Giả thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố đặc thù của công tyvà đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 75)

các cổ đông lớn gia tăng, nhưng nó bắt đầu tăng khi tỷ lệ này tiếp tục tăng vượt quá một mức nhất định.

3.2.2 Giả thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố đặc thù của công ty và đồng biến động giá cổ phiếu biến động giá cổ phiếu

(1) Qui mô công ty (MV)

Nhà đầu tư quan tâm đến biến động giá của các công ty có qui mô công ty (giá trị vốn hóa) trên thị trường lớn và nó là chỉ dấu quan trọng để phản ánh xu hướng biến động của thị trường, ngoài ra sự khác nhau trong môi trường thông tin của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Các công ty mà có giá trị vốn hóa trên thị trường lớn thì sự biến động giá cổ phiếu của công ty thường có xu hướng dẫn dắt thị trường và có ảnh hưởng lớn đến biến động chung của toàn thị trường, từ đó gây nên sự đồng biến động giá cổ phiếu cao (Piotroski & Roulstone, 2004; Ferreira & Laux , 2007; Fernandes & Ferreira, 2008; Brockman & Yan, 2009; Gul và cộng sự, 2010; Hamdi& Cosset, 2014). Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa qui mô công ty và đồng biến động giá cổ phiếu như sau:

H5: Qui mô công ty của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ thuận chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

(2) Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MB)

Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách là một tỷ số tài chính quan trọng phản ánh tình hình tài chính của công ty và được các nhà đầu tư quan tâm khi phân tích và lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách phản ánh sự phát triển của công ty và các công ty có nhiều cơ hội phát triển thì biến động giá cổ phiếu phán ánh nhiều hơn các thông tin thuộc về công ty, làm tăng tính thông tin và qua đó hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu (Piotroski & Roulstone, 2004; Ferreira & Laux , 2007; Fernandes & Ferreira, 2008; Beuselink & cộng sự, 2010; Gul và cộng sự, 2010;

Hasan và cộng sự, 2013). Giả thuyết về mối quan hệ giữa giá trị thị trường trên giá trị

sổ sách và đồng biến động giá cổ phiếu là:

H6: Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các công ty có giao dịch cổ phiếu lớn thì ít biến động đồng bộ với biến động thị trường (Gul và cộng sự, 2010; Hasan và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng các công ty có khối lượng giao dịch cổ phiếu lớn hay tính thanh khoản cổ phiếu cao thường có xu hướng biến động đồng bộ với biến động thị trường (Brockman & Yan, 2009; He và cộng sự, 2013; Hamdi & Cosset, 2014). Tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tồn tại hiện tượng đầu tư theo tâm lý đám đông, hiện tượng bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư. Do đó, các cổ phiếu có giao dịch cổ phiếu lớn thì biến động giá cổ phiếu chịu tác động lớn bởi các thông tin chung toàn thị trường. Vì vậy, trong nghiên cứu này, giả thuyết về mối quan hệ giữa giao dịch cổ phiếu (tính thanh khoản cổ phiếu) và đồng biến động cổ phiếu là:

H7: Tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ thuận chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

(4) Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu (Ret12)

Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu là một chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích và lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Các công ty có tỷ suất lợi tức năm cao thì biến động giá cổ phiếu là do các thông tin thuộc về công ty gây ra và hạn chế sự biến động đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường (He và cộng sự, 2013; Dang, Moshirian & Zhang, 2015).

H8: Tỷ suất lợi tuất năm của cổ phiếu các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

(5) Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu (StdRet)

Các công ty mà có sự bất ổn định trong tỷ suất lợi tức thì giá cổ phiếu dễ biến động đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường và tính thông tin trong giá cổ phiếu thấp hay đồng biến động giá cổ phiếu cao (He và cộng sự, 2013; Dang, Moshirian & Zhang, 2015).

H9: Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ thuận chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

(6) Hệ số đòn bẩy (LEV)

Hệ số đòn bẩy phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty nhằm tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính để gia tăng mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu thực nghiệm (Ferreira & Laux, 2007; Fernandes & Ferreira, 2008; He và cộng sự, 2013;

Hamdi & Cosset, 2014) cho thấy rằng các công ty có hệ số đòn bẩy cao giúp làm tăng tính thông tin trong giá cổ phiếu và qua đó hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

H10: Hệ số đòn bẩy của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

(7) Lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty (ROA)

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty, các công ty có ROA cao thì giá cổ phiếu có xu hướng có tính thông tin cao và hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu (Gul, Cheng & Leung, 2011). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa ROA và đồng biến động giá cổ phiếu (Piotroski & Roulstone, 2004; Lin, Karim & Carter, 2015). Nghiên cứu của Hamdi & Cosset (2014) thì cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận cao thì ít thông tin được phản ánh trong giá cổ phiếu và làm gia tăng đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng các công ty niêm yết tại Việt Nam có ROA cao sẽ phản ánh nhiều hơn các thông tin đặc thù của công ty vào trong giá cổ phiếu, qua đó làm tăng tính thông tin và hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu sẽ là:

H11: Lợi nhuận trên tổng tài sản của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mối quan hệ ngược chiều với đồng biến động giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)