Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 78)

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu thông qua phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến SYNCH, thì cần phải đo lường mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam và xem xét tác động của biến cấu trúc sở hữu và các biến kiểm soát thuộc về đặc thù của công ty (thường ít biến động theo thời gian) đến đồng biến động giá cổ phiếu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và phân tích khoảng trống nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK. Mô hình nghiên cứu được xây dựng nhằm xem xét ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, xem xét liệu rằng có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam hay không? Phân tích ảnh hưởng của các biến kiểm soát thuộc đặc thù công ty đến đồng biến động giá cổ phiếu. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, khung phân tích được xây dựng dựa trên tổng quan nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu có thể được thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Mô hình 1: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến SYNCH trên thị trường chứng khoán.

Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc sở hữu và các nhân tố thuộc về đặc thù của công ty đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Dựa trêntổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, các biến nghiên cứu được xác định dựa trên các nghiên cứu trước (Jiang & Kim, 2004;Brockman & Yan, 2009; Gul và cộng sự, 2010; Hasan và cộng sự, 2013; He và cộng sự, 2013; He & Shen, 2014; Hamdi & Cosset, 2014; Lin và cộng sự, 2015;Đặng Tùng Lâm, 2016). Tác giả thực hiện phân tích để xem xét ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc sở hữu đến SYNCH dựa trên mô hình hồi qui với dữ liệu bảng như sau: , , -1 , -1 , j Synch a CTSH Controls i t = +  i t + j i t +n+t +i t (3) Trong đó:

- Synchi là biến đồng biến động giá cổ phiếu của công ty i được đo lường bởi

hoặc giá trị β (Beta);

- CTSH là biến cấu trúc sở hữu. Trong đó biến cấu trúc sở hữu được cụ thể như sau:

Cấu trúc sở hữu:

-Sở hữu Nhà nước

-Sở hữu cổ đông lớn

-Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài

-Sở hữu cổ đông nhỏ

-Sở hữu nhà đầu tư trong nước

Biến kiểm soát:

-Qui mô công ty (MV)

-Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MB)

-Hệ số đòn bẩy (LEV)

-Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

-Giao dịch cổ phiếu (Turnover)

-Tính bất ổn định của lợi tức (StdRet)

-Tỷ suất lợi tức năm (Ret12)

Đồng biến động giá cổ phiếu Giải pháp hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu

(1): Sở hữu Nhà nước (SHNN) (2): Sở hữu cổ đông lớn (CĐL) (3): Sở hữu cổ đông nhỏ (CĐN)

(4): Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) (5): Sở hữu của nhà đầu tư trong nước (NĐTTN)

- Controlsi là các biến kiểm soát đặc thù của công ty i. Các biến kiểm soát được

xác định dựa trên các nghiên cứu trước (Piotroski & Roulstone, 2004; Chan &Hameed, 2006; Ferreira & Laux, 2007; Fernandes & Ferreira, 2008; Hamdi & Cosset, 2014) bao gồm:

+ Qui mô công ty (MV)

+ Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MB) + Hệ số đòn bẩy (LEV)

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty (ROA) + Giao dịch cổ phiếu (Turnover)

+ Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu (StdRet) + Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu (Ret12). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại một quốc gia cụ thể. Do đó tác giả thiết kế nghiên cứu theo hướng cố định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô, những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô mà ít thay đổi theo thời gian như: môi trường thể chế, chính sách pháp luật,… được tác giả lượng hóa

trong giá trị a(hệ số chặn) của mô hình và những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và

thay đổi theo thời gian như: lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,… được tác giả lượng hóa trong giá trị

t

 của mô hình. Mô hình nghiên cứu ở trên cũng bao

gồm ảnh hưởng cố định ngành (

n

 ) và ảnh hưởng cố định năm (

t

 ) nhằm kiểm soát tác

động chi phối của ngành và năm lên ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến SYNCH. Tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình với giá trị trễ (lagged) nhằm hạn chế ảnh hưởng theo chiều ngược lại của biến đồng biến động giá cổ phiếu đến biến cấu trúc sở hữu.

Đối với dữ liệu tài chính dạng bảng thì thường xuất hiện hiện tượng tương quan chéo (Cross-correlation) và hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) của các biến trong mô hình. Khi xuất hiện tương quan giữa các biến thì sai số chuẩn tính theo cách thông thường sẽ bị chệch và tạo ra giá trị thống kê t (t-statistics) không chính xác (Petersen, 2009). Để khắc phục vấn đề này, tác giả sử dụng sai số chuẩn robust

(Robust standard errors) để khắc phục hiện tượng phương sai không đồng nhất (Heteroskedasticity) và ước lượng sai số chuẩn theo cụm từng công ty (Firm-level

clustered standard errors) để khắc phục vấn đề tự tương quan khi tính giá trị thống kê t

theo phương pháp của Petersen (2009).

Mô hình 2: Xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu.

Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng thì sẽ làm giảm đồng biến động giá cổ phiếu và mối quan hệ này là tuyến tính. Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn tăng lên đến một ngưỡng nhất định thì làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại trong mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và SYNCH. Bên cạnh quan hệ tuyến tính thì liệu rằng có xuất hiện sự thay đổi chiều tác động của cổ đông lớn đến SYNCH tại TTCK Việt Nam khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó hay không? Trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu, các biến nghiên cứuvề mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu được xác định dựa trên các nghiên cứu trước (Brockman & Yan, 2009; Gul và cộng sự, 2010; Đặng Tùng Lâm, 2016). Tác giả xây dựng mô hình để xem xét liệu rằng có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn đến SYNCH như sau:

2 , 1 , 1 , 0 1 i t 2 i t , 1 , i t j Controls j i t n t i t CĐL CĐL Synch − −  + + + − + =  +   + (4) Trong đó:

- CĐLi,t : là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn của cổ phiếu i vào đầu năm t

- CĐL2

i,t : là giá trị bình phương của tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn của cổ

phiếu i vào đầu năm t

- Controlsi là các biến kiểm soát đặc thù của công ty. Như đã mô tả ở mô hình

(3) ở trên.

- Ảnh hưởng cố định ngành (n) và ảnh hưởng cố định năm (t)

Mô hình 2 cũng được xử lý các vấn đề liên quan đến hiện tượng tương quan chéo và hiện tượng tự tương quan tương tự như mô hình 1. Các biến vĩ mô cũng được kiểm soát cố định theo phương pháp giống mô hình 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 78)