Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 96)

Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan

Biến Beta Ψ SHNN NĐTNN NĐTTN CĐL CĐN MV MB LEV ROA Turnover StdRet Ret12

Beta 1.0000 Ψ 0.6872 1.0000 SHNN -0.0702 0.0358 1.0000 NĐTNN -0.0923 0.0359 -0.2284 1.0000 NĐTTN 0.1158 -0.0562 -0.8509 -0.3046 1.0000 CĐL -0.0454 -0.0749 -0.1314 0.0459 0.1035 1.0000 CĐN 0.0563 0.0312 -0.0863 -0.0174 0.0932 -0.0103 1.0000 MV 0.0038 0.1076 -0.0678 0.5252 -0.2129 0.0705 -0.0120 1.0000 MB -0.2889 -0.2014 0.0928 0.2260 -0.2083 0.0557 -0.0290 0.5380 1.0000 LEV 0.0687 0.0858 0.1174 -0.0325 -0.0981 -0.0126 -0.0299 0.1768 -0.0204 1.0000 ROA -0.2204 -0.0486 0.1198 0.2117 -0.2289 -0.0253 -0.0133 0.1990 0.3205 -0.2034 1.0000 Turnover 0.4489 0.3882 -0.2265 -0.0826 0.2641 -0.0410 0.1670 -0.0642 -0.2319 -0.0523 -0.0335 1.0000 StdRet 0.2997 0.2043 -0.0099 -0.1214 0.0734 -0.0241 0.0089 -0.2298 -0.1636 -0.0112 -0.0335 0.2822 1.0000 Ret12 -0.0321 -0.1782 -0.0116 0.0228 0.0006 0.0163 0.0078 0.0403 0.1011 0.0000 0.1647 0.1426 -0.0756 1.0000

Nguồn: Tính toán dựa trên Stata

Bảng 4.9 trình bày ma trận hệ số tương quan Pearson giữa các biến trong nghiên cứu. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến cho thấy, cả hai biến đo lường đồng biến động giá cổ phiếu, BetaΨ, có tương quan cao với nhau với giá trị là 0,6872. Biến SHNN và biến NĐTTN có tương quan cao với nhau (-0,85), nhà đầu tư trong nước bao gồm cả sở hữu của nhà nước nên 2 biến này có tương quan cao với nhau. Tương quan giữa các biến độc lập còn lại đại diện cho cấu trúc sở hữu (SHNN,

NĐTNN, CĐL, CĐN) là thấp nên có thể loại bỏ khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi qui. Tương quan giữa các biến kiểm soát trong mô hình thì biến giá trị vốn hóa thị trường của công ty và biến giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tương quan tương đối cao (0,538); các biến kiểm soát còn lại nhìn chung có tương quan thấp với nhau. Tương quan giữa biến độc lập và biến kiểm soát thì biến NĐTNN và biến giá trị vốn hóa thị trường của công ty (MV) có tương quan tương đối cao (0,525); tương quan giữa biến độc lập và các biến kiểm soát còn lại tương đối thấp. Như một quy tắc theo kinh nghiệm, đa cộng tuyến không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu hệ số tương quan giữa hai biến độc lập nhỏ hơn 0.8 (Gujarati, 2003).

Các biến đo lường tỷ lệ sở hữu nhà nước (SHNN), sở hữu cổ đông lớn (CĐL) có mối tương quan âm với biến đồng biến động giá cổ phiếu trên cả 2 cách đo lường

(đo lường bằng β và ). Trong khi đó biến sở hữu cổ đông nhỏ (CĐN) có tương quan

dương với biến đồng biến động giá cổ phiếu cả 2 cách đo lường. Biến nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) có tương quan âm với đồng biến động giá cổ phiếu khi đo lường bằng

; ngược lại tương quan dương khi đo lường bằng hệ số β. Biến sở hữu nhà đầu tư

nước ngoài (NĐTNN) có tương quan âm với đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường

bằng β); ngược lại tương quan dương khi đo bằng .

Các phân tích ở trên cho thấy một cách tổng quan về mối quan hệ tương quan giữa các biến và mối quan hệ về giả thuyết nghiên cứu giữa biến cấu trúc sở hữu, biến kiểm soát và biến đồng biến động giá cổ phiếu trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)