích cực thị trường hay hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thông tin chung thị trường và tăng việc phản ánh các thông tin tích cực của công ty vào trong giá nhằm gia tăng tính thông tin giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)