Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Những yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chính sách dành cho giáo dục viên và học viên tại cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội

Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn là cơ sở pháp lý quy định các hoạt động quản

lí trong cơ sở.

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân. [8]

Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân. [9]

Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 về phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Quyết định số 19/QĐ-LĐTBXH ngày 09/01/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lí sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015”.

Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”.

Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.

Đối với học viên: học viên cai nghiện theo Quyết định 12/2013/QĐ-UBND: 30.000 đồng/người/ngày; học viên sau cai nghiện theo Quyết định 13/2014/QĐ- UBND: 15.000 đồng/người/ngày; cai nghiện trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Thông tư số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH: 40.000 đồng/người/ngày; Trang cấp: 400.000 đồng/người/năm hoặc một lần chấp hành quyết định (dưới 01 năm); Hoạt động văn thể: 50.000 đồng/người/năm; Tiền điện, nước sinh hoạt: 80.000 đồng/người/tháng; Tiền thuốc chữa bệnh thông thường có BHYT: 25.748 đồng/người/tháng; Trang cấp theo Quyết định số 66/2017/QĐ-UBND ngày

20/12/2017 - 0,9 lần mức lương cơ sở/người/năm… Hiện nay HV tại các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội đang thực hiện cai nghiện theo Nghị định 221-NĐ/CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…

Đối với các giáo dục viên, cán bộ quản lí: được nhà nước chăm lo rất chu đáo về chế độ đặc thù được trợ cấp độc hại theo Quyết định 99/2001/QĐ-UB; 189/2003/QĐ- UB; 122/2007/QĐ-UBND; Trợ cấp xa Thành phố theo Quyết định 99/2001/QĐ-UB: 300.000 đồng/người/tháng; Phụ cấp theo Thông tư 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH: Công văn 2939/UBND-VX ngày 01/6/2015; Phụ cấp thu hút đặc thù theo Quyết định 61/2009/QĐ-UBND; Trợ cấp theo trình độ theo Quyết định 45/2005/QĐ-UB; Phụ cấp ưu đãi nghề theo Quyết định 87/2009/QĐ-UBND: Tỷ lệ % x (Lương + Phụ cấp); Phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP: Tỷ lệ % x (Lương + Phụ cấp); Trợ cấp theo trình độ theo Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 (Thay thế Quyết định 45/2005/QĐ-UB); Trợ cấp độc hại lây nhiễm cao theo Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND (Thay thế Quyết định 99/2001/QĐ-UB; 189/2003/QĐ-UB; 122/2007/QĐ-UBND); thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 03/2018/NQ-HDND…

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn đã đề ra định hướng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo đúng Nghị quyết hoạt động của Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết hoạt động của Chi bộ. Đảm bảo cho các học viên được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định.

Với những chủ trương, chính sách như trên, trong những năm qua, Cơ sở đã tổ chức nhiều loại hình sinh hoạt thiết thực và bổ ích, nhiều hoạt động mang tính giáo dục pháp luật cao, rèn luyện cho học viên trở thành những công dân tốt cho xã hội khi trở về gia đình, hội nhập cộng đồng; trang bị cho các bạn học viên những kỹ năng sống cấp thiết, những hiểu biết và kiến thức căn bản trong học vấn và nghề nghiệp.

1.5.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội

Giám đốc Cơ sở có trách nhiệm quản lí, điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ quan và việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ viên chức – người lao động thuộc quyền quản lí theo quy định của pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc, phụ trách các mảng công tác của 6 phòng chức năng, 5 khu quản lí học viên, người bảo trợ xã hội. Các phòng chức năng dựa trên nhiệm vụ được phân công của mình triển khai kế hoạch công tác trong năm và có trách nhiệm báo cáo Giám đốc công tác thực hiện của mình theo tháng, quý, năm. Giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng, quý và năm của Cơ sở,

đảm bảo mục tiêu đề ra của Cơ sở là đảm bảo công tác tiếp nhận học viên, đảm bảo các điều kiện cho học viên phát triển tốt (dinh dưỡng, chổ ở, sức khỏe ), đảm bảo luôn có đủ đội ngũ giáo dục viên – tham vấn – quản lí chuyên môn năng động, nhiệt tình, trực tiếp chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn các học viên trong sinh hoạt, học tập; tạo cho các học viên một nếp sống có kỷ luật, ngăn nắp, trật tự, rèn luyện đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, tác phong, từ bỏ thói hư tật xấu, biết sống tốt và sống khỏe; tổ chức các lớp học nghề, hướng nghiệp, tạo thói quen tốt trong lao động .

Bên cạnh đó, Cơ sở còn có chủ trương động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ theo học các lớp từ Trung cấp trở lên, có chuyên ngành phù hợp với công việc đang làm, cử công chức, viên chức tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Những công chức viên chức – người lao động sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đều đáp ứng tốt yêu cầu công việc, nhờ vậy chất lượng, hiệu quả hoạt động của các phòng ban đã tăng hơn nhiều so với trước. Vì vậy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học viên luôn đạt hiệu quả cao, giúp hoạt động của Cơ sở ngày càng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Sở giao.

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục pháp luật cho học viên

Các đơn vị cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội cần đảm bảo tốt cơ sở vật chất trong công tác quản lí, điều trị phục hồi sức khoẻ và giáo dục học viên. Trước hết trong công tác quản lí các khu quản lí trực tiếp học viên cần đầy đủ về phòng ăn, ở, các vật chất được trang cấp đảm bảo sinh hoạt cho học viên. Mỗi khu quản lí học viên cần có hệ thống tường bao, camera giám sát an ninh… để thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự đơn vị, từ đó mới thực hiện tốt công tác giáo dục học viên. Muốn công tác giáo dục cho học viên đạt hiệu quả cao cần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng, nên trong các điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ giáo dục pháp luật cần phải kể đến các khu bệnh xá, các thiết bị y tế khám chữa bệnh cho học viên.

Bên cạnh đó để làm tốt công tác giáo dục các cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội cần đảm bảo có khu dạy văn hoá, nghề riêng. Đối với hình thức dạy sinh hoạt cộng đồng phải có phòng học cùng các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cho học viên như: bàn, ghế, ti vi, máy chiếu… Để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật các khu quản lí học viên cần có hệ thống loa phát thanh hàng ngày, cùng các loại sách báo liên quan để nâng cao kiến thức về pháp luật cho học viên.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)