7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là lực lượng trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục và quản lí giáo dục cho học viên. Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lí giáo dục, của người giáo dục viên thông thường, đội ngũ này cần phải có những năng lực chuyên sâu về giáo dục pháp luật và năng lực chuyên biệt về giáo dục cho học viên cai nghiện ma túy.
Trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và của đội ngũ giáo dục viên cho phép họ đề xuất các ý tưởng về nội dung, phương pháp tổ chức quản lí giáo dục thích hợp với đối tượng học viên. Trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và của đội ngũ giáo viên là điều kiện để họ phát hiện, nắm bắt điều khiển các hoạt động của học viên. Mặt khác, trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức, nhân cách của đội ngũ này còn là phương tiện tác động vào chính bản thân người học như những tấm gương trực quan về giáo dục.
1.5.2.2. Học viên tại các cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội
Học viên tại các cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội là những người nghiện ma túy bị xử phạt hành chính theo Nghị định 221/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2013 về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Người đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma tuý, dưới tác dụng của ma tuý toàn bộ các moocphin nội sinh cho cơ thể con người bình thường đã bị tiêu diệt và thay thế bằng moocphin ngoại sinh (là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp) khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Trong quá trình cai nghiện bắt buộc, cắt cơn, chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ và trong thời gian sau cai, nhiều người có sức khoẻ nhưng thiếu ý chí vươn lên làm lại cuộc đời. Phần lớn đối tượng có trình độ văn hóa thấp, độ tuổi lại đa dạng, một số có biểu hiện loạn thần do đã sử dụng ma tuý tổng hợp. Họ không có hứng thú học văn hoá và cũng không thích học nghề và đó là trở ngại không nhỏ cho công tác giáo dục dạy nghề nói chung và giáo dục pháp luật tại cơ sở nói riêng.
Tiểu kết Chương 1
Hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động giáo dục học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có vai trò quan trọng trong quản lí xã hội, góp phần hình thành phẩm chất nhân cách của mỗi con người, vì vậy, hoạt động giáo dục pháp luật luôn thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây là cơ sở lý luận để tác giả luận văn kế thừa, xây dựng khái niệm hoạt động giáo dục pháp luật, quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội. Chương 1 luận văn đã xác định 6 nội dung giáo dục và quản lí giáo dục pháp luật cho học viên; 2 nhóm nhân tố tác động đến quản lí
hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội. Việc phân tích làm rõ khái niệm giáo dục pháp luật, nội dung giáo dục pháp luật và quản lí giáo dục pháp luật và các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động giáo dục pháp luật là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI
PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH